Tưởng Giới Thạch và công cuộc phục hưng văn hóa

20/05/16, 15:18 Tin Tổng Hợp

Năm 1967, trong khi những di sản văn hóa hàng ngàn năm đang bị hủy hoại bởi cuộc “Cách mạng Văn hóa” tại Trung Quốc thì ở Đài Loan, nhà lãnh đạo Tưởng Giới Thạch lại bắt đầu phong trào phục hưng văn hóa truyền thống Trung Hoa, mang lại ảnh hưởng sâu rộng cho đến tận ngày nay.

Tưởng Giới Thạch và công cuộc phục hưng văn hóa.1
Tưởng Giới Thạch (Ảnh: Internet)

Năm 1966, nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là Mao Trạch Đông đã phát động “Cách mạng Văn hóa”, chính sách của ông Mao Trạch Đông đã làm những trí thức Quốc Dân đảng ở eo biển bên kia cảm thấy xót xa.

Vào ngày kỷ niệm Cách mạng Tân Hợi, ông Tưởng Giới Thạch đã xuất bản sách “Nói với đồng bào cả nước” (Cáo toàn quốc đồng bào thư). Tháng 11/1966, 1500 người đã ký vào bức thư chung gửi Viện Hành chính, kiến nghị “Phong trào phục hưng văn hóa Trung Hoa”, yêu cầu lấy ngày sinh của ông Tôn Trung Sơn 12/11 hàng năm là “Ngày phục hưng văn hóa Trung Hoa”. Ý tưởng này đã được ông Tưởng Giới Thạch biểu dương.

Ngày 28/7/1967, chính quyền Đài Loan đã tổ chức Ủy ban Thúc đẩy phong trào phục hưng văn hóa Trung Hoa (sau đổi thành Tổng hội Phục hưng Văn hóa Trung Hoa), ông Tưởng Giới Thạch làm Hội trưởng.

Mục đích sau cùng của phong trào này là xây dựng nền tảng đạo đức xã hội. Cụ thể là xây dựng những giá trị như trung, hiếu, nhân, ái, tín, nghĩa, hòa, bình; trong đó nền tảng triết học quan trọng nhất là chữ “nhân”.

Dưới chỉ đạo của ông Tưởng Giới Thạch, Ủy ban đã xây dựng nhiều cơ quan chuyên môn, trong đó quan trọng nhất là Hội đồng Xúc tiến xuất bản học thuật để chỉnh lý xuất bản những sách tư tưởng cổ đại giúp thế hệ trẻ được đọc những tư tưởng tinh hoa, chương trình đã cho ra đời nhiều sách cổ Trung Quốc, tiêu biểu như “Chu dịch”, “Lão tử”, “Kinh Thi”, “Mạnh tử”, “Bạch thoại sử ký”, “Bạch thoại tự trị thông giám”…

Ngày 29/3/1969, ông Tưởng Giới Thạch đích thân làm lễ khánh thành Nhà thờ Liệt sĩ Cách mạng Quốc dân. Vào giai đoạn này, Đài Loan đã cho xây dựng rất nhiều công trình mang bản sắc Trung Quốc truyền thống (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung).
Ngày 29/3/1969, ông Tưởng Giới Thạch đích thân làm lễ khánh thành Nhà thờ Liệt sĩ Cách mạng Quốc dân. Vào giai đoạn này, Đài Loan đã cho xây dựng rất nhiều công trình mang bản sắc Trung Quốc truyền thống
(Ảnh: Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung).

Ăn, mặc, ở, đi lại

Ủy ban đề ra khẩu hiệu “Văn hóa là biểu trưng của cuộc sống, là luân lý kỷ cương để phát dương đạo đức nhằm dẫn dắt quốc dân, giúp mọi người biết lập thân xử thế, hiểu đạo lý làm việc vì người, cư xử với con người và hiểu sự vật. Văn hóa để đưa luân lý đạo đức vào cuộc sống thường ngày của quốc dân, để xác lập quy tắc ứng xử và chung sống giữa người với người, không để mọi việc đi quá giới hạn cho phép”.

Ủy ban còn ban hành “Quốc dân cuộc sống cần biết”, trong đó có những quy tắc cụ thể về ăn, mặc, ở, đi lại, vui chơi giải trí… làm nguyên tắc sống. Ủy ban Hướng dẫn cuộc sống Quốc dân có trách nhiệm đẩy mạnh thực hiện luân lý đạo đức, phát động “phong trào phục hưng văn hóa Trung Hoa trong thanh thiếu niên”, chế định “Quốc dân cuộc sống cần biết”, đề ra những yêu cầu cơ bản trong việc ăn, mặc, ở, đi lại theo tinh thần khơi dậy văn minh và lễ nghĩa. Cuốn “Quốc dân lễ nghĩa phạm lệ” đã được chỉnh lý xuất bản chính thức năm 1970, bồi dưỡng cho thanh niên có lý tưởng sống vì xã hội.

Giáo dục

Tưởng Giới Thạch đặc biệt xem trọng giáo dục lịch sử và quốc ngữ, nhà trường đặc biệt xem trọng chính sách “giáo dục quốc dân” và “giáo dục đạo đức”. Tưởng Giới Thạch yêu cầu: Quốc văn là nền tảng văn hóa quốc gia, học trò dù theo đuổi khoa học xã hội hay khoa học tự nhiên cũng đều phải chú ý. Tại bậc học phổ thông, dạy quốc văn, lịch sử và văn hóa Trung Quốc phải chiếm một nửa chương trình học. Các trường học phải mở chương trình “Cuộc sống và luân lý”, “Tài liệu cơ bản về văn hóa Trung Quốc”… Tưởng Giới Thạch yêu cầu nhà trường phải dạy cho học trò biết “lễ nghĩa và liêm sỉ” để văn hóa truyền thống được bám sâu rễ bền gốc.

Tưởng Giới Thạch chống lại cách phá hủy học thuyết Khổng tử của ĐCSTQ, vì thế đã cho thành lập “Học hội Khổng Mạnh” để thực hiện sứ mạng bảo vệ học thuyết Khổng tử ở Đài Loan, lấy phục hưng văn hóa Trung Hoa làm mục đích của giáo dục, cho thành lập Đại học Văn hóa Trung Quốc để đẩy mạnh nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển văn hóa Trung Hoa.

Tưởng Giới Thạch và công cuộc phục hưng văn hóa.2
Đại học Văn hóa Trung Quốc ( Ảnh : Internet)

Văn nghệ

Hoàn toàn khác với cách làm phá hoại văn hóa truyền thống, Tưởng Giới Thạch cho thành lập Quỹ Văn nghệ Quốc gia và Tổ chức Trung tâm Văn hóa từ Trung ương đến các địa phương, tổ chức tọa đàm văn nghệ trong giới văn nghệ toàn quốc, tổ chức các loại hình hoạt động văn nghệ như triển lãm thư họa, diễn hí kịch, múa, diễn tấu âm nhạc… theo tôn chỉ cải tiến và phát huy các loại hình nghệ thuật truyền thống. Cho xuất bản Lịch sử văn nghệ Trung Hoa, sửa chữa lại sai lầm trước hành vi phá hủy nền văn nghệ truyền thống của ĐCSTQ.

Theo BBC, vào thời đó Đài Loan đặc biệt quan tâm đến “Cách mạng Văn hóa” ở Trung Quốc Đại Lục, thậm chí còn thường xuyên tổ chức các hoạt động giáo dục liên quan. Ví dụ như triển lãm Hồng vệ binh đấu tố quan chức cấp cao ĐCSTQ, triển lãm xác chết trôi sông ở Châu Giang, hoạt động kể về các di tích lịch sử bị phá hoại, kể về học giả bị nhốt sọt tre phải uất hận tự sát, những câu chuyện tàn bạo của Hồng vệ binh….

Nhờ nỗ lực của Tưởng Giới Thạch, văn hóa truyền thống Trung Quốc được lưu giữ cực tốt tại Đài Loan, giúp cho văn hóa Đài Loan có sức hấp dẫn, đến nay trở thành vùng đất đặc biệt được người Trung Quốc Đại Lục yêu thích.

Ngày 11/1/1967, khi Tưởng Giới Thạch trả lời phỏng vấn của phóng viên châu Âu đã bình luận về “Cách mạng Văn hóa”: “Ông ta (Mao Trạch Đông) chỉ biết bảo vệ quyền lực, ngoài ra chẳng biết gì khác, đây cũng là thủ đoạn của ông ta”. Tết Nguyên đán năm 1971, trong “Bày tỏ cùng đồng bào quân dân toàn quốc”, Tưởng Giới Thạch đã bình luận về “Cách mạng Văn hóa” ở Trung Quốc Đại Lục là: “Biến trung quốc Đại Lục thành nhà thương điên của phương Đông”.

Theo Đại Kỷ Nguyên

Ad will display in 09 seconds

14 bí mật về Ivanka Trump - con gái của Tổng thống Trump

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Thánh khổ linh hoa

Ad will display in 09 seconds

Chuyện thần thoại dành cho con người tương lai - P1

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

Ad will display in 09 seconds

Chuyện về một người hùng và người cha mafia

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

Ad will display in 09 seconds

Người đàn ông và Vụ tai nạn giao thông chấn động nước Mỹ

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • 14 bí mật về Ivanka Trump - con gái của Tổng thống Trump

    14 bí mật về Ivanka Trump - con gái của Tổng thống Trump

  • Tinh Hoa kể chuyện: Thánh khổ linh hoa

    Tinh Hoa kể chuyện: Thánh khổ linh hoa

  • Chuyện thần thoại dành cho con người tương lai - P1

    Chuyện thần thoại dành cho con người tương lai - P1

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • Chuyện về một người hùng và người cha mafia

    Chuyện về một người hùng và người cha mafia

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

    Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

  • Người đàn ông và Vụ tai nạn giao thông chấn động nước Mỹ

    Người đàn ông và Vụ tai nạn giao thông chấn động nước Mỹ

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La