Truyền thuyết và ý nghĩa thật sự đằng sau loài hoa tên Sakura

13/04/18, 11:51 Cuộc sống

Mỗi mùa xuân về, hàng ngàn du khách khắp nơi trên thế giới kéo về Nhật Bản – xứ sở của hoa anh đào để chiêm ngưỡng vẻ đẹp độc đáo của loài hoa này. Không chỉ hấp dẫn mọi người bởi vẻ đẹp thuần khiết và tinh khôi, hoa anh đào còn ẩn giấu nhiều câu chuyện và ý nghĩa sâu sắc.

Nhật Bản - xứ sở của hoa anh đào
Nhật Bản – xứ sở của hoa anh đào. (Ảnh: Pinterest)

Sự tích về hoa anh đào

Truyền thuyết kể lại rằng hoa sakura (hay còn gọi là hoa anh đào) được lấy tên từ một nữ thần có nhan sắc tuyệt trần trong văn học cổ của Nhật Bản – Konohara Sakura. Nàng là người đã gieo hạt giống hoa anh đào lên núi Phú Sĩ, để rồi từ đó loài hoa đã phát triển và nở rộ như bây giờ.

Nhưng bên cạnh đó cũng có một sự tích khác, nơi hoa anh đào mang cả một câu chuyện sâu sắc về tinh thần và cốt cách sống cao đẹp của các võ sĩ đạo samurai.

Câu chuyện bắt đầu tại một ngôi làng nọ, có một cậu bé khôi ngô, tuấn tú, tài giỏi hơn người.

Khi cậu vừa tròn 1 tuổi, một vị đạo sĩ ghé qua và để lại một thanh kiếm đen bóng với lời nhắn nhủ rằng số phận đã an bài bé trai trong gia đình sẽ trở thành một võ sĩ đạo kiệt xuất.

Đến năm 14 tuổi, cậu bé được mẹ mình trao lại cho cây kiếm và kể từ đó, có một sức mạnh thôi thúc trong cậu trở thành một kiếm sĩ lừng danh. Chàng thiếu niên nhận một đạo sĩ samurai có tiếng làm thầy và chăm chỉ tập luyện với tất cả niềm đam mê của mình.

câu chuyện tình buồn ẩn sau vẻ tinh khôi của hoa anh đào
Cậu bé được mẹ mình trao lại cho cây kiếm. (Ảnh: Pinterest)

Năm 18 tuổi, mặc dù tài năng đã đạt đến độ người người kiêng nể nhưng chàng thanh niên ngày nào vẫn chưa thể trở thành một samurai đúng nghĩa bởi thanh kiếm trên tay vẫn chưa bao giờ dính máu.

Chàng không có kẻ thù, cũng không một ai dám chiến đấu với chàng.

Nhìn chàng buồn bã vì ước mơ chưa thành hiện thực, con gái của thầy dạy – cũng là người yêu chàng – đã tự nguyện đâm kiếm vào tim mình để giúp người yêu được toại nguyện.

Từ đó, dù ước mơ đã thành sự thực, nhưng chàng samurai vẫn mãi buồn đau và cô đơn. Chàng đến bên mộ người thương và tự sát cũng chính bằng thanh kiếm của mình. Từ đó, ở nơi chàng ngã xuống mọc lên một cây hoa lạ với màu hồng thắm mong manh. Đó là hoa sakura.

Sự tích về hoa anh đào
Chàng đến bên mộ người thương và tự sát cũng chính bằng thanh kiếm của mình. (Ảnh: tumblr)

Cũng chính từ câu chuyện này, người Nhật có một câu nói nổi tiếng: “Nếu làm hoa, xin hãy làm hoa anh đào. Nếu làm người, xin hãy là một võ sĩ đạo”.

Hoa anh đào và khả năng dự đoán mùa hoa nở của người Nhật

Hàng năm, vào dịp từ tháng 3 – tháng 5, người dân Nhật Bản và khách du lịch khắp nơi trên thế giới đều hướng đến lễ hội hoa anh đào – hay còn gọi là Hanami.

