Vì sao các kiến trúc của người xưa đều tuân theo thuyết Ngũ hành?

17/11/17, 08:43 Tri thức

Vạn sự vạn vật trên thế giới, nhìn như rối ren, mỗi sự vật đều vận hành theo một cách riêng biệt nhưng kỳ thực là có sự liên quan mật thiết với nhau, có sắp xếp và có trật tự. Thuyết Ngũ hành là loại nhận thức chính xác về mối liên hệ và trật tự này của người cổ đại.

p7523261a356318764
Các kiến trúc của người xưa đều tuân theo Ngũ hành. Trong ảnh là Tử Cấm Thành – Hoàng Cung triều Minh Thanh. (Ảnh: ntdtv.com)

Ngũ hành chính là kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. “Ngũ hành” bao trùm lên vạn sự vạn vật trong vũ trụ này và thể hiện rõ ở kiến trúc của người xưa.

Vì sao các kiến trúc của người xưa tuân theo thuyết Ngũ hành?

Người cổ đại hiểu biết về mối quan hệ đối ứng giữa Trời, Đất và con người (Thiên, Địa, Nhân). Về “Thiên” mà nói thì có phương hướng và các mùa, về “Nhân” thì có cơ quan nội tạng và cơ quan cảm giác. Về mối quan hệ giữa con người với bên ngoài thì có cảm tình, nhan sắc, vị giác…

Một phương diện quan trọng của thuyết Ngũ hành chính là chỉ ra sự chế ước và hỗ trợ lẫn nhau giữa “Kim, mộc, thủy, hỏa, thổ”. Đó chính là lý “Tương sinh tương khắc”. Con người có thể dựa vào lý “Tương sinh tương khắc” mà nhận biết được diễn biến sự sinh tồn và hủy diệt của sự vật.

Thuyết Ngũ hành chỉ ra tính thống nhất vốn có giữa Trời, Đất và con người, là không thể tách rời nhau. Vạn vật trong Trời Đất đều dựa vào trật tự mà hành. Con người không có quyền lực và năng lực vượt qua sự chế ước của “tương sinh tương khắc” và tính thống nhất giữa Trời, Đất và con người.

Cổ nhân vô cùng kính trọng Trời, Đất, hiểu rõ về mối liên hệ giữa “Thiên, Địa, Nhân”, hiểu rõ thuyết Ngũ hành cho nên những kiến trúc quan trọng thời cổ đại, đặc biệt là các kiểu trúc lớn như Hoàng cung đều được kiến tạo tuân theo thuyết Ngũ hành. Trong đó Tử Cấm Thành – Hoàng cung triều Minh Thanh là thể hiện rõ nhất về điều này.

44

Ngũ hành tạo nên vạn sự vạn vật. (Ảnh minh họa: zh.wikipedia.org)

“Kim, mộc, thủy, hỏa, thổ” trong Ngũ hành là đối ứng với Ngũ sắc (năm loại màu sắc), các mùa và phương hướng. “Mộc” đối ứng với hướng đông, mùa xuân và màu xanh. Điều này tương ứng với một sự khởi đầu, vạn vật sinh sôi nảy nở, ôn hòa hướng về phía trước giống như thời điểm Mặt Trời bắt đầu mọc ở phương đông.

“Hỏa” đối ứng với hướng nam, đối ứng với mùa hạ và màu đỏ. Điều này tương ứng với sự nóng bức, hướng lên trên, hướng về phía trước, thịnh vượng và phát triển, giống như khi Mặt Trời đã nhô lên trên không trung.

“Kim” đối ứng với hướng tây, đối ứng với mùa thu và màu trắng. Điều này tương ứng với sự mát lạnh, đìu hiu và suy thoái, giống như Mặt Trời lặn ở phương tây.

“Thủy” đối ứng với hướng bắc, đối ứng với mùa đông và màu đen. Điều này tương ứng giá rét, lạnh lẽo và hướng xuống phía dưới, đêm khuya dài đằng đẵng, giống như mùa đông giá rét ở phương bắc.

“Thổ” đối ứng với trung tâm, chỗ giữa nhất, đối ứng với giữa mùa hè và màu vàng. Điều này tương ứng với sự dưỡng dục lâu dài và bền chắc.

Chính vì thế mà trong kiến trúc lớn như Hoàng cung, người ta chỉ lựa chọn màu xanh, màu vàng, màu đỏ để vừa biểu thị và mong muốn điều may mắn, đại cát đại lợi.

Ngũ hành trong Tử Cấm Thành

Kết quả hình ảnh cho forbidden city
Tử Cấm Thành. (Ảnh: Backyard Travel)

Màu xanh đối ứng với sinh cơ bừng bừng, tinh thần phấn chấn mạnh mẽ hướng lên trên. Bởi vậy vào thời đầu triều nhà Minh, ở cung điện phía đông của Tử Cấm Thành người ta lợp ngói lưu ly màu xanh.

Đến năm Gia Tĩnh, vì để biểu thị ý nghĩa kéo dài sự tôn quý của Hoàng triều nên người ta thay toàn bộ ngói lưu ly màu xanh thành ngói lưu ly màu vàng.

Màu xanh đối ứng với “Mộc” và mùa xuân nên phù hợp với sự lớn lên, hướng về phía trước của thanh thiếu niên. Vì thế cung điện của Thái tử được gọi là Đông Cung và mái được lợp bằng ngói lưu ly màu xanh.

Màu đỏ đối ứng với “Hỏa”, sự náo nhiệt, rực rỡ, hợp với ý tứ “quang minh chính đại”. Bởi vậy mà cung tường và điện trụ ở Tử Cấm Thành đều có màu đỏ.

Kết quả hình ảnh cho forbidden city
(Ảnh: travel.network.com.tw)

Văn Uyên Các là thư phòng, nơi lưu trữ sách, hồ sơ quan trọng nên mái được lợp ngói màu đen và bức tường cũng không có màu đỏ mà là màu đen. Đó là bởi vì màu đen đại biểu cho “thủy”, “thủy” lại đại biểu cho mùa đông, mang ý cất giấu, sưu tầm, bảo tồn. Ngoài ra còn mang ý nghĩa màu đen là thuộc “thủy”, “thủy” khắc “hỏa” nên là nơi lưu trữ sách an toàn.

Màu vàng thuộc “thổ”, đại biểu cho sự trung tâm, mang ý nghĩa “chí tôn chí đại” (tôn quý nhất, to lớn nhất), có uy lực điều khiển, khống chế tứ phương. Vì vậy mà các vật dụng hàng ngày, đồ trang sức, cung điện của Hoàng cung đều có màu vàng. Trong các công trình kiến trúc lớn của người xưa hầu hết đều có màu vàng và bố trí màu sắc theo ngũ hành.

Theo Trithucvn.net

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng