“Tướng đi, đứng, ngồi” của một người là thể hiện sự tu dưỡng của bản thân

18/02/19, 11:24 Cổ Học Tinh Hoa

Hành vi của một người là thể hiện sự tu dưỡng bản thân của người đó. Người có phong thái thanh cao, tao nhã, dễ tạo sự tin tưởng cũng như kính trọng của người khác. Người có hành vi cử chỉ thô lỗ, không nhìn trước ngó sau, rất dễ bị chán ghét, gặp nhiều rắc rối trong cuộc sống.

"Tướng đi, đứng, ngồi" của một người là thể hiện sự tu dưỡng của bản thân.1
Mỗi hành vi cử chỉ của một người sẽ phản ánh ra sự tu dưỡng của bản thân người đó. (Ảnh: Zunke.com)

Mỗi hành vi cử chỉ của một người sẽ phản ánh ra sự tu dưỡng của bản thân người đó. Cách ăn nói và hành vi thanh cao, nhã nhặn không chỉ khắc sâu ấn tượng trong tâm chí người khác mà còn đem lại nhiều cơ hội, thành công cho bản thân. Để được như vậy, đòi hỏi mỗi người phải có sự rèn luyện lễ nghi trong cuộc sống hàng ngày.

Trong tài liệu vỡ lòng về lễ nghi “Đệ Tử quy” có dạy rằng: “Bộ tòng dung, lập đoan chính, ấp thâm viên, bái cung kính, vật tiễn quắc, vật bả ỷ, vật ki cứ, vật diêu bễ” , tức là: Đi thong thả, đứng ngay chính, cúi chào sâu, bái cung kính, chớ đạp thềm, không đứng nghiêng, chớ ngồi dạng chân, không rung đùi. Tục ngữ cũng có câu: “Trạm hữu trạm tướng, tọa hữu tọa tướng”, tức là đứng có tướng đứng, ngồi có tướng ngồi.

"Tướng đi, đứng, ngồi" của một người là thể hiện sự tu dưỡng của bản thân.2
Đi thong thả, đứng ngay chính, cúi chào sâu, bái cung kính, chớ đạp thềm, không đứng nghiêng, chớ ngồi dạng chân, không rung đùi. (Ảnh qua soso999.org)

Cử chỉ và dáng điệu của một người mà ngay chính, có lễ thì có thể nói lên người ấy là có giáo dưỡng, đồng thời cũng lưu lại cho người tiếp xúc một sự tin tưởng, một ấn tượng tốt. Trái lại, một người có những hành vi cử chỉ thô lỗ, thất lễ, không tập trung và lỗ mãng sẽ chỉ ra rằng người ấy là không có giáo dưỡng, sẽ gây cho người tiếp xúc một sự phản cảm và coi thường.

Cổ ngữ có câu: “Trạm như tùng, tọa như chung”, tức là đứng như cây tùng, ngồi như chuông. Đây được xem là yêu cầu cơ bản nhất về tư thế ngồi và đứng của một người. Bất kể là trong Nho giáo, hay trong văn hóa tu luyện của Đạo gia, “trạm như tùng” không chỉ có hàm nghĩa là đứng thẳng, mà còn có hàm ý đạo đức sâu xa. Yêu cầu của đứng, chính là đứng thẳng như có gốc, mạnh mẽ kiên cường, không ai có thể lay động được. “Tọa như chung”, người xưa cho dù là ngồi trên chiếu trải dưới đất, hay là ngồi trên giường, trong trạng thái bình thường mọi người đều ngồi ở tư thế an tọa (ngồi thẳng người).

Đứng có tướng đứng

Một người bình thường khi đứng, yêu cầu phải có tư thế ngay ngắn, nghiêm chỉnh, đoan trang, vững chãi và tự nhiên. Cụ thể là thân trên phải thẳng, đầu thẳng, vẻ mặt tươi cười, cằm thu, bả vai ngang bằng, ngực ưỡn tự nhiên, lưng thẳng, bụng hóp, trọng tâm của cơ thể dồn vào chính giữa hai chân. Từ hình dáng tổng thể, tư thế đứng như cây tùng hình thành nên một tư thế cao và thẳng, mạnh mẽ, kiên cường, sức sống sung mãn. Tư thế đứng không ngay ngắn, hai chân mở rộng quá lớn, vắt chéo chân khi đứng một cách tùy tiện bị coi là không chuẩn mực, thất lễ.

Nếu đứng thẳng quá lâu thì có thể luân phiên thay đổi trọng tâm vào chân trái hoặc chân phải, lúc ấy một chân sẽ lùi lại phía sau một bước, nhưng thân trên vẫn phải giữ thẳng, khoảng cách giữa hai chân không thể quá xa nhau, nghiêng lệch. Đó là tư thế “Vật bả ỷ” (Đứng nghiêng lệch).

Ngồi có tướng ngồi

Bình thường, người xưa khi ngồi cũng đòi hỏi phải có “tướng ngồi”. “Tướng ngồi” yêu cầu thân trên phải bảo trì ngay ngắn, đầu thẳng, mắt nhìn thẳng phía trước hoặc nhìn sang đối phương khi đang trò chuyện. Nếu ngồi trên ghế, hai tay buông lỏng tự nhiên, đặt ở trên đùi, hai chân gấp khúc tự nhiên, cẳng chân vuông góc với mặt đất, bàn chân để bằng trên mặt đất. Thông thường khi ngồi trên chiếu, người xưa thường ngồi theo tư thế an tọa.

"Tướng đi, đứng, ngồi" của một người là thể hiện sự tu dưỡng của bản thân.3
“Tướng ngồi” yêu cầu thân trên phải bảo trì ngay ngắn, đầu thẳng, mắt nhìn thẳng phía trước hoặc nhìn sang đối phương khi đang trò chuyện. (Ảnh qua bbs.tianya.cn)

Trong những trường hợp trang trọng, khi ngồi trên ghế, người nam có thể mở chân ra một khoảng thích hợp, nhưng người nữ thì khép chân lại. Trong trường hợp không trang trọng hoặc ngồi quá lâu, có thể cho phép thay đổi tư thế chân. Khi ngồi, ngoài việc phải ngay ngắn, đoan trang thì còn phải thoải mái, tự nhiên, phóng khoáng, lộ ra vẻ khiêm tốn, cung kính. Đây cũng được coi là người có giáo dưỡng.

Đi có tướng đi

Cúi đầu, khom lưng và đi hình chữ bát không chỉ là tướng đi khó coi, mà còn ảnh hưởng lớn đến đại não của một người. Đi đường với tư thế ngẩng đầu, lưng thẳng, ưỡn ngực tự nhiên có lợi cho việc lưu thông khí huyết và giúp cho đại não được nghỉ ngơi. Tư thế đi khom lưng sẽ khiến cho các kinh mạch trong cơ thể không được hoạt động thông suốt và nghỉ ngơi một cách tốt nhất.

Tư thế đi chữ bát làm ảnh hưởng đến việc lưu thông máu đến các cơ quan nội tạng trong thân thể, ảnh hưởng đến việc cung cấp máu cho não. Tư thế đi cổ vẹo, vai nghiêng sẽ ảnh hưởng đến vận hành khí huyết trong đốc mạch, tạo thành khí huyết không thông, ảnh hưởng đến sức khỏe.

"Tướng đi, đứng, ngồi" của một người là thể hiện sự tu dưỡng của bản thân.4
Tướng đi chính xác là hai mắt nhìn thẳng về phía trước, ngẩng đầu, cổ thẳng, ngực ưỡn tự nhiên, lưng thẳng, hóp bụng, mông đẩy về phía sau. Khi đi phải thong dong, không quá vội, không quá chậm, tự nhiên phóng khoáng. (Ảnh qua Kknews.cc)

Tướng đi chính xác là hai mắt nhìn thẳng về phía trước, ngẩng đầu, cổ thẳng, ngực ưỡn tự nhiên, lưng thẳng, hóp bụng, mông đẩy về phía sau. Khi đi phải thong dong, không quá vội, không quá chậm, tự nhiên phóng khoáng.

Khi đi đường, gặp người lớn phải bước nhanh về phía trước, thể hiện lòng tôn kính của bản thân đối với họ, thể hiện vẻ mừng rỡ khi gặp họ. Khi cáo lui người lớn, phải thong thả thoái lui, thể hiện lòng kính trọng và ý tứ “không muốn rời xa”.

Khi vào phòng trống, phải tự nhắc nhở bản thân: “Vào phòng trống, như có người”, biểu thị rằng tuy là ở trong phòng không có người nhưng vẫn phải giữ lễ nghi và cẩn trọng như có người khác đang ở trong phòng.

Trong lễ nghi truyền thống, khi đứng và ngồi cũng phải tuân thủ theo nguyên tắc “Trường giả lập, ấu vật tọa, trường giả tọa, mệnh nãi tọa”, ý là: Người lớn đứng, trẻ chớ ngồi, người lớn ngồi, cho phép ngồi. Tức là phải tuân thủ theo phép tắc lớn nhỏ có tôn ti trật tự. Đó mới được xem là người hiểu lễ.

Theo Trí thức VN

Xem thêm:

 

Ad will display in 09 seconds

Chuyện thần thoại dành cho con người tương lai - P1

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Người sống thọ có 4 cái lười

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói con người làm gì Thần linh đều biết, xem xong 3 câu chuyện này sẽ rõ

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Sau khi thất bại, Ma Vương đã có lời nguyền gì với Đức Phật?

Ad will display in 09 seconds

5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

Ad will display in 09 seconds

Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

Ad will display in 09 seconds

Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

  • Chuyện thần thoại dành cho con người tương lai - P1

    Chuyện thần thoại dành cho con người tương lai - P1

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Người sống thọ có 4 cái lười

    Người sống thọ có 4 cái lười

  • Vì sao nói con người làm gì Thần linh đều biết, xem xong 3 câu chuyện này sẽ rõ

    Vì sao nói con người làm gì Thần linh đều biết, xem xong 3 câu chuyện này sẽ rõ

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Sau khi thất bại, Ma Vương đã có lời nguyền gì với Đức Phật?

    Sau khi thất bại, Ma Vương đã có lời nguyền gì với Đức Phật?

  • 5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

    5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

  • Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

    Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

  • Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

    Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?