Vào những ngày này, mọi người thường tụ hội dưới gốc cây anh đào đang nở hoa, vừa thưởng thức vẻ đẹp của mùa xuân, vừa uống rượu và trò chuyện. Đây là một truyền thống văn hóa đã có từ rất lâu ở Nhật Bản.

Lễ hội hoa anh đào Hanami
Lễ hội hoa anh đào Hanami. (Ảnh: Pinterest)
Mọi người thường tụ hội dưới gốc cây anh đào đang nở hoa, vừa thưởng thức vẻ đẹp của mùa xuân, vừa uống rượu và trò chuyện
Mọi người thường tụ hội dưới gốc cây anh đào đang nở hoa, vừa thưởng thức vẻ đẹp của mùa xuân, vừa uống rượu và trò chuyện. (Ảnh: jptter)

Cục khí tượng và thủy văn mỗi năm đều có trách nhiệm dự báo thời điểm hoa anh đào nở và thông tin này được người dân Nhật Bản theo dõi rất nghiêm túc và sát sao.

Nguyên nhân là bởi mùa hoa anh đào tại từng vùng trung bình chỉ kéo dài khoảng 10 ngày, hoặc nhiều nhất là hai tuần.

Để dự báo được thời điểm hoa nở, người Nhật phải tính toán đến rất nhiều yếu tố như nhiệt độ trung bình của cả năm, nhiệt độ vào mùa thu và đông.

Điều kiện thời tiết cũng như độ nở hoa của các năm trước đó ảnh hưởng tới tình trạng phát triển của từng cây anh đào.

Thông thường, hoa anh đào sẽ bắt đầu nở từ miền Nam ấm áp và tiến dần lên phía Bắc. Những địa điểm ngắm hoa được người dân Nhật Bản và khách du lịch yêu thích nhất gồm có công viên Ueno (Tokyo), đảo Okinawa, bờ hồ Kawaguchiko với hướng nhìn ra đỉnh núi Phú Sĩ, hay con đường Triết gia ở Kyoto.

Và cũng chẳng mấy ai biết rằng hoa anh đào cũng đóng góp vào nền ẩm thực đặc sắc của đất nước Mặt trời mọc. Cánh và lá hoa anh đào sau khi trải qua quy trình sơ chế và ngâm muối sẽ được ăn cùng với bánh mì.

Mì lạnh hoa anh đào
Mì lạnh hoa anh đào. (Ảnh: Pinterest)
Trà hoa anh đào
Người ta cũng thường cho 2 đến 3 cánh hoa anh đào vào chén nước nóng để được một tách trà anh đào thơm ngon và đẹp mắt. (Ảnh qua kenh14)
Bánh mochi hoa anh đào
Bánh mochi hoa anh đào. (Ảnh: Pinterest)

Hoặc, cánh hoa được bọc quanh chiếc bánh sakura mochi – một loại bánh nhân đậu đỏ để thưởng thức mỗi dịp hoa đang nở. Người ta cũng thường cho 2 đến 3 cánh hoa anh đào vào chén nước nóng để được một tách trà anh đào thơm ngon và đẹp mắt trong mỗi dịp lễ trang trọng.

Ngoài ra, các đầu bếp còn sáng tạo ra rất nhiều những món ăn phong phú như mứt anh đào, bánh hoa anh đào, mì lạnh và kem hoa anh đào.

Ý nghĩa hoa anh đào

Tượng trưng cho tuổi thanh xuân

Hoa Anh Đào biểu trưng cho cuộc sống của con người: đối với người Nhật Bản, hoa Anh Đào đồng nghĩa với bản chất ngắn ngủi của cuộc sống. Hoa không héo như hoa hồng, cố gắng bấu víu vào bầu hoa khi rụng xuống mà Anh Đào chỉ cần một cơn gió thoảng qua, cánh hoa sẽ nhẹ nhàng lìa cành. Loài hoa này nở rồi tàn ngay khi cánh hoa còn đương sắc nhất chẳng khác nào tuổi thanh  xuân ngắn ngủi đã qua đi.

Biểu tượng của sức sống mãnh liệt

Hoa anh đào không đẹp khi đứng một mình, nó chỉ trở nên đẹp đẽ khi nở rộ thành một mảng: mong manh, rực rỡ. Và chính bản thân nó đã mang đến một thông điệp: con người dù ở hoàn cảnh khốn cùng nhất, vẫn luôn phải vươn lên, không bao giờ được đầu hàng số phận.

Edo Higan, loài hoa có tuổi thọ cao nhất trong các loại hoa anh đào
Edo Higan, loài hoa có tuổi thọ cao nhất trong các loại hoa anh đào. (Ảnh: flickr)

Edo Higan, loài hoa có tuổi thọ cao nhất trong các loại hoa anh đào. Đặc trưng của loại hoa này là trước khi lá đâm chồi nảy lộc thì những cánh hoa đã vươn mình khoe sắc, chuyển dần từ gam màu trắng sang màu hồng nhạt, hoa nở từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 4.

Với Nhật Bản, sức sống trước hết chính là tinh thần võ sĩ đạo, thể hiện ngay khi họ đứng trước cái chết. Trong chiến tranh, những võ sĩ của xứ sở mặt trời mọc không bao giờ run sợ trước cái chết, mỗi khi thua trận, họ liền tự kết liễu để không khai ra đồng đội của mình.

Trong thế chiến thứ 2, sau khi trải qua những tổn thất nặng nề của chiến tranh, hoa anh đào càng được coi là biểu tượng của một Nhật Bản đau thương nhưng vững vàng với tinh thần đoàn kết, phấn đấu, không ngại gian khổ. Kết quả là từ một nước thảm bại trong chiến tranh, không có tài nguyên thiên nhiên, Nhật Bản đã trở thành một cường quốc đứng hàng đầu trên thế giới. Nhiều người Nhật nói rằng, giữa cảnh hoang tàn, đói khát sau chiến tranh, họ tưởng chừng gục ngã. Nhưng vẻ đẹp rực rỡ của hoa anh đào lại tiếp cho họ thêm sức mạnh, và họ đồng lòng cùng nhau vực dậy một nước Nhật như ngày hôm nay. Người Nhật đã chứng minh cho thế giới rằng, nếu biết phát huy sức mạnh của từng cá nhân, biết liên kết vạn người như một thì sức sống mãnh liệt ấy sẽ trở thành tài sản vô cùng quý báu của bất kỳ quốc gia nào.

Biểu tượng của vẻ đẹp đặc trưng Nhật Bản

Xuất hiện tại nhiều nước Đông Á như Trung Quốc, Hàn Quốc và thậm chí là tại những vùng đất châu Mỹ xa xôi, nhưng nhắc đến hoa anh đào là mọi người nghĩ ngay đến Nhật Bản. Tại đây, hơn 200 loài hoa anh đào đã được phát hiện, từ loài cây dại mọc trên núi cho đến những giống cây được chăm chút cầu kì, tỉ mỉ. Có loại màu trắng, có loại phơn phớt vàng nhưng nhiều nhất và đẹp nhất vẫn là anh đào màu hồng phấn.

nhiều thành phố lớn ở Nhật Bản lại hồng rực một màu hoa anh đào
Những ngày đầu tháng 4, nhiều thành phố lớn ở Nhật Bản lại hồng rực một màu hoa anh đào. (Ảnh: kknews)

Những ngày đầu tháng 4, nhiều thành phố lớn ở Nhật Bản lại hồng rực một màu hoa anh đào. Cả một màu hồng phấn ôm trọn lấy núi đồi, lan tỏa khắp phố phường tượng trưng cho một mùa lãng mạn và đẹp nhất: mùa hoa anh đào. Hoa anh đào mọc ở Triều Tiên và Mỹ không có mùi hương nhưng Nhật Bản, người ta ngợi ca hương thơm của hoa anh đào trong những vần thơ. Hoa anh đào nở báo hiệu mùa xuân đến và cũng báo hiệu một mùa lễ hội lớn trong năm của Nhật Bản: Lễ hội hoa anh đào – một dịp để mọi người tụ tập trong các buổi tiệc ngắm hoa.

Tại Tokyo, người ta còn dành cả một ngày hoa anh đào nở đẹp nhất để đưa gia đình đi dã ngoại, ngắm hoa. Ngồi dưới những tán anh đào nở bung, vừa uống rượu Sake, nhấm nháp đồ ăn,vừa vui vẻ trò chuyện. Đó là khoảnh khắc quây quần hạnh phúc hiếm hoi trong quỹ thời gian làm việc kín mít của người Nhật.

