Tuyệt đối cẩn thận với các lỗi sơ cứu chúng ta hay mắc phải

15/03/18, 14:41 Sức khỏe

Từ nhỏ chúng ta thường nghe cha mẹ, ông bà truyền tai nhau rất nhiều mẹo dân gian, nhưng chưa thật sự qua kiểm chứng. Khá nhiều trường hợp do thiếu hiểu biết mà sinh ra những nguy hiểm không đáng có. Trong đó, nhiều điều chúng ta vẫn lầm tưởng là đúng cho đến ngày nay.

8 lỗi sơ cứu sai bét mà ngày còn bé chúng ta vẫn tin như thật 

Từ gia đình, trường học cho đến mạng xã hội, chúng ta vẫn được truyền tai nhau nghe những cách sơ cứu cơ bản để cứu người bị thương từ khi còn rất bé. Trong số những lời khuyên đó, thật khó để tìm ra đâu là phương pháp hữu hiệu thực sự hay chỉ là những mẹo dân gian không được kiểm chứng bởi khoa học và y học. Và nếu như phương pháp đó là sai, thì chẳng những chúng ta không thể cứu người mà còn vô tình làm hại đến người khác.

Dưới đây là một số lỗi sai lầm phổ biến mà trước giờ ai cũng nghĩ rằng mình đang làm đúng khi sơ cứu cho người khác. Chúng tôi hi vọng bạn có thể cập nhật cho mình những kiến thức căn bản này bởi nó cần thiết và hữu ích trong mọi trường hợp.

Khi bị bỏng, hãy xức dầu vào vết thương

Đối với những người lớn tuổi trong nhà thì đây là lời khuyên nên làm khi thấy ai đó bị bỏng. Tuy nhiên theo y học thì mẹo dân gian này hoàn toàn phản khoa học, dầu và mỡ không giúp ích cho việc làm lành da.

Để tăng tốc quá trình hồi phục, bạn nên để chỗ vết bỏng dưới vòi nước lạnh từ 15-20 phút rồi cho nó khô tự nhiên. Bạn cũng có thể bôi kem trị bỏng được mua ở hiệu thuốc hay theo toa bác sĩ nhưng cũng phải đợi đến ngày hôm sau chứ không nên bôi liền khi vết thương còn mới.

Vỗ mạnh vào lưng người bị hóc dị vật

Đó là thao tác nhanh chóng được chúng ta chọn dùng để cố giúp người bị nạn tống dị vật ra khỏi họng. Nhưng sẽ chẳng có hiệu quả mà còn khiến dị vật mắc sâu vào khí quản hơn khiến nạn nhân ngạt thở nhé!

Cách làm đúng là: Cố giúp họ bình tĩnh, hít thở thật chậm 2 lần, đỡ ngực và cho nạn nhân hơi khom lưng, tay kia vỗ mạnh vào giữa 2 xương bả vai.

Không làm đúng, dị vật càng khó lấy ra, gây ngạt thở

Quan trọng là buộc chặt vết thương, còn buộc như thế nào không quan trọng

Sự thật là có nhiều người chết hoặc tình hình vết thương nghiêm trọng hơn vì băng sai cách chứ không phải do mất máu. Sai lầm phổ biến thường thấy là băng bó ngay miệng vết thương, điều này có thể làm ảnh hưởng xấu đến da và khiến vết thương trầm trọng hơn.

Sai lầm thứ 2 là buộc chặt vết thương quá lâu, ít nhất một tiếng một lần hoặc thậm chí ít hơn là sau 20 phút, bạn nên nới lỏng vết buộc để máu lưu thông đến các chi. Nếu máu không được lưu thông đều, các chi có thể bị hoại tử và phải cắt bỏ.

Di chuyển người bị thương

8 lỗi sơ cứu sai bét mà ngày còn bé chúng ta vẫn tin như thật 

Bạn tuyệt đối không nên làm điều này vì người bị tai nạn có thể bị tổn thương tuỷ sống, bất kì sự di chuyển nào cũng có thể khiến cho họ bị tàn tật suốt đời hoặc thậm chí bị tử vong.

Trong trường hợp này bạn nên gọi xe cứu thương hoặc tạo ra sự chú ý tại nơi người bị nạn để các phương tiện khác nhìn thấy và tránh từ xa.

Để nẹp lại chỗ xương gãy, bạn cần phải làm thẳng tay/chân rồi mới nẹp cây vào

8 lỗi sơ cứu sai bét mà ngày còn bé chúng ta vẫn tin như thật 

Đây là một kiến thức sai lệch, bạn không nên cố làm thẳng phần xương đã gãy mà chỉ nên cố định hai khớp gần nhất, sau đó đặt thanh nẹp vào đó rồi chờ xe cứu thương tới.

Dùng thuốc trong hộp sơ cứu có thể giúp người bị nạn cầm cự

8 lỗi sơ cứu sai bét mà ngày còn bé chúng ta vẫn tin như thật 

Nếu một người nào đó bất tỉnh, bạn không thể lấy bất kì loại thuốc nào cho họ uống – ngay cả khi đó là loại thuốc mà họ vẫn uống mỗi ngày.

Con người ở những thời điểm khác nhau sẽ có những cách điều trị cũng khác nhau, họ có thể dị ứng ngay cả với những loại thuốc vô hại nhất. Do đó, điều duy nhất nên làm là chờ bác sĩ đến và cố gắng giúp đỡ họ mà không cần dùng đến thuốc.

Cồn có thể sử dụng thay thuốc gây tê

8 lỗi sơ cứu sai bét mà ngày còn bé chúng ta vẫn tin như thật 

Rượu có tác dụng thay thế thuốc gây tê là một “lời truyền sấm” rộng rãi từ trước giờ. Thực chất rượu làm cho máu trở nên loãng và chảy máu nhiều hơn. Bên cạnh đó, rượu còn có thể gây ngộ độc và làm cơ thể suy yếu, giảm tác dụng của thuốc gây tê.

Khi có ai đó bị mất ý thức, cố gắng làm cho họ tỉnh lại càng nhanh càng tốt

8 lỗi sơ cứu sai bét mà ngày còn bé chúng ta vẫn tin như thật 

Điều này hoàn toàn không đúng. Ngất xỉu là cơ chế phòng vệ tự nhiên của cơ thể, thông thường khi một người bị quá sức, bị sợ hãi sẽ rơi vào trạng thái mất ý thức từ 1 đến 5 phút. Nếu bạn cố gắng làm họ tỉnh bằng cách tạt nước lạnh vào mặt thì tình hình có thể trở nên tồi tệ hơn, thậm chí khiến người đó rơi vào trạng thái hôn mê.

Khi có ai đó ngất xỉu, bạn nên đặt chân họ lên cao và chờ khoảng 5 phút. Nếu người đó vẫn ở trong trạng thái mất ý thức, hãy gọi xe cấp cứu và quan sát đừng để họ cắn trúng lưỡi của mình nhé.

Chườm đá lên vết bầm tím

Có thể bạn hay thấy cách làm này được ứng dụng trên phim ảnh, nhưng lưu ý nhé, đá cần được bọc trong 1 lớp khăn hoặc vải mềm chứ không chườm trực tiếp trên da. Việc để đá lạnh tiếp xúc trực tiếp với vết bầm còn dễ khiến phần bị thương bị phỏng lạnh.

Chườm trong khoảng 20 phút, lấy đá ra, đợi 20 phút sau đó lặp lại. Qua vài lần vết bầm sưng sẽ giảm. Nhớ nhé!

Dùng khăn mềm bọc đá chườm vết thương

Đặt vật cứng vào giữa 2 hàm răng người đang qua cơn động kinh

Bạn nghĩ như thế nạn nhân sẽ không cắn răng vào lưỡi gây chảy máu và nguy hiểm. Nhưng thực tế đây là việc làm thứ yếu, việc cố đặt vật cứng vào miệng còn có thể làm vỡ răng của nạn nhân.

Khi đang trong cơn động kinh, các cơ đều đang trong trạng thái căng cứng nên việc cắn vào lưỡi thường ít xảy ra và nếu có cũng không gây vết thương nặng khiến mất máu quá nhiều. Cần thiết hơn, bạn nên đặt 1 chiếc gối hay vật mềm dưới đầu họ để giúp họ tránh những chấn động tới não.

Vội vàng cứu người bị điện giật ra khỏi hiện trường

Sẽ chẳng giúp ích cho người bị nạn mà còn có thể khiến bạn lâm nạn.

Hãy quan sát và đánh giá hiện trường, kiểm tra nguồn gây giật điện, nhanh chóng loại bỏ nó bằng cách ngắt nguồn điện (nếu được) và/hoặc dùng gậy gỗ tách nạn nhân khỏi nguồn điện. Sau đó hãy nhanh chóng gọi cứu trợ.

Sơ cứu người bị điện giật không nên vội vàng

Luôn rút dị vật khỏi vết thương

Bạn có thể lấy gai nhọn, mảnh thủy tinh hay mảnh gỗ nhỏ khỏi vết thương nhỏ ở ngón tay hay chân,… nhưng đừng bao giờ rút những dị vật lớn khỏi các vết thương nghiêm trọng.

Nguyên nhân chính là vì khi rút dị vật ra khỏi vết thương, tình trạng chảy máu càng tăng lên và có thể khiến nạn nhân tử vong do mất máu.

Những tình huống nghiêm trọng như thế việc bạn nên làm tức thì là gọi xe cấp cứu, các bác sỹ sẽ giữ lại dị vật tại vết thương cho đến tận khi vào phòng phẫu thuật.

Đừng rút dị vật ra khỏi vết thương nghiêm trọng

Trong các trường hợp khẩn cấp, hãy cố gắng gọi cấp cứu hoặc đến ngay bệnh viện để được điều trị kịp thời. Bên cạnh đó bạn cũng nên đi học khóa học sơ cứu để có thể tự cứu mình thoát khỏi nguy hiểm bạn nhé.

Chúc Di (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng