Uống trà thế nào mới không thất lễ? Đây là ‘tứ đại lễ nghi’ nhất định phải nắm chắc

03/04/19, 11:26 Cổ Học Tinh Hoa
Trà đạo, từ lâu đã được xem là một nét văn hóa truyền thống đặc biệt, đã trải qua lịch sử lâu dài hàng ngàn năm. (Ảnh: Pinterest)

Uống trà là thói quen lâu đời của người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng. Trong uống trà, kỳ thực có rất nhiều lễ tiết mà chúng ta nhất định phải biết, để tránh thất lễ khi mời người khác thưởng trà.

Uống trà thế nào mới không thất lễ? Đây là ‘tứ đại lễ nghi’ nhất định phải nắm chắc - H1
Trà đạo, từ lâu đã được xem là một nét văn hóa truyền thống đặc biệt, đã trải qua lịch sử lâu dài hàng ngàn năm. (Ảnh: Pinterest)

Trà đạo, từ lâu đã được xem là một nét văn hóa truyền thống đặc biệt, đã trải qua lịch sử lâu dài hàng ngàn năm. Người xưa coi việc ẩm trà là một quá trình tu thân dưỡng tính. Người biết thưởng trà nhất định sẽ là người tu dưỡng cả thân và tâm.

Ni cô Diệu Ngọc trong “Hồng lâu mộng” từng nói: “Uống chén thứ nhất là để thưởng thức mùi vị trà, chén thứ hai là phường ngu xuẩn uống cho khỏi khát, đến chén thứ ba là con trâu con lừa uống rồi”.

Hứa Thứ Thư người thời Minh nói: “Một bình trà chỉ có thể dùng hai tuần trà, tuần trà đầu thơm ngon tươi mới, tuần trà thứ hai ngọt đượm nồng hậu, tuần trà thứ ba không còn vị gì nữa”.

Tuy rằng trà có thể tùy theo ý thích khẩu vị của mỗi người mà được pha đậm hay nhạt, nhưng lễ tiết trong ẩm trà thì thực sự không thể thuận theo tính cách và phong cách của mỗi cá nhân mà thay đổi được.

Tục ngữ nói, ăn trông nồi, ngồi trông hướng, thưởng trà cũng phải có lễ nghi

Thưởng trà đã trở thành một thói quen trong cuộc sống thường nhật của những người uống trà, cũng là thứ cần phải có để đãi khách. Thưởng trà cũng được gọi là “phẩm minh”, hay gọi tinh tế hơn là “phẩm trà”. Phẩm trà không đơn giản chỉ là tận hưởng hương vị của trà, mà cũng là lễ nghi cơ bản nhất khi thưởng trà.

Uống trà thế nào mới không thất lễ? Đây là ‘tứ đại lễ nghi’ nhất định phải nắm chắc - H2
Phẩm trà không đơn giản chỉ là tận hưởng hương vị của trà, mà cũng là lễ nghi cơ bản nhất khi thưởng trà. (Ảnh: Moctra)

Không chỉ là sự thưởng thức về mặt vị giác, ngày nay phẩm trà đã dần dần trở thành một hoạt động quan trọng khi đàm phán thương vụ hay chiêu đãi tiếp khách.

Thông thường, nếu uống trà để giải rượu thì không cần phải chú ý nhiều đến lễ tiết, nhưng khi bạn chính thức ẩm trà, nếu bỏ qua một vài lễ nghi nhỏ, thì rất dễ trở thành trò cười.

Bởi vì những lễ nghi nho nhỏ đó, thực sự lại ẩn chứa một sự tu dưỡng lớn. Bây giờ chúng ta sẽ lần lượt bàn xem trên bàn trà cần chú ý lễ nghi gì.

>>> Châm trà chỉ cần tới bảy phần, ba phần lưu lại là nhân nghĩa

Bước thứ nhất: Chuẩn bị trà

Từ lúc chuẩn bị trà, đã phải thể hiện sự thành kính với khách. Nhất định phải chọn dụng cụ pha trà sạch sẽ, sáng sủa, tốt nhất là thành một bộ.

Dụng cụ pha trà chứa đầy cặn, chắp vá lung tung mà bày ra trước mặt khách, sẽ đem lại cho mọi người cảm giác “không được tôn trọng”.

Bày những dụng cụ pha trà cần sắp lên khay một cách gọn gàng, trước khi pha trà thì hỏi xem người uống trà có sở thích gì đặc biệt không, rồi mới tiến hành pha trà.

Bước thứ hai: Lấy trà

Uống trà thế nào mới không thất lễ? Đây là ‘tứ đại lễ nghi’ nhất định phải nắm chắc - H3
Nhặt lá trà từ trong hộp đựng, tối kị nhất là nhặt bằng tay không, khiến người uống trà cảm thấy lá trà không được sạch sẽ. (Ảnh: Pinterest)

Nhặt lá trà từ trong hộp đựng, tối kị nhất là nhặt bằng tay không, khiến người uống trà cảm thấy lá trà không được sạch sẽ.

Dùng thìa để lấy lá trà ra, hoặc để miệng hộp đựng trà và ấm trà gần nhau, lắc hộp đựng trà, để trà rơi vào trong ấm là được.

Bước thứ ba: Kính trà

Cung kính đưa chén trà lên trước mặt khách, cần chú ý ngón tay không được chạm vào miệng chén, tốt nhất là dùng khay để dâng chén trà qua cho khách.

Biểu cảm ôn hòa, khẽ mỉm cười, nhẹ nhàng nhắc đối phương: ‘Đây là trà của ông, mời thưởng thức’.

>>> Tam đạo trà: Thưởng thức 3 chén trà, cảm ngộ 3 giai đoạn nhân sinh

Bước thứ tư: Thêm trà

Phải luôn theo dõi lượng nước trà trong chén của khách, đừng để chén trà vơi nước quá lâu, chén trà sẽ bị lạnh, như vậy là không tôn trọng khách.

Đặc biệt là khi vừa cùng khách nói chuyện vừa uống trà, khi rót thêm trà có thể dùng động tác để ra hiệu cho đối phương, không được cố ý ngắt quãng cuộc trò chuyện.

Bốn nghi lễ lớn khi kính trà

Rượu đầy là kính trọng, trà đầy là bắt nạt
Rượu đầy là kính trọng, trà đầy là bắt nạt. (Ảnh qua Trithucvn)

Trong lúc kính trà, cũng phải học bốn nghi lễ lớn sau:

1. Rượu đầy là kính trọng, trà đầy là bắt nạt

Trà lúc nào cũng nóng, rượu thì rất hiếm khi, vì thế chén rượu đầy khách bưng lên cũng không bị bỏng. Nhưng nếu chén trà đầy, không những dễ bị bỏng, nếu không cẩn thận đánh rơi, sẽ khiến khách bối rối, hơn nữa chén trà quá đầy khó để hạ nhiệt độ của chén trà, ảnh hưởng đến cảm nhận khi thưởng trà.

2. Bậc trên trước bậc dưới sau, già trước trẻ sau

Đây là lễ nghi tiếp khách truyền thống lâu đời của người Á Đông, trên bàn trà đương nhiên cũng vậy. Khi nhiều vị khách cùng ngồi trên bàn, trình tự kính trà cũng phải chú ý.

Đầu tiên là kính trà cho trưởng bối, cấp trên, sau đó mới kính trà cho hậu bối và cấp dưới. Nếu đều là người cùng tuổi đồng trang lứa, thì vào lần tiếp trà thứ hai, cứ tuân theo tuần tự như vậy là được.

3. Khách trước chủ sau, khách mới thì đổi trà

Khi khách bắt đầu uống trà, thì chủ nhà mới rót trà để mình thưởng thức, thể hiện sự tôn trọng với khách.

Nếu trong lúc uống trà có khách mới đến, chủ nhà phải kịp thời pha trà mới để biểu thị sự hoan nghênh, vẫn lại hỏi thói quen ẩm trà của khách, rồi nhiệt tình mời ngồi.

4. Dùng lời văn minh, biểu cảm hòa nhã

Là khách cũng không được thất lễ, khi nhận lấy chén trà chỉ cần một câu “cảm ơn” hay nở một nụ cười để biểu thị sự tán thành.

Khi uống trà, bạn cũng nên tránh những biểu hiện không đứng đắn như cau mày, điều này sẽ khiến chủ nhà cảm thấy rằng bạn đang chê loại trà này. Nếu uống có cảm giác khó chịu, chỉ cần đặt chén xuống là được, chủ nhà sẽ tự hiểu.

Từ những tiểu tiết về trà này, chúng ta có thể biết rằng mặc dù uống trà là một chuyện rất phổ biến, nhưng không thể thiếu những nghi thức tất yếu. Suy cho cùng, người đa lễ sẽ không bị trách mắng, nếu mọi người để ý đến lễ nghi, sẽ thể hiện được trình độ và phẩm cách của mình.

>>> Vì sao người xưa khi được mời trà, thường gõ 3 cái xuống mặt bàn?

Tuệ Tâm (Theo Secretchina)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng