Truyền thông ĐCSTQ tiếp tục đổi trắng thay đen nhằm trốn tránh trách nhiệm trong dịch bệnh
Vào ngày 9/5 (theo giờ địa phương), tờ “Tân Hoa Xã” của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã đăng một bài báo dài hàng ngàn chữ, tập trung vào việc giải thích liệu nguồn gốc virus Vũ Hán có liên quan đến Viện Nghiên cứu Virus Vũ Hán hay không, cùng với cách ứng phó của chính quyền ĐCSTQ sau khi dịch bệnh bùng phát, đưa ra những lời ngụy biện một cách trắng trợn và công kích lại sự nghi ngờ và chỉ trích của cộng đồng thế giới.
Bài báo nhấn mạnh rằng, việc các nước phương Tây do Mỹ đứng đầu đã kêu gọi cộng đồng quốc tế tiến hành một “cuộc điều tra độc lập” về nguồn gốc của virus là một “hành vi ác ý” chống lại Trung Quốc.
Mặc dù bài viết này không đưa ra bất kỳ lý lẽ đáng tin cậy nào cho tuyên bố này, nhưng vẫn dựa vào cái gọi là mang tính chất “ác ý” mà họ tự định nghĩa để làm tiền đề, nhằm biện hộ một cách trắng trợn cho hành vi ĐCSTQ cự tuyệt cộng đồng quốc tế vào Trung Quốc điều tra nguồn gốc virus và sự thật về dịch bệnh.
Bài báo liên tục lặp lại luận điệu của các phương tiện truyền thông của ĐCSTQ, phủ nhận hoàn toàn việc chính quyền ĐCSTQ che giấu thông tin về dịch bệnh, phủ nhận việc chính quyền ĐCSTQ đã thao túng WHO, đồng thời cáo buộc những chỉ trích và nghi ngờ của cộng đồng quốc tế đối với ĐCSTQ là hành động “tấn công, bôi nhọ Trung Quốc”, và tuyên bố rằng “Trung Quốc mới là nạn nhân của các tin tức giả”.
Bài báo cũng trích dẫn các quy định mới do chính quyền ĐCSTQ ban hành, giải thích việc cấm các doanh nghiệp Trung Quốc xuất khẩu các vật tư chống dịch là một trong những biện pháp nhằm tăng cường kiểm soát chất lượng vật tư y tế; bài báo cũng phủ nhận rằng chính quyền địa phương của ĐCSTQ đã phân biệt đối xử với các công dân châu Phi ở Trung Quốc.
Dư luận nước ngoài cho rằng, ĐCSTQ luôn giỏi trong việc đổi trắng thay đen, mà cuộc phản kích lần này là do Trung Quốc đang phải chịu áp lực ngày càng lớn từ việc cộng đồng quốc tế yêu cầu điều tra sự thật dịch bệnh, nên phải ra sức đấu tranh để tránh lâm vào đường cùng và bị sụp đổ.
Trên thực tế, dưới sự dẫn dắt của Mỹ, ngày càng có nhiều quốc gia ở phương Tây hưởng ứng, yêu cầu chính quyền ĐCSTQ phải chịu trách nhiệm và bồi thường. Những lời kêu gọi cộng đồng quốc tế đến Trung Quốc để tiếp tục điều tra nguồn gốc của virus đã tăng mạnh trong những ngày gần đây.
Ngay cả báo cáo mới nhất của Bộ An ninh Quốc gia ĐCSTQ cũng thừa nhận rằng chính quyền ĐCSTQ đang phải đối mặt với sự “thù địch” và “uy hiếp” lớn nhất từ cộng đồng quốc tế kể từ sau “sự kiện Lục Tứ” (thảm sát Thiên An Môn ngày 4/6/1989), thậm chí còn có ý kiến cho rằng, việc Mỹ dẫn dắt cộng đồng quốc tế tiến hành truy cứu trách nhiệm với Trung Quốc có thể kích hoạt cuộc đối đầu vũ trang giữa hai nước.
Trong một cuộc phỏng vấn với Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) vào cuối tháng 4 năm nay, Kazianis – giám đốc cấp cao của Trung tâm lợi ích quốc gia Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng, ĐCSTQ thật sự đã che giấu sự lây lan của virus corona, sau đó đã phát động một chiến dịch đưa thông tin giả quy mô lớn. Đồng thời, chính phủ nước này còn tìm kiếm và mua về hàng triệu thiết bị phòng hộ cá nhân ở các quốc gia khác, vì vậy Trung Quốc “không chỉ đáng bị lên án mà còn phải bị trừng phạt”.
Trong một cuộc họp báo về virus Vũ Hán được tổ chức tại Nhà Trắng vào ngày 18/4 năm nay, tổng thống Mỹ Donald Trump đã phát biểu rằng, “Nếu đó là một sai lầm, vậy sai lầm chính là sai lầm. Nhưng nếu họ cố tình để dịch bệnh lây lan, thì sẽ phải chịu hậu quả tương ứng”.
Trước khi Trump đưa ra cảnh báo này cho Bắc Kinh, hai nghị sĩ Quốc hội Mỹ đã khởi xướng một dự luật cho phép công dân Mỹ và chính quyền địa phương có thể khởi tố chính quyền ĐCSTQ.
Deborah Birx, Điều phối viên của tổ công tác virus Vũ Hán của Nhà Trắng, trong cuộc họp báo vào ngày 19/4 đã nói rằng, quốc gia đầu tiên bị dịch bệnh lan truyền có “nghĩa vụ đạo đức” phải minh bạch về các biện pháp ứng phó đã đề ra.
Vào ngày 27/4, Tổng thống Trump cũng công khai tuyên bố rằng, ông đang điều tra sự thất bại của Trung Quốc trong việc ngăn chặn lây lan của bệnh viêm Vũ Hán, “Chúng tôi rất không hài lòng với Trung Quốc”, ông cũng nói rằng, cùng với Hoa Kỳ, thế giới cũng đang gánh chịu hậu quả, và ông sẽ buộc ĐCSTQ phải chịu trách nhiệm và yêu cầu bồi thường.
Không chỉ mỗi chính phủ Mỹ yêu cầu ĐCSTQ đứng ra chịu trách nhiệm, Bộ trưởng Ngoại giao Úc Payne đã nhiều lần kêu gọi cộng đồng quốc tế thiết lập một đội ngũ điều tra để điều tra nguồn gốc của dịch bệnh và việc ứng phó với dịch bệnh của cộng đồng quốc tế, trong đó bao gồm cả Trung Quốc.
Một cuộc khảo sát được thực hiện bởi Hiệp hội Jackson thuộc phe bảo thủ của Anh cho thấy, hơn 80% người Anh tin rằng Thủ tướng Anh Boris Johnson cần có một cuộc điều tra quốc tế về ứng phó của Trung Quốc khi bắt đầu dịch bệnh; 70% người Anh tin rằng nếu cuộc điều tra phát hiện ra những hành động ứng phó của Trung Quốc với dịch bệnh vi phạm luật pháp quốc tế thì cần phải trừng phạt ĐCSTQ bằng pháp luật.
Cho đến nay, đã có nhiều chính phủ, tổ chức dân sự, thậm chí cơ sở kinh doanh, cá nhân của hơn 40 quốc gia trên toàn thế giới lên tiếng đòi ĐCSTQ bồi thường do dịch bệnh. Một số phương tiện truyền thông mô tả tình huống này là “liên quân 100 quốc gia” hợp sức đòi ĐCSTQ bồi thường, tin rằng tổng số tiền yêu cầu bồi thường này là đủ để cho chính quyền ĐCSTQ sụp đổ.
Hiện tại, Cục tình báo Mỹ đã mở một cuộc điều tra về nguồn gốc của virus Vũ Hán, mà theo như những gì các chính trị gia Mỹ tiết lộ gần đây, cuộc điều tra đã tìm thấy ngày càng nhiều bằng chứng cho thấy nguồn gốc của virus Vũ Hán có liên quan đến một phòng thí nghiệm virus ở Vũ Hán.
Bây giờ cơ quan tình báo Mỹ đang cố gắng tìm hiểu liệu có phải có người trong viện nghiên cứu này nhiễm virus do sự cố ngoài ý muốn hoặc bất cẩn khi đang làm việc rồi sau đó truyền virus cho người khác hay không.
Minh Huy (Theo NTDTV)