Thời gian và không gian trong tranh vẽ (P.3): Không gian mô phỏng

23/12/21, 13:02 Không đặt tên

Giới học thuật xếp hội họa vào loại hình nghệ thuật không gian. Trong hội họa truyền thống phương Tây, người nghệ sĩ vận dụng thành thục các thủ pháp mỹ thuật khác nhau để mô tả chính xác sự biến hóa về ánh sáng của vật thể, đồng thời có thể tạo ra hình ảnh không gian và hình ảnh lập thể trên một mặt phẳng, giống như một vật thể ba chiều trong thế giới thực được chiếu trên mặt phẳng 2 chiều. 

Bức tranh miêu tả Thánh Ignazio ở Thiên quốc được Chúa Jesus và Đức Mẹ nghênh đón, các Thần đại biểu cho Tứ Đại Châu vây quanh. (Ảnh: ABOUT ART ON LINE)

So với nghệ thuật thính giác kéo dài thời gian như âm nhạc mà nói, mọi người thường có xu hướng nghĩ rằng bức tranh biểu trưng cho cảnh tĩnh hoặc cảnh nhất thời; từ góc độ không gian, muốn biểu hiện cảnh tượng của nhiều đại thiên thế giới và tư tưởng sâu sắc của văn hóa thần truyền trên một mặt phẳng hai chiều thì quả là không dễ dàng. Hôm nay, chúng ta sẽ nghiên cứu một chút về tri thức đằng sau nghệ thuật hội họa và thời gian, không gian này.

Không gian mô phỏng

Các cảnh tượng được thể hiện trong bức tranh thực ra là một loại mô phỏng của không gian trực quan, được xây dựng trên cơ sở thị giác hiện có của con người, nhưng không hoàn toàn sao chép mọi thứ trong thực tế.

Bất cứ ai có kinh nghiệm trong vẽ tranh đều biết rằng cho dù đó là phác thảo hay trau chuốt các nếp gấp trên y phục, hoặc xử lý và điều chỉnh các chi tiết của đối tượng, sẽ có sự khác biệt nhất định giữa tác phẩm đã hoàn thành với đối tượng hoặc hình mẫu thực tế. Đó là do yếu tố chủ quan của người họa sĩ đã tham dự vào hoạt động nghệ thuật. Không chỉ vậy, não bộ của con người thậm chí có thể tiến hành xử lý một cách tự động đối với một số hiện tượng khách quan.

Chẳng hạn lấy ví dụ về màu sắc để mọi người hiểu rõ. Trong loạt bài “Sắc thái học và văn hóa tu luyện”, tác giả trong lúc giới thiệu cho bạn một số loại lý thuyết màu sắc đã nói về một màu gọi là Magenta (màu cánh sen), thuộc về loại màu đỏ pha sắc tím. Nhưng loại màu sắc này lại tương đối đặc biệt, không giống như màu mà mọi người có thể nhận biết như “đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím”, mà sự khác biệt nằm ở chỗ màu sắc này lại do bộ não con người tự động tổng hợp ra, hoàn toàn không có vị trí trong quang phổ thực tế.

Chúng ta trước tiên hãy xem một chút về quang phổ của ánh sáng trắng:

Bản đồ quang phổ ánh sáng. (Ảnh: SMEQ)

Mọi người có thể thấy, dải quang phổ từ đỏ đến tím, bao gồm các bước sóng từ 400 nm (4 x 10 -7 m, màu tím) đến 700 nm (7 x 10 -7 m, màu đỏ), thuộc về phổ bức xạ điện từ mà mắt người nhìn thấy được, cũng tương đương với màu sắc mà mắt người có thể nhìn thấy. Còn vượt qua bên phải của màu đỏ (tia hồng ngoại) hay bên trái của màu tím (tia cực tím/tử ngoại) thì mắt thường không thể nhìn thấy (ngoại trừ những người có công năng đặc dị). Vì vậy, trong quang phổ ánh sáng, màu đỏ và màu tím nằm ở 2 thái cực không liên hệ gì đến nhau.

Tuy nhiên, thông qua nghiên cứu sắc thái học, người ta đã phát minh ra vòng tròn màu. Căn cứ vào quang phổ của ánh sáng, đoạn từ tím đến đỏ trong vòng tròn màu vốn phải là khoảng không, bởi vì trong dải quang phổ, màu tím và đỏ căn bản không liền kề, nhưng cũng giống như người tu luyện bắc cầu khi thông chu thiên vậy, mọi người tự chủ thêm vào một đoạn màu sắc, nối liền đầu đuôi của nó với nhau tạo thành vòng tròn. Điều này có nghĩa là một phần nhỏ của vòng tròn màu có tính chất khác với các bộ phận khác: Trong quang phổ, mỗi một màu đều có bước sóng và tần số riêng, nhưng tất cả các màu tím đỏ hoặc đỏ tím lại không có, vì chúng không tồn tại trong quang phổ.

