1001 kiểu dùng smartphone “bá đạo” của người Trung Quốc

20/08/15, 07:15 Tin Tổng Hợp
Dưới đây là 5 điều khiến Trung Quốc trở thành người dùng thông minh nhất.

Dưới đây là 5 điều khiến Trung Quốc trở thành người dùng thông minh nhất.

Dân Mỹ là những người đầu tiên trên thế giới được sở hữu các thiết bị mới của Apple, nhưng chính ở Trung Quốc, những người dùng mới tận dụng tối đa các tính năng tuyệt vời của chiếc điện thoại thông minh.

Người dùng công nghệ ở Trung Quốc thậm chí tìm ra một mô hình kinh doanh để tải về hợp pháp và miễn phí các tập phim ăn khách của bộ phim truyền hình “Game of Thrones” (Trò chơi vương quyền) trên điện thoại của họ.

Tại sao người dùng Trung Quốc lại có thể sử dụng điện thoại thông minh hiệu quả nhất (Ảnh: China Foto Press/Wall Street Journal)

Lợi thế của Trung Quốc là gì? Công nghệ ở đó rẻ hơn, giúp việc đổi điện thoại dễ dàng hơn. Đó cũng là quốc gia đông người dùng internet nhất thế giới, 649 triệu người, 86% là qua điện thoại, tạo ra một cơ sở khổng lồ cho các ý tưởng sáng tạo. Nhiều người trẻ bây giờ bỏ qua máy tính xách tay mà chuyển thẳng sang dùng điện thoại thông minh.

Các hãng công nghệ khổng lồ trong nước như Tencent và Alibaba cũng cạnh tranh quyết liệt để nâng cấp các dịch vụ đa dạng của họ, từ dịch vụ điện thoại, nhắn tin, mua sắm, giải trí và thậm chí là giao nhận thức ăn.

Các ứng dụng tin nhắn chuyển thành hệ điều hành

Ứng dụng nhắn tin WeChat (Ảnh: WeChat/Wall Street Journal)

Ở Trung Quốc, một ứng dụng nhắn tin không chỉ phục vụ việc trao đổi tin nhắn giữa hai người. Nó trở thành mạng xã hội để dõi theo bạn bè và những người nổi tiếng. Và thậm chí còn hơn thế nữa, ứng dụng nhắn tin được tích hợp GPS, micro và máy ảnh để chơi điện tử, đăng ký lên máy bay, tìm bài hát, lên lịch hẹn, gọi taxi, trả hóa đơn dịch vụ…

Những dịch vụ tin nhắn như WeChat không khác gì một hệ điều hành cho cuộc sống của bạn. WeChat còn có hàng triệu ứng dụng khác khiến nó trở nên cực kỳ tiện dụng. Thêm vào đó, WeChat hoạt động hoàn hảo với nhiều phiên bản điện thoại khác nhau, giúp bạn không bị bó buộc vào một môi trường nhất định, như iMessage của Apple hay Hangouts của Google. Ở Mỹ, chỉ Facebook làm được điều đó.

Điện thoại cũng là ví tiền

Ví điện tử Alipay (Ảnh: pconline)

Ở Trung Quốc, dân công nghệ giờ đều thanh toán các hàng hóa và dịch vụ họ mua qua điện thoại. WeChat cho phép bạn trả tiền từ ví điện tử (kết nối với một ngân hàng hoặc thẻ tín dụng) mà không cần đi đâu xa. Hàng triệu người bán cũng tấp nập trên ứng dụng này. Hãy tưởng tượng bạn có thể trả tiền cho bữa ăn của mình qua Facebook Messenger (điều mà Facebook vẫn chưa làm được).

Và WeChat còn có một đối thủ cạnh tranh rất đáng gờm. Alipay ban đầu là một hệ thống thanh toán giống như PayPal chuyên dụng cho trang web bán hàng trực tuyến khổng lồ Alibaba, nhưng nay đã là một ứng dụng thay thế được tiền mặt, với việc trả tiền thuê nhà, hóa đơn dịch vụ và nhiều thứ khác.

Điện thoại mới không phải chờ đợi

Điện thoại Xiaomi Mi Note (Ảnh: Wall Street Journal)

Dân Trung Quốc mê công nghệ đổi điện thoại mới hầu như mỗi năm. Các điện thoại ngày càng rẻ tiền với hệ điều hành Android từ các hãng trong nước Xiaomi, Huawei và LeTV (chủ yếu bán trên mạng và không có ngân sách để quảng bá khắp thế giới) kết hợp với các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông giúp những khách hàng Trung Quốc luôn được cập nhật công nghệ mới với giá phải chăng, màn hình, cảm biến và camera, tất cả đều tốt hơn.

Còn với dân giàu, những người có iPhone cũng bán ngay điện thoại của họ khi một mẫu iPhone mới ra đời.

Hệ điều hành ngày càng tốt hơn

Các bản cập nhật được tung ra mỗi tuần 1 lần (Ảnh: Imagine China/AP/Wall Street Journal)

Ở Trung Quốc, bạn không phải đợi để cập nhật hệ điều hành. Ở Mỹ, cập nhật hệ điều hành Android cho các điện thoại như Samsung Galaxy rất mất thời gian. Ở Trung Quốc, Samsung phải cạnh tranh quyết liệt với Xiaomi và cả hai bỏ qua các khâu trung gian để đẩy ngay những bản cập nhật ra thị trường, thậm chí là mỗi tuần một lần. Dân mê công nghệ có thể đăng ký tự động cập nhật liên tục theo họ, thậm chí là từ bản “beta” (chạy thử), như với Xiaomi.

Điện thoại là ti-vi

Điện thoại cũng là TV (Ảnh: HKPhone)

Ở Trung Quốc, điện thoại không phải là lựa chọn bất đắc dĩ khi xem ti-vi và phim ảnh. Những thứ hay nhất gần như đều được đưa lên mạng. Việc bảo vệ bản quyền trí tuệ hầu như không tồn tại ở Trung Quốc đã khiến thị trường này rất sôi động. Các dịch vụ như Youku, Tudou, iQiyi và Tencent Video cũng tìm cách hợp pháp hóa việc này một cách khôn ngoan bằng việc buộc người dùng phải xem quảng cáo.

Nếu bạn trả tiền, bạn có thể xem mà không cần quảng cáo. Tiền thu được sẽ dùng để chi trả cho bản quyền. Dân Trung Quốc có thể xem hợp pháp những tập mới nhất của phim “Game of Thrones” trên mạng qua Tencent, hoàn toàn miễn phí, dù nhiều cảnh hấp dẫn bị kiểm duyệt so với bản chiếu ở Mỹ.

Minh Hải (Theo Wall Street Journal)

Theo Tin Nhanh

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

Ad will display in 09 seconds

Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

    Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

    Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

  • Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

    Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?