Truyền thuyết về Đế Nghiêu, vị thánh vương trong huyền thoại

21/12/19, 07:33 Cổ Học Tinh Hoa

Đế Nghiêu là một vị vua huyền thoại của Trung Quốc thời cổ đại, một trong Ngũ Đế. Trong thư tịch cổ, vua Nghiêu thường được ca tụng là một vị vua tài giỏi và đạo đức, lòng nhân từ và sự cần cù của ông được coi là kiểu mẫu cho mọi bậc Đế vương khác của Trung Hoa.

Đế Nghiêu. (Ảnh: Wikipedia)

Thời Trung Hoa cổ đại có một vị đế vương tên là Nghiêu. Dân chúng vì muốn để vị hoàng đế Nghiêu thể hiện ra khí phách đế vương và cũng là để bày tỏ lòng kính trọng ngưỡng mộ của mình mà muốn xây dựng cho ông một tòa cung điện. Hơn nữa, họ còn muốn kiến tạo tòa cung điện nguy nga tráng lệ, lấy vàng làm nền, lấy ngọc làm bậc thềm, lấy đá cẩm thạch làm cột. Trên đỉnh cung điện còn có ngôi sao, mặt trời, mặt trăng được khảm nạm bằng bạc trắng.

Sau khi Đế Nghiêu biết chuyện này, ông liền nói: “Cung điện là nhất định phải tạo, nhưng kiến tạo thành dạng gì thì ta tự đã có chủ trương rồi!”

Thế là Đế Nghiêu dẫn chúng đại thần lên núi, ông tự tay lựa chọn những khúc gỗ thô ráp và cỏ tranh rồi lợp thành một gian nhà cỏ xem như tẩm cung. Sau đó, ông và chúng thần lại lợp tiếp hơn 20 gian nhà cỏ thông nhau để làm nơi “điện chầu” bàn việc với chúng đại thần.

Chúng đại thần ai nấy đều rối rít đề nghị: “Bệ hạ sống trong nhà cỏ như thế này, nào có khác chi dân thường, sao có thể thể hiện ra được uy phong của bậc đế vương?”

Đế Nghiêu liền đáp lại: “Hiện giờ dân chúng khổ cực, kiến tạo cung điện xa hoa chỉ làm “nhọc dân, hao tài” mà thôi. Đế vương đem lại khổ cực cho dân chúng thì nào có gì là uy phong? Trừ bỏ lo âu, giải nạn cho dân chúng mới là việc mà bậc đế vương nên làm”. Nói xong, Đế Nghiêu dẫn một số đại thần đi các nơi để trực tiếp xem xét cuộc sống của dân chúng.

Một hôm Đế Nghiêu gặp một người dân miền núi ngã ở bên rìa đường đang nằm rên rỉ. Ông liền đến bên và hỏi: “Ngươi sao vậy?”

Người miền núi kia nói với giọng thều thào vì đói khát: “Đói…”

Đế Nghiêu lập tức lấy phần đồ ăn của mình ra đưa cho người miền núi ấy và nói: “Ăn đi! Là ta đã khiến ngươi sắp chết đói rồi!”

Người miền núi kia cảm động nhận lấy, nước mắt giàn giụa ướt đẫm khuôn mặt rồi ăn nuốt ngấu nghiến.

Đế Nghiêu quay sang chúng đại thần và nói: “Hãy lấy một phần lương thực của ta cấp cho người nghèo đói này!”

Chúng Đại Thần đồng thanh hỏi: “Vậy thì sao đủ cho bệ hạ đây?”

Đế Nghiêu trả lời: “Ta ăn ít một chút lương thực, ăn nhiều một chút rau dại là được rồi!”

Chúng Đại Thần nghe theo lời Đế Nghiêu, rồi noi gương ông, mỗi người đều tự động lấy ra một phần lương thực của mình chia cho người nghèo đói kia.

Ngày hôm sau, Đế Nghiêu và chúng đại thần đi đến cửa một ngôi nhà trong hang. Mọi người muốn dừng lại ở đây để xin chút nước uống. Trong hang bỗng phát ra giọng của một cô gái: “Nhà chúng tôi không có người ở nhà, các người nhất định không được tiến vào!”

Chúng đại thần nói: “Cô nương đừng sợ, Đế Vương đến, mau mở cửa ra đi!”

Cô gái vừa khóc vừa khẩn khoản nói: “Không được! Không được…!”

Lúc này một ông lão, trên lưng vác một bó củi từ xa đi tới. Ông lão tiến đến trước mặt mọi người rồi đặt bó củi xuống và xin lỗi nói: “Thực xin lỗi mọi người. Trong hang là con gái của tôi. Nó đã lớn rồi nhưng không có quần để mặc, cho nên nó…”

Đế Nghiêu vừa nghe thấy lời này, đôi mắt đỏ lên rồi lập tức lấy trong hành lý ra một chiếc khố đưa cho cha của cô gái. Ông lão đưa tay chối từ rồi nói: “Chúng tôi sao có thể lấy khố của ngài được!”

Đế Nghiêu khổ sở nói: “Ta không cai quản tốt thiên hạ mới khiến cho con gái ngươi không có quần để mặc. Thực rất xin lỗi các ngươi!”

Ông lão cảm động gào khóc lớn. Cô gái ở trong hang và các chúng đại thần ở bên ngoài đều theo nhau bật khóc.

Trên đường trở về cung, đi qua một thị trấn nhỏ, Đế Nghiêu phát hiện thấy một tên trộm đang bị trói, ông liền đi đến hỏi công sai: “Anh ta phạm tội gì vậy?”

Công sai trả lời: “Bẩm bệ hạ! Hắn lấy trộm lương thực ạ!”

Đế Nghiêu hỏi tội phạm: “Ngươi vì sao phải lấy trộm lương thực?”

Tên tội phạm trả lời: “Ở quê thảo dân bị mất mùa vì hạn hán nên ai cũng đói ăn!”

Đế Nghiêu nghe xong liền nói với công sai: “Hãy trói luôn cả ta đi, bởi vì chính ta đã khiến anh ta phải đi ăn trộm!”

Công sai và đám công thần ai nấy đều vội vã quỳ sụp xuống trước mặt Đế Nghiêu. Một vị đại thần nói: “Hắn phạm tội là vì hạn hán mất mùa nên không có gì để ăn, không có liên quan gì đến bệ hạ!”

Đế Nghiêu trầm ngâm nói từng chữ từng chữ chậm rãi: “Bá tánh không có lực chống lại hạn hán là trách nhiệm của ta. Không có cái ăn liền đi ăn trộm, đây cũng là do ta không giáo dục tốt. Sao có thể nói là không liên quan đến ta được?”

Đế Nghiêu lệnh cho các đại thần trói mình lại, sau đó ông đứng ở bên cạnh tên trộm.

Lê dân trăm họ ở bốn phương tám hướng kéo đến xem xét ngày một đông, ai nấy đều cảm động òa khóc.

Bỗng nhiên từ trong đám đông, hơn chục người bước ra và tiến đến trước mặt Đế Nghiêu. Họ quỳ sụp xuống trước mặt hoàng đế rồi tự nhận mình từng phạm tội ăn trộm, xin nguyện ý nhận sự trừng phạt.

Đế Nghiêu sau khi đi thị sát cuộc sống của dân chúng trở về nói với các đại thần: “Người thì đói chết, người thì không có quần áo mặc, người lại phải đi ăn trộm. Đây đều là lỗi của ta. Ta muốn hạ “tội kỷ chiếu” tới dân chúng để kiểm điểm tội lỗi của mình”.

Các đại thần quỳ sụp xuống đất nói: “Thư bệ hạ! Cuộc sống của dân chúng khốn khó là bởi vì thiên tai quá nhiều. Lúc khó khăn, dân chúng nên học cách nhẫn chịu!”

Đế Nghiêu nói: “Cuộc sống của dân chúng không tốt, không thể đem tất cả đổ cho thiên tai được, phải tự xét lại bản thân mình. Ta không thể oán trách dân chúng không nhẫn chịu mà phải xét lại xem bản thân mình cai quản có chỗ nào sai trái!”

Mấy ngày sau, Đế Nghiêu đặt một cái trống ở bên trái cửa lớn của cung điện để mọi người có thể đánh trống, gặp và nói lên ý kiến của mình với hoàng đế. Đế Nghiêu lại cho người dựng một cái cột ở bên phải cửa lớn có tên “phỉ báng chi mộc” để dân chúng có thể đứng ở bên cạnh cột mà chỉ trích tội lỗi của mình. Bởi vì Đế Nghiêu một lòng vì dân, yêu thương dân như con, luôn suy nghĩ vì dân, sinh sống lại đơn giản, lại là người mỗi khi gặp chuyện là xét lại chỗ sai của mình cho nên ông được dân chúng kính trọng và yêu quý.

Về sau này cuộc sống của người dân khá hơn, ai cũng có đủ lương thực để ăn và quần áo để mặc. Vạn dân cảm động, đi đến nơi nào cũng đều nghe thấy lời khen ngợi và tán dương của dân chúng đối với vị hoàng đế này.

Theo Đại Kỷ Nguyên Tiếng Trung

Ad will display in 09 seconds

Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

Ad will display in 09 seconds

Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

Ad will display in 09 seconds

Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

Ad will display in 09 seconds

Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

Ad will display in 09 seconds

Câu chuyện đẫm nước mắt của lão hòa thượng làm heo

Ad will display in 09 seconds

Đâu là khí chất của một người cao quý

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Lời dặn của quỷ đói

Ad will display in 09 seconds

Cả đời bái Phật nhưng vì sao vẫn không toại nguyện

  • Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

    Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

  • Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

    Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

  • Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

    Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

  • Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

    Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

  • Câu chuyện đẫm nước mắt của lão hòa thượng làm heo

    Câu chuyện đẫm nước mắt của lão hòa thượng làm heo

  • Đâu là khí chất của một người cao quý

    Đâu là khí chất của một người cao quý

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

    Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Lời dặn của quỷ đói

    Lời dặn của quỷ đói

  • Cả đời bái Phật nhưng vì sao vẫn không toại nguyện

    Cả đời bái Phật nhưng vì sao vẫn không toại nguyện