Từ góc độ nhân quả, lý giải vì sao Vũ Hán lại chịu kiếp nạn lớn như vậy?

20/02/20, 22:00 Đọc & Suy ngẫm
“Nhân tâm sinh nhất niệm, thiên địa tận giai tri; thiện ác nhược vô báo, càn khôn tất hữu tư”, tức lòng người sinh một niệm, trời đất đều biết hết; thiện ác nếu không báo, càn khôn ắt có tư tâm.
“Nhân tâm sinh nhất niệm, thiên địa tận giai tri; thiện ác nhược vô báo, càn khôn tất hữu tư”, tức lòng người sinh một niệm, trời đất đều biết hết; thiện ác nếu không báo, càn khôn ắt có tư tâm. (Ảnh: )

Người xưa có câu: “Họa phúc không ngẫu nhiên tìm đến, mà là con người tự chiêu mời”. Khi tội nghiệp của con người quá lớn, hung thần sẽ tìm đến con người một cách tự nhiên, đây chính là quy luật của vũ trụ, bất cứ ai cũng không có ngoại lệ. Vậy nên, từ góc độ nhân quả mà xét, đại dịch viêm phổi mà hiện nay Vũ Hán đang phải gánh chịu cũng đều có nguyên do của nó.

“Nhân tâm sinh nhất niệm, thiên địa tận giai tri; thiện ác nhược vô báo, càn khôn tất hữu tư”, tức lòng người sinh một niệm, trời đất đều biết hết; thiện ác nếu không báo, càn khôn ắt có tư tâm.
Lòng người sinh một niệm, trời đất đều biết hết; thiện ác nếu không báo, càn khôn ắt có tư tâm. (Ảnh: KKnews)

Cổ ngữ có câu: “Nhân tâm sinh nhất niệm, thiên địa tận giai tri; thiện ác nhược vô báo, càn khôn tất hữu tư”, tức lòng người sinh một niệm, trời đất đều biết hết; thiện ác nếu không báo, càn khôn ắt có tư tâm. Đạo lý vũ trụ vốn công bằng, bất kỳ ai cũng không thoát được, nếu không thì cái ác sẽ vô độ và lan tràn không có điểm dừng, còn cái thiện mà không nhận được hồi báo thì cũng sẽ không thể duy trì lâu dài được.

Người xưa nói, một người làm quan cả họ được nhờ. Điều đó có nghĩa là khi một người có nhiều quyền hành và tiền bạc, nhưng số tiền người ta kiếm được lại dùng vào đầu tư vào cho quê nhà của mình, phụng dưỡng cho gia đình dòng họ, nền kinh tế địa phương cũng theo đó mà phát triển. Còn nếu một người làm quan mà lại tạo ra nhiều oán nghiệp, những tiền bạc vật chất họ tạo ra cũng mang theo nhiều nghiệp lực, kết quả là cuối cùng chuốc lấy tai họa cho bản thân và những người xung quanh. 

Martin Luther King từng nói: “Trong thế giới này, chúng ta không chỉ xót xa trước lời nói và hành động của kẻ xấu mà còn cả vì sự im lặng đến đáng sợ của người tốt”. Einstein cũng đã nói điều tương tự: Thế giới sẽ không bị phá hủy bởi những kẻ làm điều ác, mà chính bởi những người đứng xem họ hành ác mà không làm gì”. Sự vô cảm mang cho người ta cảm giác gì? Chính là cảm giác của sự lạnh giá khắc nghiệt.

Băng dày 3 thước không phải bởi 1 ngày, hiện nay người dân Vũ Hán đang nếm trải sự buốt lạnh từ 20 năm vô cảm không lên tiếng trước cái ác. Người Vũ Hán đang hứng chịu đại nạn trong đơn độc, kể cả lúc chết cũng vẫn là đơn độc, người dân bên ngoài không dám đưa tay ra hỗ trợ người dân Vũ Hán. Sự cách li khắc nghiệt của chính quyền Trung Quốc đối người dân Vũ Hán mang lại cho con người một cảm giác tịch mịch vô vọng đến ơn ớn lạnh, đây chính là đối ứng với 20 năm khổ nạn của những người tu luyện Phật Pháp bị ĐCSTQ đàn áp.

Hiện nay, dịch virus Corona Vũ Hán đang bùng phát và lan rộng khắp thế giới với số người tử vong ngày càng tăng nhanh, những hình ảnh thảm khốc từ vùng tâm dịch Vũ Hán khiến cho cả thế giới bàng hoàng. Nhưng tại sao bệnh dịch bùng phát ở Vũ Hán? Từ lập luận trên cho thấy, ôn dịch thường được lây truyền từ nơi có nghiệp lớn nhất. Vũ Hán vì sao đã bị lựa chọn? Ta thử tìm dữ kiện trong lịch sử để phỏng đoán.

ĐCSTQ bức hại người dân, quan chức Vũ Hán tham gia đắc lực

Kể từ khi giành chính quyền năm 1949, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã không ngừng sử dụng các thủ đoạn nhằm triệt tiêu những tiếng nói đối lập trong nhân dân, hủy hoại nền văn hóa Thần truyền, bức hại tín ngưỡng tôn giáo và đàn áp những người dân lương thiện. Trong quá trình đó, có thể nói Vũ Hán chính là địa phương tham gia đắc lực nhất.

ĐCSTQ ngoài việc giết người hàng loạt, còn bức hại người dân về mặt tinh thần, nghiêm trọng nhất có thể kể đến là cuộc đàn áp các học viên Pháp Luân Công diễn ra trong suốt 20 năm qua. Mỗi lần như thế, ĐCSTQ đều cưỡng ép toàn thể người dân Trung Quốc tham dự vào, mang lại tội nghiệp khôn xiết cho biết bao người Trung Quốc vô tội.

Cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân, người phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công, đã không tiếc huy động 1/4 thu nhập kinh tế quốc dân để bức hại, chính sách được sử dụng đối với học viên Pháp Luân Công là: “Bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính, hủy hoại thân thể”.

Người tham gia bức hại không chỉ là công an, kiểm sát và tư pháp, mà từ Trung ương ĐCSTQ cho đến tầng tầng lớp lớp địa phương đều thành lập Phòng 610 chuyên bức hại Pháp Luân Công, thông qua trại lao động cải tạo, nhà tù v.v. mà tiến hành hàng trăm kiểu tra tấn cực hình các học viên. Khủng khiếp hơn nữa là tiến hành mổ cướp nội tạng sống của những người tập luyện môn khí công ôn hòa này. Đây là hành vi tà ác trước giờ chưa từng xảy ra trên trái đất.

Diễu hành kêu gọi ngừng đàn áp và mổ cướp nội tạng sống học viên Pháp Luân Công.
Hoạt động diễu hành kêu gọi ngừng đàn áp và mổ cướp nội tạng sống học viên Pháp Luân Công. (Ảnh: Epoch Times)

Đảng Cộng sản Trung Quốc tạo ra màn kịch dối trá gây sốc thế giới như “Vụ tự thiêu Thiên An Môn” v.v. Sử dụng các cơ quan tuyên truyền để kích động lòng hận thù, khiến quảng đại quần chúng bị đầu độc bởi những lời lừa dối, và tham gia vào cuộc bức hại ở các mức độ khác nhau. Ngoài ra, chính quyền ĐCSTQ còn tiến hành các hoạt động như tố cáo và phê phán trên toàn quốc, ngay cả học sinh tiểu học và trung học cơ sở cũng không bỏ qua.

Tại Vũ Hán, trong khi virus viêm phổi Corona lây truyền khắp nơi, thì quận Hồng Sơn của thành phố Vũ Hán tiếp tục liệt kê danh sách bắt giữ 40 ​​học viên Pháp Luân Công, chuẩn bị sau Tết sẽ tiến hành bắt cóc và giam giữ tẩy não tại nơi gọi là Trung tâm chăm sóc trường trung học Thạch Chủy.

Một lượng lớn các trường hợp trên trang Minh Huệ Net cho thấy các học viên Pháp Luân Công tại Vũ Hán đã bị bức hại vô cùng nghiêm trọng trong 20 năm qua. Với ​​số liệu thống kê chưa đầy đủ, vào năm 2019, gần 10.000 học viên Pháp Luân Công ở Đại Lục đã bị bắt cóc và quấy rối, trong đó Vũ Hán được xếp thứ hai trong các thành phố bị bắt giữ phi pháp nghiêm trọng nhất, lên đến 217 người, trong số đó thậm chí có cả những người già trên 80 tuổi.

Ba trường hợp quan chức Vũ Hán tham gia đàn áp Pháp Luân Công

Trường hợp thứ nhất: Quan chức đầu tiên của Trung Quốc bị kết tội đàn áp Pháp Luân Công ở nước ngoài là Triệu Chí Phi, cựu Phó Giám đốc Sở Công an tỉnh Hồ Bắc và là Phó lãnh đạo “Phòng 610”.

Vào ngày 21/12/2001, Tòa án Liên bang Hoa Kỳ đã mở “phiên tòa vắng mặt” kết án Triệu Chí Phi tội gây chết oan, tra tấn và các tội ác chống lại nhân loại. Kể từ đó Triệu không dám đặt chân đến nước Mỹ.

Trường hợp thứ hai: Vào ngày 14/7/2004, Triệu Trí Chân, cựu Giám đốc của Cục Phát thanh và Truyền hình Vũ Hán, Giám đốc Đài truyền hình Vũ Hán, bị buộc tội kích động hận thù.

Vào tháng 6/1999, Triệu Trí Chân đã đích thân lên kế hoạch và chỉ đạo chương trình “Ánh sáng khoa học và công nghệ” của Vũ Hán tới Trường Xuân để quay bộ phim truyện “Lý Hồng Chí và những người khác”. Bộ phim này được Giang Trạch Dân sử dụng để thuyết phục các nhà lãnh đạo khác của ĐCSTQ đồng ý đàn áp Pháp Luân Công.

Vào ngày 22/7/1999, ngày thứ ba của cuộc đàn áp chính thức, nó đã được phát sóng lặp lại nhiều lần trên toàn quốc thông qua đài truyền hình Trung ương. Đây là bộ phim truyền hình tuyên truyền chống Pháp Luân Công duy nhất trong những ngày đầu đàn áp và là một trong những công cụ chủ yếu để tẩy não toàn bộ người dân Trung Quốc.

Bộ phim này đã được sử dụng trong các trại lao động cưỡng bức và những nơi khác như một tư liệu căn cứ cho việc cưỡng bức tẩy não và tra tấn hành hạ các học viên Pháp Luân Công.

Trường hợp thứ ba: Vào tháng 7/2006, trong Hội nghị Ghép tạng Thế giới được tổ chức đầu tiên ở Boston, Hoa Kỳ, Trần Trung Hoa, khi đó là Giám đốc của Viện nghiên cứu Cấy ghép Nội tạng tại Bệnh viện Đồng Tế thành phố Vũ Hán, đã bị khởi tố hình sự. Đây là vụ kiện nhân quyền quốc tế đầu tiên được các học viên Pháp Luân Công đệ trình về việc mổ cướp nội tạng sống của ĐCSTQ.

Viện Nghiên cứu Cấy ghép Nội tạng tại Bệnh viện Đồng Tế thành phố Vũ Hán do Trần Trung Hoa chủ trì là “Nơi bắt nguồn của cấy ghép nội tạng” ở Đại Lục. Theo trang web giới thiệu của bệnh viện, đây là tổ chức nghiên cứu mang tính toàn diện quy mô lớn đầu tiên tham gia vào nghiên cứu cơ bản và lâm sàng về ghép tạng; là một trung tâm ghép tạng đa năng được Bộ Y tế phê duyệt cho phép tiến hành cấy ghép tất cả các cơ quan lớn (tim, gan, phổi, thận, tụy, tiểu tràng v.v.), hiện nay là tổ chức nghiên cứu và dịch vụ y tế toàn diện lớn nhất của Trung Quốc chuyên nghiên cứu lâm sàng và thực nghiệm ghép tạng.

Bệnh viện đã thực hiện hơn 1.000 ca phẫu thuật ghép thận chỉ trong tháng 2/2005. Đầu năm 2004, Trần Trung Hoa nói trong một cuộc phỏng vấn: “Về phương diện kinh tế, chúng tôi đã được coi là một quốc gia ghép tạng lớn và các bệnh nhân nước ngoài đều đến Trung Quốc để tìm kiếm nguồn tạng”.

Sáng ngày 10/2/2020, Lâm Chính Bân, giáo sư cấy ghép nội tạng tại Bệnh viện Đồng Tế trực thuộc Đại học Khoa học và Công nghệ Hoa Trung, đã chết vì nhiễm virus viêm phổi Corona mới Vũ Hán. Khi còn sống, Lâm Chính Bân đã từng thực hiện hàng nghìn ca phẫu thuật ghép thận, ông vừa là bác sĩ, vừa là Phó Giám đốc Cấy ghép Nội tạng tại Bệnh viện Đồng Tế thành phố Vũ Hán, đã tham gia cấy ghép nội tạng chuyên nghiệp trong hơn 30 năm.

Ông Lâm Chính Bân (phải) có tên trong danh sách nghi phạm tham gia mổ cướp nội tạng tại Trung Quốc.
Ông Lâm Chính Bân (phải) có tên trong danh sách nghi phạm tham gia mổ cướp nội tạng tại Trung Quốc. (Ảnh qua Trithucvn)

Trong lịch sử, thực thi đàn áp tín ngưỡng quy mô lớn thường mang lại cho nhân loại thảm họa. Ví dụ, ở La Mã cổ đại, Hoàng đế Nero của La Mã đã bức hại Cơ Đốc giáo vô cùng tàn khốc. Bốn năm sau, chính Nero đã bị giết. Ngay sau đó La Mã bùng phát trận ôn dịch nghiêm trọng, theo ghi chép có 30.000 người mất mạng.

Đế quốc La Mã trước sau lại có 10 vị hoàng đế bức hại tàn khốc đối với thánh đồ Cơ Đốc, do bức hại đối với các thánh đồ, từ đó phải chịu hậu quả đáng sợ, có tới 4 lần đại ôn dịch giáng xuống La Mã. Dưới sự hoành hành dữ dội của dịch bệnh, đế quốc Tây La Mã vào thế kỷ thứ 5 đã bị man tộc dễ dàng chinh phục. Đại ôn dịch lần thứ 4 khiến cho dân số của đế quốc Đông La Mã giảm từ 25 triệu đến 50 triệu, từ đó đi đến suy tàn.

Thiên Bảo

(biên tập từ vn.minghui.org)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng