Cuộc chiến ‘kháng dịch’ ở Trung Quốc có thực sự thành công như tuyên truyền?
Năm 1949, Mao Trạch Đông đã từng thay mặt ĐCSTQ tuyên bố rằng: “Người Trung Quốc đứng lên kể từ đây”. Nhưng người Trung Quốc có thực sự đã đứng lên? Ngược lại, hàng chục triệu người đã ngã xuống vì Nạn đói lớn và các cuộc vận động liên tiếp do Đảng tạo ra. Nhiều người Trung Quốc đã bị lừa bởi cái gọi là “đứng lên”, và trở thành những kẻ “vì Đảng mà cống hiến”.
Cũng tương tự như vậy, hiện nay ĐCSTQ lại tuyên truyền “kháng dịch thành công”. Vậy có thật sự thành công hay không và người dân có thật sự được an toàn? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta có thể xem xét sự việc từ 3 khía cạnh.
Đầu tiên, nếu muốn trực tiếp trả lời cho câu hỏi trên thì câu trả lời đúng nhất đó là không biết. Bởi vì hiện nay không ai dám thảo luận và công bố các tin tức về tình hình dịch bệnh. Bất cứ ai làm vậy thì đều lập tức phải đối mặt với sự đàn áp và bắt giữ của ĐCSTQ. Do đó, người dân hoàn toàn không thể nắm bắt được tình hình thực sự của dịch bệnh xung quanh họ.
Ví dụ như, cô Hoàng, một người dọn vệ sinh ở thị trấn Lâm Khẩu, thành phố Mẫu Đơn Giang, tỉnh Hắc Long Giang, là người chịu trách nhiệm quản lý khu cách ly nhân viên.
Chia sẻ với tờ “Secretchina” hôm 29/4, cô Hoàng tiết lộ rằng tình hình dịch bệnh hiện tại đang rất nghiêm trọng. Chính phủ cố tình che giấu số người mắc bệnh và không cho người dân nói ra sự thật, ai nói liền bị bắt.
Từ các bài học lịch sử đã cho thấy, điều gì mà Đảng càng cố ý che giấu và không muốn người dân biết thì người dân càng gặp phải nguy hiểm.
Thứ hai, hầu hết các chuyên gia hiện nay tin rằng dịch bệnh có khả năng sẽ bùng phát đợt kế tiếp. Trương Ngọc Giao, Giáo sư người Mỹ gốc Hoa tại Trung tâm Ung thư MD Anderson ở Hoa Kỳ, ngày 4/5 cho biết, “Vũ khí hiệu quả nhất để đối phó với virus là phòng ngừa hơn là sử dụng vắc-xin”.
Mặc dù hiện nay các nhà khoa học đang ngày đêm nghiên cứu để tìm ra vắc-xin hữu hiệu, nhưng để tiêm nó vào hàng tỷ người, không phải là việc đơn giản. “Để sử dụng vắc-xin sớm nhất cũng phải chờ đến năm 2021”.
Ông Trương cũng bày tỏ: “Đối với một loại virus nguy hiểm và có tính lây lan cao trên toàn thế giới như virus Corona thì Trung Quốc hiện vẫn còn đang trong tình cảnh nguy cơ tứ bề. Nhiều người nghĩ rằng kháng dịch sẽ là ‘Trung Quốc nửa hiệp đầu, ngoại quốc nửa hiệp sau’. Thực tế cho thấy, Trung Quốc chỉ vừa mới kết thúc nửa hiệp đầu, còn bây giờ đang là lúc nghỉ giải lao, không biết liệu nửa hiệp sau có bi thảm hơn không?”.
Thứ ba, những hành vi này của ĐCSTQ được điều khiển bởi hệ tư tưởng ngoại lai chứ không phải là do văn hóa truyền thống Trung Hoa, mà ĐCSTQ căn bản trong ý thức hệ không hề coi trọng sinh mạng con người.
Cũng chính vì lý do này mà Mao Trạch Đông đã phát động nhiều chiến dịch giết chóc trong lịch sử, Đặng Tiểu Bình đã tàn sát hàng ngàn sinh viên yêu nước vào ngày 4/6/1989, và Giang Trạch Dân thì muốn triệt tiêu hoàn toàn các nhóm tín ngưỡng… Cho dù người lãnh đạo đảng đã được thay thế qua các thời kỳ, nhưng bản chất tàn bạo của cái ác đảng này vẫn chưa bao giờ thay đổi.
Người Trung Quốc đều biết rằng “thiện ác hữu báo”, nhưng dưới sự tuyên truyền của ĐCSTQ, nhiều người đã không còn tin vào điều đó nữa. Các triều đại Trung Quốc đều cho rằng ôn dịch xuất hiện là do trời khiển trách, trời phạt. Sau khi ôn dịch phát sinh, dân chúng cùng người cai trị đều phải chân thành phản tỉnh và sửa đổi mới có thể được bình an.
Điều này không chỉ có ở Trung quốc, mà ở cả các nước Tây phương cổ đại cũng có quan điểm này, họ cho rằng ôn dịch là “Chúa giáng phạt đối với tội ác mà con người gây ra”, cũng tương đồng như “Trời phạt” ở các nước phương Đông.
Vào thế kỷ 21, 2 đợt dịch lớn ở người là SARS và viêm phổi Vũ Hán đã bùng phát tại Trung Quốc, và đợt bùng phát này còn mạnh hơn SARS năm xưa gấp trăm lần. Điều này rất đáng để chúng ta suy ngẫm. Tại sao bệnh dịch không bùng phát ở các quốc gia đông dân khác như Ấn Độ và Brazil mà lại là Trung Quốc? Câu trả lời cũng rất rõ ràng, bởi vì ở đó không có những “khoản nợ” đẫm máu như ở Trung Quốc mà Đảng Cộng sản đã tạo ra.
Vào năm 1949, Trung Quốc đã hoàn toàn bị Đảng Cộng sản thâu tóm. Vào thời điểm đó, những người trí thức đều là những người chọn cách tránh xa Đảng Cộng sản và không tin những lời “hoa ngôn xảo ngữ” của nó, nhờ vậy mà họ có thể bảo toàn được tính mạng cho bản thân và gia đình, tránh bị trở thành vật bồi táng theo ác đảng.
Gia Hưng (Theo Secretchina)