Vụ án ở Bình Phước: Báo chí nên gọi “người bị bắt” là gì?

13/07/15, 17:15 Tin Tổng Hợp
Vụ án ở Bình Phước là nỗi đau với cả xã hội, ai cũng phẫn nộ trước cái ác nhưng đối với "người bị bắt" cũng cần có cách gọi, cách đưa tin phù hợp.

Vụ án ở Bình Phước là nỗi đau với cả xã hội, ai cũng phẫn nộ trước cái ác nhưng đối với “người bị bắt” cũng cần có cách gọi, cách đưa tin phù hợp.

Để góp một góc nhìn từ tinh thần của Hiến pháp 2013, PV Infonet đã có cuộc trao đổi với Luật sư Nguyễn Kiều Hưng, Hãng luật Giải Phóng (Đoàn Luật sư TpHCM).

Theo Luật sư Nguyễn Kiều Hưng, không riêng gì vụ thảm án 6 người tại Bình Phước, từ trước đến nay, khi có một vụ án hình sự xảy ra, các cơ quan báo chí, người phát ngôn của cơ quan chức năng vẫn vô tư gọi tên người bị bắt theo thói quen hoặc theo cách phổ biến nhất. Điều này có thể gây ra những “nhầm lẫn” nếu sự việc diễn biến theo hướng khác.

Hiện trường vụ thảm án 6 người chết tại Bình Phước

Thưa luật sư, bấy lâu nay có sự “nhầm lẫn” khi gọi những người bị bắt, trong các vụ án như chưa có bản án đã gọi là “hung thủ” , “sát thủ” “kẻ giết người”… Với tinh thần của Hiến pháp hiện hành, có cần phải thay đổi, chỉnh sửa cách gọi này không?

Theo quy định Hiến pháp hiện hành: “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.”. Người bị buộc tội được hiểu là người đã bị khởi tố hình sự (khởi tố bị can), cho nên người bị bắt có thể là người chưa bị buộc tội. Hiểu theo quy định này, người bị bắt cho đến khi chưa có bản án có hiệu lực pháp luật thì chưa xem người đó là tội phạm, nên không thể gọi người bị bắt là “hung thủ” được.

Vậy khi nào gọi là “nghi can”, “nghi phạm”, thưa luật sư?

Hiện trong Hiến pháp và pháp luật về tố tụng và điều tra hình sự, kể cả dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự (TTHS) sửa đổi, bổ sung không tồn tại các thuật ngữ pháp lý này. Cho nên, về tên gọi pháp lý, gọi người bị bắt bằng nghi can, nghi phạm, can phạm đều không chính xác.

Ở góc độ ngữ nghĩa, “nghi can” được hiểu là người bị nghi là có liên quan đến vụ án và thuộc trường hợp chưa bị bắt. Còn “nghi phạm” được hiểu là người bị nghi là tội phạm, có dấu hiệu của một tội phạm và đã bị lệnh bắt, cách gọi này có thể chấp nhận được, vì người nghe, người đọc đều hiểu được bản chất của tên gọi.

Ở góc độ pháp lý, theo quy định của Bộ luật TTHS chỉ tồn tại các tên gọi: người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Cho nên, “người bị bắt” mới là tên gọi pháp lý khi một người chưa có quyết định khởi tố bị can mà bị bắt. Tuy nhiên, thuật ngữ này không phù hợp với ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết, đặc biệt là văn phong nghiệp vụ hình sự và báo chí.

Theo luật sư, người mới bị bắt trong vụ thảm sát 6 người tại Bình Phước nên gọi thế nào cho phù hợp?

Như đã phân tích, tên gọi pháp lý là “người bị bắt” là không phù hợp, còn tên gọi “nghi can” thì chỉ áp dụng trong trường hợp người đó chưa bị bắt và đang còn trong tầm ngắm của cơ quan điều tra, nên có lẽ tên gọi là “nghi phạm” là phù hợp nhất.

Về ngữ nghĩa và pháp lý, tên gọi “nghi phạm” diễn tả đúng bản chất của nó, tức người bị bắt vì có dấu hiệu của một tội phạm, tuy nhiên, người đó vẫn chưa bị xem là tội phạm vì chưa có bản án kết tội có hiệu lực pháp luật của tòa án.

Nhưng, với cơ quan điều tra, dù một nghi can đã bị bắt hay chưa bị bắt thì họ vẫn có thể gọi người đó với tên gọi nghiệp vụ là “đối tượng”.

Theo quan điểm của tôi, nếu một người bị nghi ngờ có liên quan đến vụ án thì gọi là “nghi can”, nếu đã có lệnh bắt thì gọi là “nghi phạm”, đã có quyết định khởi tố bị can thì gọi là “bị can” và đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử thì gọi là “bị cáo”. Còn đã thụ án trong trại giam thì gọi là “phạm nhân”.

Theo thông tin từ báo chí, trên đường đi làm về vì quẫn trí, không chịu được áp lực từ sự việc, cha nghi phạm Vũ Văn Tiến đã tông vào thành cầu với ý định tự tử.

Phải chăng theo luật sư, gọi 2 người bị bắt, trong vụ thảm án tại Bình Phước, là “hung thủ” hiện tại là quá sớm và không phù hợp với tinh thần nhân đạo và bảo vệ quyền con người theo Hiến pháp 2013?

Theo tôi, với bất kỳ vụ án nào, nếu tòa án chưa kết án, chúng ta chưa nên gọi người bị bắt là hung thủ. Nếu sau này họ bị oan, thì tên gọi đó, ví dụ là “hung thủ” có phải đã kết án, thậm chí “kết liễu” cuộc đời họ và gia đình họ thay cho tòa án rồi hay sao?

Với nhiều vụ án, không riêng gì vụ thảm sát 6 người ở Bình Phước, việc vội vàng ra “phán xét” trước mức án đối với nghi phạm, hay vội kết tội người bị bắt sẽ không phù hợp với tinh thần của Hiến Pháp 2013, bởi chỉ cần 0,1% oan sai, thì phán xét và tên gọi đó là vô nhân đạo.

Xin cảm ơn luật sư!

Hồng Chuyên (thực hiện)

Theo Infonet

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

    Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi