Tư Mã Quang lấy Đức làm trọng
Tư Mã Quang, một trong những danh nhân văn hóa xưa, ông là một sử gia nổi tiếng và cũng là một vị tể tướng quyền cao chức trọng của Tống triều. (Ảnh tại Bảo tàng Cung đình Quốc gia Đài Bắc/ Wikipedia)
Một trong những danh nhân Trung Hoa xưa là Tư Mã Quang. Ông là một sử gia nổi tiếng và vị tể tướng quyền cao chức trọng của Tống triều. Ông cũng là tác giả của Bộ biên niên sử ký Trung Quốc đồ sộ có một không hai “Tư trị Thông giám”, mất đến 19 năm để hoàn thành.
Một câu chuyện được truyền tụng về ông là khi ông còn là một cậu bé, ông đã đập vỡ vụn một vại nước to để cứu mạng một đứa trẻ rơi vào trong vại.
Trước khi trở thành quan nha, ông làm thầy đồ thôn dã. Trong thời kì này, ông cùng học trò ăn uống rất đạm bạc và không bao giờ uống rượu.
Tư Mã Quang dạy học trò các nguyên lý về đạo hiếu, nghĩa huynh đệ, chữ trung và tín. Ông nỗ lực không ngừng trong việc truyền thụ nhân cách đạo đức cao quý cho học trò.
Một lần, một vài người đứng tuổi nơi thôn quê chuẩn bị một bữa ăn thịnh soạn cho Tư Mã Quang. Để đáp lại tấm lòng quảng đại của họ, ông đã chỉ dẫn họ thiên chương về “Đại học” để giúp họ khai mở trí tuệ
Mỗi khi Tư Mã Quang rời đi, dân chúng luôn tập hợp lại đứng thật lâu trên đường cho đến khi khuất bóng ông, để bày tỏ lòng tôn kính.
Vua xứ Khiết Đan, một vương triều phía Bắc Trung Quốc thời bấy giờ, nghe tin Tư Mã Quang trở thành Tể tướng, bèn nói với dân chúng Khiết Đan rằng: “Trung Nguyên cử Tư Mã Quang làm tể tướng đương triều. Hiên tại, chúng ta không nên xâm phạm bờ cõi Tống triều.”
Trong suốt thời gian đảm trách chức vị tể tướng, Tư Mã Quang không chỉ vị tha mà còn bộc lộ tư cách liêm chính cao đẹp. Ông cải biến cơ cấu xã hội Trung Quốc một cách mạnh mẽ: Giáo dục được xem trọng, bách tính tự biết lao động nuôi thân, thương nhân lấy chữ tín làm đầu, người trẻ phải biết liêm sỉ, mỗi ngày, dân chúng đều nhắc nhở nhau rằng không được phạm điều xấu kẻo Tư Mã Quang nghe được.
Sau khi Tư Mã Quang qua đời, Hoàng đế lệnh cho thần dân dừng mọi công ăn việc làm để tang ông 3 ngày, đồng thời tuân theo giáo huấn của Tư Mã Quang về một lối sống thanh liêm
Dân chúng tại kinh thành bỏ hết mọi việc, thống thiết khóc thương cái chết của ông như thể người thân của họ. Hơn vạn người tham gia vào đám tang của ông.
Tư Mã Quang đã trở thành tấm gương vĩ nhân về lối sống và cách thức trị quốc, khi ai ai cũng tin vào hiếu, đễ, trung và tín thì đạo đức xã hội tự có cải biến.
Lời bình:
Hiện nay nhắc đến hai từ Trung Quốc, một vài người hoặc có lẽ là hầu hết mọi người sẽ thốt lên rằng: “bọn bất lương”, “quân Tàu khựa” “bọn tàn ác vô nhân tính”, …Người nào mà nói tốt cho Trung Quốc hẵn sẽ hốt gạch về đủ để xây nhà. Do đó, tôi cũng không dám nói tốt cho Trung Quốc ngày nay, mà quả thực là Trung Quốc ngày nay cũng chẳng có nhiều điều tốt để bàn. Tôi chỉ xin được bàn về Trung Quốc ngày xưa. Đối với tôi, văn hóa và tư tưởng về nhân nghĩa đạo đức không có ranh giới quốc gia. Huống hồ gì, chúng ta không thể không thừa nhận rằng văn hóa Việt ảnh hưởng sâu đậm văn hóa Trung Hoa. Do đó, đôi khi nhìn người mà ngẫm đến ta, liệu người Việt Nam có đang trên xu hướng của bọn Tàu khựa?
Ngày xưa người Trung Quốc luôn coi trọng đạo đức, luôn xem trọng nhân, lễ, nghĩa, trí, tín mà người Việt Nam cũng lấy đó mà học hỏi. Tại sao Khiết Đan nghe tin Tư Mã Quang làm tể tướng lại e dè không dám dấy binh xâm phạm. Bởi lẽ họ biết một đạo lý rằng, vua tôi và thần dân lấy Đức là cơ sở đã tự hình thành một sức mạnh không gì ngăn nổi. Do lấy Đức làm trọng nên người với người như thân quyến một nhà, lấy tình thân mà đối đãi với nhau tạo ra sức mạnh toàn thể. Một chữ Đức có sức mạnh hiệu triệu toàn dân đồng lòng, há chẳng phải là nỗi kinh hoàng của ngoại bang. Gương người xưa còn đó, bài học người xưa còn đó, nhưng người Trung Quốc ngày nay sao lại ra nông nỗi như thế? Ai đã phá hủy những giá trị tinh thần to lớn ấy? Ai đã biến những thành tựu văn hóa huy hoàng khi xưa trở thành đống điêu tàn đổ nát của giá trị văn hóa và đạo đức suy đồi? Nếu thật sự muốn biết thì câu trả lời có lẽ là một câu chuyện dài đầy nỗi kinh hoàng và đau đớn….
Dịch và viết lời bình: Hàn Mai