Video: Ba hòn đảo chứa hàng ngàn con rắn độc
Ba hòn đảo rắn nổi tiếng nhất trên thế giới không chỉ là nơi sinh sống của hàng ngàn con rắn mà nơi đây cũng là thủ phủ của những loại rắn độc nhất, nọc độc của chúng có thể giết chết người ngay lập tức.
Đảo Chappell (Australia) Đảo rắn Chappell nổi tiếng là hòn đảo sinh sống của rắn hổ khổng lồ. Những con rắn hổ ở đảo Chappell thường rất lớn, dài từ 1,8 mét – 2,1m, thậm chí là 2,4m. Trong khi những con rắn ở vùng Yorke, Ayre Penisula và Kangaroo Island và một số hòn đảo khác chỉ có kích thước nhỏ, thi thoảng mới có con có chiều dài tới 0,9m. Ngoài kích cỡ nổi trội, rắn hổ khổng lồ đảo Chappell còn được cho là có khả năng sản xuất lượng độc tố lớn nhất trong các loài rắn hổ đen. Trung bình nó có thể tạo ra khoảng từ 74 mg đến 388 mg khi tấn công nạn nhân. Dù thành phần độc tố của nó tương tự như các con rắn hổ ở đất liền nhưng để chữa trị vết cắn do rắn hổ Chappell cắn thì nạn nhân cần phải được tiêm gấp đôi lượng thuốc kháng độc so với thông thường. Đảo Western Ghats (Ấn Độ) Đảo Western Ghats (Ấn Độ), hòn đảo thức được cho là vương quốc của loài hổ mang chúa. Không khó để bắt gặp những con hổ mang chúa “khủng” có trọng lượng lên tới 30 kg. Western Ghats được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới, là vùng đất chưa từng bị con người xâm phạm. Có vô số loài vẫn chưa được khám phá ở đây. Hiện Western Ghats được coi là nơi mà số lượng loài hổ chúa còn nhiều nhất thế giới.
Nhiều khu bảo tồn rắn hổ chúa đã được quy hoạch ở Western Ghats để bảo tồn loài rắn này. Việc bảo tồn loài hổ chúa ở Western Ghats rất thuận lợi, bởi người dân Western Ghats rất tôn trọng rắn hổ chúa, coi chúng như thần linh, không bao giờ giết loài rắn này. Đảo Iiha da Queimada Grande (Brazil) Iiha da Queimada Grande là một hòn đảo rộng 45 ha, nằm lẻ loi ở Nam Đại Tây Dương và cách bờ biển sao Paulo 35 km. Với vẻ đẹp bình yên này, nơi đây đáng ra là một trong những điểm đến thu hút khách du lịch bậc nhất ở Brazil nếu không chứa tới hơn 400.000 con rắn cực độc. Trước đây, hòn đảo này mang tên “Đảo Cháy” do ngư dân đã có gắng chiếm bờ biển bằng cách đốt rừng và đuổi động vật hoang dã vào trong rừng sâu, nhưng với sự hiện diện của vô vàn loài rắn độc, nơi đây được biết đến nhiều hơn với tên “Đảo rắn”. Hòn đảo này nổi tiếng là nơi sinh sống duy nhất của loài rắn hổ lục đầu giáo vàng độc nhất thế giới. Trên đảo có nhiều loài rắn này tới mức cứ một mét vuông có tới 1 – 5 con hổ lục đầu giáo vàng. Loại rắn này khi trưởng thành có thể dài hơn nửa mét và nọc độc mạnh hơn 5 lần so với nọc rắn trong đất liền, do chúng chỉ ăn chim thay vì ăn động vật có vú.
Rắn hổ lục đầu giáo vàng là một trong những ngoài rắn độc nhất thế giới có nọc không chỉ phá hủy cơ thể mà còn làm tan thịt con mồi cũng như con người nếu như bị cắn. Rắn hổ lục đầu giáo vàng có tên khoa học là Bothrops insularis. Sở dĩ loài rắn này có tên gọi như vậy là do màu sắc da bụng vàng óng như màu vàng kim loại và chiếc đầu nhọn như mũi giáo đặc trưng. Chúng có chiều dài trung bình là 70cm nhưng cũng có thể đạt tối đa là khoảng 120cm. Theo nghiên cứu của nhà sinh vật học Ludwig Trutnau, tỷ lệ tử vong nếu bị rắn hổ lục đầu giáo vàng cắn là 7% nếu không được điều trị và 3% nếu được điều trị kịp thời. Các triệu chứng nhiễm nọc độc của rắn đầu giáo vàng bao gồm: phù nề, đau cục bộ, buồn nôn, nôn mửa, tụ máu, nôn và tiểu ra máu, chảy máu trong ruột, suy thận, xuất huyết não và hoại tử cơ nặng nề. Theo Tin mới/Người đưa tin |
Theo Tấm Gương