Nhiều quốc gia ủng hộ Đài Loan tham gia WHO
Trước khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tổ chức một cuộc họp quan trọng vào ngày 20/4, nhằm thảo luận về tác động của đại dịch Vũ Hán (COVID-19) đối với sức khỏe toàn cầu và phối hợp hành động chung tay đẩy lùi đại dịch, nhiều quốc gia trên thế giới đã lên tiếng ủng hộ Đài Loan tham dự tổ chức này, bao gồm cả Hoa Kỳ.
“Đài Loan phải là thành viên của Tổ chức Y tế Thế giới. Phản ứng của bộ y tế công cộng Đài Loan đối với COVID là tuyệt vời và việc cô lập quốc gia 24 triệu dân chỉ làm suy yếu sự phối hợp trong việc chống chọi với dịch bệnh trong tương lai,” Dân biểu Dân biểu Don Bacon của bang Nebraska, Hoa Kỳ viết trên Twitter vào ngày 3/5.
Đài Loan đã giành được nhiều giải thưởng quốc tế vì thành công trong việc ngăn chặn sự lây lan của virus Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), thường được gọi là virus corona chủng mới. Chính quyền đảo đã ngăn chặn thành công sự lây lan của virus mà không cần phải dùng đến các biện pháp phong tỏa, các trường học và doanh nghiệp trên đảo vẫn mở và hoạt động bình thường.
Giải bóng chày chuyên nghiệp của Đài Loan, CPBL, cũng là giải đấu đầu tiên trên thế giới trong mùa giải năm nay, đã khai mạc vào ngày 12/4.
Tính đến ngày 4/5, Đài Loan đã ghi nhận 438 ca nhiễm và 6 trường hợp tử vong do virus Vũ Hán.
Chính quyền Trung Quốc tuyên bố Đài Loan là một phần lãnh thổ của đại lục, ngay cả khi hòn đảo tự trị này có chính phủ, tiền tệ và quân đội được bầu cử dân chủ. Bắc Kinh tự coi mình là đại diện của Đài Loan và các tổ chức quốc tế, bao gồm cả WHO, thậm chí kể cả việc cho phép hòn đảo tham gia vào Tổ chức Y tế Thế giới hay không.
Ngoài các đồng minh ngoại giao của Đài Loan và Hoa Kỳ, các quan chức từ Canada, Úc, Đức, Nhật Bản và Litva gần đây cũng đã lên tiếng ủng hộ việc Đài Loan tham gia vào WHO.
Đài Loan vốn là một thành viên của WHO trong giai đoạn từ năm 2009-2016. Các bộ trưởng y tế của nước này đã tham gia Hội nghị Y tế Thế giới (WHA), cơ quan ra quyết định của WHO, với tư cách là quan sát viên. Tuy nhiên, kể từ năm 2017, một năm sau khi bà Thái Anh Văn thuộc Đảng Tiến bộ Dân chủ (DPP) đắc cử Tổng thống Đài Loan, điều mà Bắc Kinh luôn phản đối, Trung Quốc đã cấm Đài Loan tham gia tất cả các hội nghị và các cuộc họp của WHO.
Hội nghị lần thứ 73 của WHA được tổ chức trong năm nay và dự kiến sẽ bắt đầu vào ngày 18/5, trong khi đó sự tham gia của Đài Loan vào tổ chức này vẫn chưa chắc chắn. “Đài Loan vẫn chưa nhận được lời mời từ WHO,” người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đài Loan Joanne Ou cho biết vào ngày 4/5, theo Reuters.
“Mặc dù tình hình hiện tại mà chúng tôi đang phải đối mặt vẫn còn rất khó khăn, chính phủ [Đài Loan] sẽ không bao giờ bỏ cuộc, và sẽ cùng với các đồng minh và các quốc gia có cùng lý tưởng tiếp tục phấn đấu cho đến giây phút cuối cùng,” bà Ou nói, liên quan đến những nỗ lực của Đài Loan tham gia hội nghị của WHA.
Vào ngày 01/5, Viện Hoa Kỳ tại Đài Loan (AIT), trên thực tế vốn là đại sứ quán Hoa Kỳ trên đảo, cho biết họ sẽ xuất bản các bài đăng mới để hỗ trợ “nỗ lực tham gia vào #WHA của Đài Loan trong thời gian sắp tới và vai trò rộng lớn hơn đối với y tế toàn cầu” trên trang Facebook của AIT cho đến khi WHA họp phiên khai mạc.
Vào ngày 3/5, AIT đã chia sẻ một tweet của ông Giampaolo Rizzo, đại diện thường trực của Honduras tại Liên Hợp Quốc, ông Rizzo viết: “Tôi đã lãnh đạo một liên minh các quốc gia yêu cầu WHO DG (tổng giám đốc) mời Đài Loan đến họp với WHA, cũng như tham gia tất cả các cuộc họp thông thường về COVID-19.
Ông Rizzo nói thêm: “Đó là điều đúng đắn và như thế sẽ không ai bị bỏ lại phía sau và cũng là cơ hội để học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.”
Ông Rizzo cũng đăng 3 bức ảnh của một cuộc họp video gần đây với Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus vào ngày 29/4 lên Twitter cá nhân. Trong cuộc họp, một nhóm đại diện của Liên Hiệp Quốc, đến từ các quốc gia đồng minh ngoại giao của Đài Loan, đã kêu gọi Đài Loan tham dự WHA và tất cả các cuộc họp cũng như các hoạt động của WHO, theo thông tin từ Thông tấn xã Trung ương của chính phủ Đài Loan.
Văn phòng Tổ chức Quốc tế, một cơ quan thuộc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chuyên giải quyết các chính sách với LHQ, đã phát động một chiến dịch ủng hộ Đài Loan trên Twitter (#TweetforTaiwan), nhằm mục đích chứng kiến sự tham gia của Đài Loan trong các cuộc họp với WHA.
“Hoa Kỳ tin chắc rằng #Taiwan thuộc về hội nghị [WHA] khi thế giới đang thảo luận về # COVID19 và các mối đe dọa khác đối với sức khỏe toàn cầu”, văn phòng Tổ chức Quốc tế viết trên Twitter vào ngày 1/5 .
Trong một tweet khác, văn phòng này đã chỉ ra sự khác biệt rõ rệt liên quan đến phản ứng với đại dịch của Trung Quốc và Đài Loan.
“Phản ứng của Trung Quốc đối với sự bùng nổ của # COVID19 là nhằm che giấu sự thật, bịt miệng các nhà khoa học và kiểm duyệt thông tin#. Trong khi đó, Phản ứng của Đài Loan đã và tiếp tục là một hình mẫu cho thế giới hướng đến,” văn phòng viết.
Bên cạnh đó, Thượng nghị sĩ Marco Rubio của bang Florida cũng cho biết bài tweet của văn phòng Tổ chức Quốc tế “là hoàn toàn đúng đắn”. Ông Rubio nói thêm rằng “đáng lẽ Đài Loan phải được tham gia vào các cuộc thảo luận về sức khỏe toàn cầu vốn có ảnh hưởng đến người dân hòn đảo.”
Về phía Trung Quốc, vào ngày 2/5, Phái đoàn Thường trực của Trung Quốc tại LHQ đã lên tiếng đả kích Bộ trưởng Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ Alex Azar, vì đã hỗ trợ Đài Loan tham gia WHO. Trung Quốc cho rằng bình luận của Azar đã “vi phạm nguyên tắc một Trung Quốc”.
Thiện Thành (Theo The Epoch Times)