Vòng tròn màu được nhà tự nhiên học người Áo Ignaz Schiffermüller vẽ vào năm 1772. (Ảnh: Stringfixer)

Như vậy, màu đỏ tím này từ đâu mà có? Lẽ nào là do mọi người tưởng tượng ra? Quả là có chút ý tứ này, nhưng cũng không phải là tưởng tượng vô căn cứ. Nói một cách đơn giản, con người sở dĩ có thể nhìn thấy loại màu sắc này là vì mắt người đã đồng thời thấy được cả hai bước sóng ánh sáng khác nhau là xanh tím và đỏ trong quang phổ. Và khi mắt người đồng thời thu được bước sóng của 2 loại ánh sáng nhìn thấy được, dây thần kinh thị giác và não của con người đã tự động xử lý 2 bước sóng ánh sáng, kết hợp hai màu sắc thành màu đỏ tím.

Sơ đồ lý thuyết vòng tròn màu không khép kín, hai màu đỏ tím/ tím đỏ ở trên cùng không có bước sóng riêng từ 420nm đến 700nm và được đặt ngoài phạm vi của các nhóm màu trong quang phổ khả kiến. (Ảnh: Epoch Times)

Như vậy có thể thấy, bộ não con người có thể tự động thực hiện những phán đoán khác với tình huống thực tế, thậm chí ngay cả cảm giác cũng không hoàn toàn bị giới hạn trong trạng thái vật lý của không gian thực tế. Do đó, bức tranh có thể hiển thị các tình huống không gian khác thông qua mô phỏng hoàn cảnh, kết cấu, sắc thái, sáng tối và các yếu tố khác. Trên thực tế, cách tiếp cận này tương đối phổ biến, các tác phẩm miêu tả về Thần và Thiên quốc chính là ví dụ điển hình nhất.

Từ xưa đến nay, con người vẫn thường vẽ tranh miêu tả Thần. Kết hợp với các ghi chép trong lịch sử, văn học và các lĩnh vực khác, nhân loại ở thời kỳ văn minh đã hình thành một cách nhận thức hình tượng. Ví dụ, một bức tranh có vẽ những đám mây, trên mây là các nhân vật mặc trang phục truyền thống, thần thái trang nghiêm, hình tượng đẹp đẽ, quanh thân tỏa sáng. Khán giả về cơ bản sẽ hiểu rằng bức tranh biểu thị về Thần hoặc các sinh mệnh cao tầng.

Đối với việc biểu hiện không gian thần thánh cũng có thể thông qua các thủ pháp tương tự, chẳng hạn hình ảnh trên bầu trời sẽ sử dụng thủ pháp vẽ đám mây, thay đổi màu sắc hay xuyên thấu để tạo ra không gian khác, nhằm đạt được hiệu quả chồng chéo không gian. Ví dụ như bức tranh phía dưới.

Bức tranh “Sự Thăng Thiên của Đức Mẹ Đồng Trinh” (Assunzione della Vergine) của họa sĩ Florence Francesco Botticini, được vẽ từ năm 1475 đến năm 1476. (Ảnh: Wikioo)

Trong tác phẩm này, sau khi mở quan tài của Maria, mọi người đã rất ngạc nhiên khi thấy rằng bên trong không có bất kỳ di hài nào, mà tràn đầy hoa bách hợp tượng trưng cho sự thánh khiết thuần tịnh. Cùng lúc đó, thánh Maria đã bay lên Thiên đường, xung quanh là các Thiên thần. 

Từ phản ứng của mọi người trong bức tranh có thể thấy được, hầu hết mọi người bên dưới đều không thể nhìn thấy không gian bên trên, vì vậy hai phần trên và dưới đều không thuộc về cùng một không gian. Loại thủ pháp biểu đạt người và Thần cùng tồn tại trên một bức ảnh là rất phổ biến trong hội họa phương Tây.

Ngoài những phương pháp này, các họa sĩ còn có thể từ góc độ ánh sáng để biểu hiện một số hiệu ứng thị giác đặc biệt. Chẳng hạn như họa sĩ nổi tiếng người Đan Mạch Carl Bloch trong tác phẩm “Người chăn cừu và Thiên Thần” (The Shepherds and the Angel) đã thông qua sự thủ pháp sáng tối để biểu thị sự thù thắng trang nghiêm và trạng thái thân thể cao năng lượng của Thiên Thần, để người xem chỉ cần nhìn qua cũng có thể biết đây là sinh mệnh trên thiên thượng.

Bức tranh sơn dầu “The Shepherds and the Angel” của họa sĩ người Đan Mạch Carl Bloch, được vẽ vào năm 1879. (Ảnh: Stringfixer)

Từ xưa đến nay, một trong những mục tiêu cơ bản của hội họa chính là vẽ về Thần và Thiên quốc; giới mỹ thuật hàng ngàn năm qua cũng đã tích lũy được không ít kinh nghiệm, cho nên phương thức biểu thị không gian khác trong hội họa là vô cùng phong phú. 

Mặc dù các họa sĩ không thể sử dụng màu sắc cấp độ phân tử để biểu thị sự tinh khiết, hoàn mỹ, huy hoàng tráng lệ của Thần và Thiên quốc, nhưng dựa vào kỹ xảo và kinh nghiệm truyền thống, cũng có thể thông qua việc miêu tả không gian Thần thánh để thức tỉnh thiện niệm và Phật tính của con người, làm cho nghệ thuật trở thành phương tiện giúp nhân tâm được thăng hoa và câu thông với cảnh giới thánh khiết.

Tác giả: Arnaud H.

Tuệ Tâm (Theo Epoch Times)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

    Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

    Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

    Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

  • Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

    Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này