Truyền thông Pháp: Hội nghị Y tế Thế giới là một thất bại đối với Bắc Kinh

21/05/20, 14:56 Thế giới

Hội nghị Y tế Thế giới đã thảo luận về 2 chủ đề rất nhạy cảm: một là tiến hành một cuộc điều tra độc lập về virus Vũ Hán và hai là nên xem xét vị thế chính trị của Đài Loan như thế nào. Truyền thông Pháp bình luận rằng WHO đang tra hỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và hội nghị Y tế Thế giới là một thất bại đối với Bắc Kinh.

Truyền thông Pháp bình luận rằng WHO đang tra hỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và hội nghị Y tế Thế giới là một thất bại đối với Bắc Kinh. (Ảnh: Getty Images)

Do ảnh hưởng bởi đại dịch virus Vũ Hán, hội nghị thường niên của WHO được đổi thành cuộc họp trực tuyến trong năm nay, kéo dài trong hai ngày 18 và 19/5. ĐCSTQ hiển nhiên là mục tiêu của hội nghị lần này do chính phủ nước này đã che giấu dịch bệnh dẫn đến đại dịch toàn cầu.

Ngày 19/5, tờ Le Monde của Pháp đã đăng tải bài viết với tựa đề “WHO đang tra hỏi Trung Quốc”. Bài báo nói rằng 2 chủ đề rất nhạy cảm được thảo luận tại hội nghị Y tế Thế giới vào ngày 19/5, thứ nhất là một số quốc gia yêu cầu một cuộc điều tra độc lập về virus Vũ Hán và thứ hai nên xem xét vị thế chính trị của Đài Loan như thế nào. Đối với Bắc Kinh mà nói, đây được coi là một thất bại vì ĐCSTQ luôn tránh khi phải đối mặt với hai chủ đề này.

Do sự phản ứng kém trong việc đối phó với dịch bệnh, gần như mỗi ngày chính phủ Trung Quốc đều chịu sự chỉ trích từ phía Hoa Kỳ. Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump từng bày tỏ rằng rất thất vọng với chính phủ Trung Quốc.

Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với Fox News vào ngày 17/5, ông Trump nói rằng Hoa Kỳ có rất nhiều thông tin về phòng thí nghiệm virus Vũ Hán, và hầu hết trong số đó là tin rất xấu.

“Cho dù chúng (virus) đến từ phòng thí nghiệm hay dơi, đều là đến từ Trung Quốc, vì vậy Trung Quốc nên sớm ngăn chặn điều đó, tất cả đều nên ngăn chặn ở nơi khởi nguồn”, ông Trump nói.

Trump còn chỉ trích chính phủ Trung Quốc rằng, quốc gia này đã cấm mọi người đi du lịch đến các vùng khác trong nước sau khi dịch bệnh ở Vũ Hán bùng phát, nhưng lại cho phép mọi người lên máy bay bay khắp thế giới.

Hoa Kỳ đã yêu cầu một cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc của virus, tuy nhiên, thái độ của Úc dường như quyết liệt hơn so với Hoa Kỳ. Theo báo cáo của phương tiện truyền thông Úc, hơn 120 quốc gia đã ủng hộ đề xuất của chính phủ Úc về việc yêu cầu Tổ chức Y tế Thế giới “nhanh chóng” tiến hành đánh giá một cách công bằng, độc lập và toàn diện về các biện pháp của cộng đồng quốc tế đối với virus Vũ Hán.

Đề xuất do EU đưa ra có phạm vi rộng hơn Úc. Ngoài ra, các quốc gia như Canada, New Zealand, Ấn Độ, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraine, Brazil, Indonesia và Nhật Bản đều đồng ý tiến hành điều tra. Còn chính quyền ĐCSTQ lại cảm thấy khó chịu với đề xuất này.

Le Monde nói rằng ngay cả khi Trung Quốc ngoan cố từ chối mọi cáo buộc, nhưng Trung Quốc, một quốc gia tuyên bố ủng hộ chủ nghĩa đa phương, cũng không thể hủy bỏ cuộc điều tra của WHO chỉ bằng một cái phủi tay.

Trịnh Hạo Xương, một nhà bình luận các vấn đề thời sự hiện đang du lịch ở Hoa Kỳ tin rằng, ĐCSTQ đang phải đối mặt với áp lực lớn về trách nhiệm giải trình tại hội nghị Y tế Thế giới. Không chỉ người anh em châu Phi trở mặt, mà ngay cả các đồng minh truyền thống như Nga cũng gần như trở mặt với Trung Quốc. 

