“Vương quốc hang động” đón bằng di sản lần 2 của UNESCO

15/08/15, 10:45 Tin Tổng Hợp
Là di sản thiên nhiên thế giới đầu tiên của Đông Nam Á đạt 3/4 tiêu chí, Phong Nha - Kẻ Bàng thực sự là “Vương quốc hang động” với những cái nhất như: có sông ngầm dài nhất thế giới, có thạch nhũ kì ảo, độc đáo nhất thế giới, hang động tự nhiên lớn nhất thế giới…

Là di sản thiên nhiên thế giới đầu tiên của Đông Nam Á đạt 3/4 tiêu chí, Phong Nha – Kẻ Bàng thực sự là “Vương quốc hang động” với những cái nhất như: có sông ngầm dài nhất thế giới, có thạch nhũ kì ảo, độc đáo nhất thế giới, hang động tự nhiên lớn nhất thế giới…

Phong Nha – Kẻ Bàng là hình mẫu điển hình nhất của dạng địa hình Karst phức hợp ở khu vực Đông Nam Á, là nơi chứa đựng nhiều bằng chứng nổi trội về lịch sử trái đất với gần 300 hang động mang vẻ đẹp tráng lệ, độc đáo.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình đón bằng của tổ chức UNESCO ghi danh vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng là di sản thiên nhiên thế gới lần 2

Thế giới biết đến “Vương quốc hang động này không chỉ vì những cái nhất như: Động Phong Nha có sông ngầm dài nhất thế giới, động Thiên Đường có thạch nhũ kỳ ảo, độc đáo nhất thế giới, động Sơn Đoòng kỳ vỹ và lớn nhất thế giới…mà còn cả những giá trị đặc hữu đáng kinh ngạc.

Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng được UESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới về tiêu chí địa chất, địa mạo vào ngày 05/7/2003.

Đến ngày 03/7/2015, nơi đây lại tiếp tục được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới lần thứ 2 với 02 tiêu chí nổi bật toàn cầu là: “Đại diện cho quá trình tiến hóa, phát triển của các hệ sinh thái trên cạn và sở hữu môi trường sống tự nhiên tiêu biểu về đa dạng sinh học”.

Đặc biệt, đây cũng là Di sản thiên nhiên thế giới đầu tiên của Đông Nam Á đạt 3/4 tiêu chí.

Phát biểu tại lễ “Đón bằng của tổ chức UNESCO ghi danh vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng là di sản thiên nhiên thế giới lần 2” được tổ chức tại TP Đồng Hới vào tối 14/8, bà Katherine Muller Marin, Trưởng Văn phòng đại diện UNESCO tại Việt Nam đánh giá rất cao những tiêu chí mà Phong Nha – Kẻ Bàng có được.

Bà cũng thay mặt UNESCO gửi lời chúc mừng Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Bình nói riêng. UNESCO cũng sẵn sàng hỗ trợ cho các nhà quản lí của khu du lịch để Phong Nha – Kẻ Bàng luôn là điểm đến hấp dẫn và thu hút nhất.

Hải Sâm

Theo VietnamNet

Ad will display in 09 seconds

Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

Ad will display in 09 seconds

Nếu muốn ly hôn, đừng vội, bạn hãy xem video này

Ad will display in 09 seconds

Chuyện về một người hùng và người cha mafia

Ad will display in 09 seconds

Làm thế nào để khai mở con mắt thứ ba?

Ad will display in 09 seconds

Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Thánh khổ linh hoa

Ad will display in 09 seconds

Các nhà khoa học vĩ đại nói gì về tôn giáo và Thần học?

  • Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

    Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

  • Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

    Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

  • Nếu muốn ly hôn, đừng vội, bạn hãy xem video này

    Nếu muốn ly hôn, đừng vội, bạn hãy xem video này

  • Chuyện về một người hùng và người cha mafia

    Chuyện về một người hùng và người cha mafia

  • Làm thế nào để khai mở con mắt thứ ba?

    Làm thế nào để khai mở con mắt thứ ba?

  • Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

    Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

  • Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

    Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Tinh Hoa kể chuyện: Thánh khổ linh hoa

    Tinh Hoa kể chuyện: Thánh khổ linh hoa

  • Các nhà khoa học vĩ đại nói gì về tôn giáo và Thần học?

    Các nhà khoa học vĩ đại nói gì về tôn giáo và Thần học?