Các gia đình quây quần bên hoa anh đào
Khoảnh khắc quây quần hạnh phúc hiếm hoi trong quỹ thời gian làm việc kín mít của người Nhật. (Ảnh: flickr)

Hoa anh đào đẹp đẽ như thế nhưng lại nở rồi tàn trong thời gian rất ngắn, chỉ khoảng 1 tuần khiến nhiều người tiếc nuối. Chỉ cần 1 cơn gió thoảng qua là cánh hoa đã nhẹ nhàng lìa cành, vì vậy đối với người Nhật, hoa anh đào đồng nghĩa với bản chất mong manh, ngắn ngủi của vẻ đẹp thanh xuân và cuộc sống. Lúc hoa anh đào cũng là lúc sắc hoa vẫn còn tươi thắm. Vì lẽ đó nó đã trở thành biểu tượng của cái đẹp đối với bất cứ người Nhật nào.

Màu sắc của hoa anh đào dưới ánh đèn ấm áp càng trở nên rực rỡ, sống động
Màu sắc của hoa anh đào dưới ánh đèn ấm áp càng trở nên rực rỡ, sống động. (Ảnh: Pinterest)

Biểu tượng của sự khiêm nhường, nhẫn nhịn

Đối với người Nhật Bản, hoa anh đào không chỉ tượng trưng cho sức sống, vẻ đẹp mà còn là biểu tượng của tính khiêm nhường, nhẫn nhịn – một đức tính đặc trưng của dân tộc này.

Nước Nhật tặng hoa anh đào cho các nước khác trên thế giới như một cách để thể hiện mong muốn được chung sống hòa bình. Trong cuộc sống dân gian, người dân sử dụng hoa anh đào như một món ăn thường nhật. Hoa anh đào làm mứt, lá cây muối ăn kèm với cơm nắm, cuộc sống của người dân nơi đây luôn có sự hiện diện của hoa.

Oshima Zakura - Đặc trưng của loại hoa này là có hương thơm ngát và hầu hết là được sử dụng làm mochi hoa anh đào
Oshima Zakura – Đặc trưng của loại hoa này là có hương thơm ngát và hầu hết là được sử dụng làm mochi hoa anh đào.

Hoa anh đào cũng thể hiện tính khiêm nhường trong giao tiếp của người Nhật. Truyền thống nước Nhật có những quy tắc, lễ nghi mà mọi người đều phải tuân theo tùy thuộc vào địa vị xã hội, mối quan hệ xã hội của từng người tham gia giao tiếp. Những biểu hiện đầu tiên trong quá trình giao tiếp của người Nhật là thực hiện những nghi thức chào hỏi. Tất cả các lời chào của người Nhật bao giờ cũng phải cúi mình và kiểu cúi chào như thế nào phụ thuộc vào địa vị xã hội, từng mối quan hệ xã hội của mỗi người khi tham gia giao tiếp.

Một quy tắc bất thành văn là “người dưới” bao giờ cũng phải chào “người trên” trước và theo quy định đó thì người lớn tuổi là người trên của người ít tuổi, nam là người trên đối với nữ, thầy là người trên (không phụ thuộc vào tuổi tác, hoàn cảnh), khách là người trên..

Bất kỳ lời nói, cử chỉ nào của người Nhật kể cả sự thúc giục hay từ chối cũng đều mang dấu ấn của sự lịch thiệp, nhã nhặn. Vì người Nhật có ý thức tự trọng cao nên họ đặc biệt tránh trở thành kẻ lố bịch, không đúng mực, khiếm nhã khi giao tiếp.

Người Nhật rất chú trọng làm sao cho người đối thoại cảm thấy dễ chịu. Họ không bao giờ muốn làm phiền người khác bởi những cảm xúc riêng của mình, cho dù trong lòng họ đang có chuyện đau buồn nhưng khi giao tiếp với người khác họ vẫn mỉm cười. Đó chính là tính cách khiêm nhường như một bông hoa anh đào sẵn sàng rụng xuống dù đang ở độ xuân sắc nhất.

Chúc Di (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng