‘Vạn lý trường thành’ chắn sóng thần của Nhật Bản

11/03/15, 16:30 Tin Tổng Hợp
Từ sau khi sóng thần đổ bộ và tàn phá vùng đông bắc Nhật Bản năm 2011, chính phủ nước này triển khai dự án xây tường bê tông chắn sóng lớn nhất từ trước đến nay.

Từ sau khi sóng thần đổ bộ và tàn phá vùng đông bắc Nhật Bản năm 2011, chính phủ nước này triển khai dự án xây tường bê tông chắn sóng lớn nhất từ trước đến nay.

Công nhân đang xây bức tường bê tông dọc bờ biển thành phố Kesennuma, tỉnh Miyagi. Ảnh: NPR

Khi Masahito Abe nhìn ra biển và nhớ về trận sóng thần đã cướp sinh mạng những người hàng xóm, ông tin chắc rằng, đại dương sẽ tạo nên những ngọn sóng dữ tàn phá làng mạc một lần nữa. Cũng như hàng chục làng khác dọc bờ biển đông bắc, Koizumi, tỉnh Miyagi, vốn là ngôi làng đẹp như tranh vẽ nhưng nhanh chóng trở thành vùng đất hoang tàn sau tai họa tháng 3/2011.

Để bảo vệ các địa phương ven biển trước những thảm họa tương tự trong tương lai, chính phủ trung ương ở Tokyo tiến hành dự án xây dựng hàng trăm bức tường bê tông khổng lồ dọc bờ biển.

Những nhà thầu gọi dự án là “Vạn lý trường thành của Nhật Bản”. Khối tường dài hơn 370 km, tổng kinh phí gần 8 tỷ USD. Sau khi hoàn thành, bức tường sẽ che chắn và bảo vệ những thành phố cảng ven biển trước sóng dữ.

Các địa phương nằm trong phạm vi bảo vệ của dự án cũng là 3 tỉnh chịu thiệt hại nặng nhất trong thảm họa kép năm 2011: Fukushima, Miyagi và Iwate.

Hiroko Otsuka, người dân tại làng Koizumi, tỉnh Miyagi, cho biết dự án sẽ thay thế bờ kè đã tổn hại sau đợt sóng thần cách đây 4 năm. Tuy nhiên, người làng đã chuyển nơi ở vào sâu hơn 3 km trong đất liền. Do vậy, nhiệm vụ chính của bức tường sau khi hoàn thành sẽ bảo vệ các đồng ruộng của nông dân.

Một bức tường chắn sóng ở thành phố Miyako, tỉnh Iwate. Ảnh: Reuters

Theo báo Guardian, sự hữu ích của tường chắn sóng từng thể hiện rõ ở làng Fudai, tỉnh Iwate. Vào thập niên 1980, thị trưởng của làng kiên quyết xây một bức tường khổng lồ dọc bờ biển dù vấp phải nhiều lời chỉ trích. Những người phản đối cho rằng đây là kế hoạch đắt đỏ. Tuy nhiên, khoảng 3.000 người làng Fudai đã vượt qua trận sóng thần năm 2011 với ít tổn thất nhất nhờ vào sự bảo vệ của bức tường này.

Dẫu vậy, không ít người hoài nghi về hiệu quả của dự án “Vạn lý trường thành Nhật Bản”. Ngoài sự đồ sộ, các bức tường khó có thể phát huy hiệu quả nếu sóng thần lại xảy ra. “Đơn giản là không có bằng chứng khẳng định chắc chắn những bức tường sẽ ngăn chặn sóng thần hiệu quả”, Nobuo Shuto, một kỹ sư tại Đại học Tohoku, trả lời báo Economist (Anh).

Bức tường chắn sóng từng là đề tài phản đối dữ dội của người làng Fudai trong thập niên 1970 – 1980, nhưng nó đã bảo vệ an toàn cho gần 3.000 người dân và nhà cửa của họ trong trận sóng thần 2011. Ảnh: AP

Mặt khác, Bộ Nông nghiệp và Đất đai Nhật Bản thừa nhận, những bức tường chắn sóng mới có thể không trụ nổi trước cơn địa chấn mạnh như năm 2011. Theo người phát ngôn của bộ, trận động đất cách đây 4 năm là thiên tai chỉ xảy ra một lần trong cả nghìn năm, do vậy không thể ngăn chặn sức tàn phá của nó.

Một cá nhân chỉ trích dự án chính là bà Akie Abe, phu nhân của Thủ tướng Shinzo Abe. Bà đã nhiều lần xuất hiện trong các buổi phản đối kế hoạch xây tường mới mà chính phủ thông qua, với lý do chúng gây tổn hại đến hệ sinh thái địa phương và ngành du lịch.

Tháng 12/2014, bà Akie đã gặp ông Yoshihiro Murai, tỉnh trưởng tỉnh Miyagi và cũng là địa phương sẽ sở hữu số bức tường chắn sóng nhiều nhất. Tuy nhiên, Murai vốn là người ủng hộ dự án nên ông đã làm phật lòng bà Akie. Tỉnh trưởng Murai khẳng định, ông đã chứng kiến rất nhiều người thiệt mạng trong thiên tai “nên không thể đảo ngược dự án”.

Tường chắn sóng ở thành phố Miyako, tỉnh Iwate, không thể ngăn sóng thần 4 m ập vào địa phương này vào ngày 11/3/2011. Ảnh: Reuters

“Tường chắn sóng thần sẽ bảo vệ tính mạng người dân nếu các ngọn sóng không vượt chiều cao bức tường, cũng như áp lực sóng không lớn hơn sức trụ của tường. Tuy nhiên, vấn đề ở chỗ bạn không thể tiên đoán chính xác liệu sóng thần sắp tới sẽ cao bao nhiêu, do vậy cũng không thể bảo đảm 100% sự an toàn từ các bức tường. Sẽ luôn có rủi ro, dù bạn xây tường cao đến đâu”, ông Christian Dimmer, chuyên gia về đô thị học tại Đại học Tokyo, nói.

Minh Anh

Theo Zing

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

    Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

    Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!