ĐCSTQ đang phải đối mặt với áp lực lớn về trách nhiệm giải trình tại hội nghị Y tế Thế giới. (Ảnh: La-croix)

Trịnh Hạo Xương nói thêm rằng, dưới sự cáo buộc của các quốc gia bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, ĐCSTQ muốn trốn cũng không trốn được, vì vậy chỉ có thể cố gắng chống đỡ. Từ đó có thể thấy rằng, Trung Quốc gần đây hung dữ như một “chiến lang”, thật ra là bị ép thành ra như vậy.

Tính đến thời điểm hiện tại, dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán đã gây ra hơn 4,8 triệu ca nhiễm bệnh và hơn 300.000 ca tử vong trên toàn thế giới.

Tuy nhiên, khi dịch bệnh tấn công toàn cầu, thành tích của Đài Loan trong cuộc chiến chống dịch bệnh là khá nổi bật. Mặc dù Đài Loan gần với Trung Quốc Đại lục, nhưng lại không cần áp dụng phong tỏa các thành phố và chỉ có 7 người chết ở Đài Loan.

205 nghị sĩ Hoa Kỳ và 127 quan chức EU đã ủng hộ Đài Loan, yêu cầu WHO mời Đài Loan tham dự hội nghị. 29 quốc gia bao gồm Hoa Kỳ, Anh, Pháp, New Zealand, Đức, Canada và Úc cũng đồng thời gửi thư cho Tổng thư ký WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus, kêu gọi ông mời Đài Loan tham gia Hội nghị Y tế Thế giới với tư cách quan sát viên.

Tuy chịu sự chỉ trích mạnh mẽ của quốc tế, nhưng Đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn kịch liệt phản đối Đài Loan tham dự hội nghị, và đã bí mật gửi thư cho Tedros Adhanom để gây áp lực cho Tổ chức Y tế Thế giới nhằm giải quyết vấn đề của Đài Loan theo tiêu chuẩn của Trung Quốc. Lá thư bí mật này đã được tiết lộ vào ngày 15/5.

Cách đây không lâu, hệ thống ngoại giao Đảng Cộng sản Trung Quốc đã dốc toàn bộ lực, thúc giục đại sứ quán, lãnh sự quán ở nước ngoài lần lượt gây sức ép lên chính quyền sở tại, yêu cầu họ liên kết gửi thư cho Tedros Adhanom Ghebreyesus, kiến nghị không đề cập đến vấn đề Đài Loan tại hội nghị Y tế Thế giới, nhưng lại phản tác dụng.

Trên thực tế, Đài Loan luôn tham gia hội nghị WHO với tư cách quan sát viên, nhưng kể từ sau khi Thái Anh Văn, người có thái độ cứng rắn đối với ĐCSTQ, được bầu làm tổng thống năm 2016, Đài Loan đã bị loại khỏi WHO dưới sự chỉ đạo của ĐCSTQ.

Hiện tại, Đài Loan cũng giống như Bắc Kinh, đã đưa ra một chính sách “ngoại giao khẩu trang”, tiến hành viện trợ khẩu trang cho Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác. Tuy nhiên, Đài Loan khá âm thầm trong hành động này. Ngược lại, sự cường điệu của Trung Quốc rõ ràng là đã phản tác dụng. Gần đây, chính phủ Canada từ chối trả tiền cho 8 triệu mặt nạ không đủ tiêu chuẩn mua từ Trung Quốc và chuyển sang đặt hàng Đài Loan 10 triệu chiếc khẩu trang.

Cuối bài viết Le Monde chỉ ra rằng dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, dẫu Trung Quốc đã cô lập thành công Đài Loan về mặt chính trị, nhưng những năm gần đây cũng có thể thấy được rằng Đài Loan đã đạt được tính hợp pháp quốc tế mới.

Gia Hưng (Theo NTDTV)

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

Ad will display in 09 seconds

Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói trên đầu 3 thước có Thần linh?

Ad will display in 09 seconds

Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Thế gian điều gì đáng sợ nhất?

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

    Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

  • Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

    Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Vì sao nói trên đầu 3 thước có Thần linh?

    Vì sao nói trên đầu 3 thước có Thần linh?

  • Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

    Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Thế gian điều gì đáng sợ nhất?

    Thế gian điều gì đáng sợ nhất?