Truyền thông đang là công cụ “thảm sát” hàng triệu người Việt

25/08/15, 15:18 Cuộc sống

Trong 2 tháng xảy ra 4 vụ thảm án với 18 người chết nhưng chưa kinh khủng bằng việc cả triệu người có nguy cơ bị “thảm sát” bởi những “cánh bướm truyền thông”.

Truyền thông là một con dao 2 lưỡi đáng sợ
Truyền thông là một con dao 2 lưỡi có thể mang đến những hậu quả khôn lường. Ảnh minh họa

Còn cái gì moi móc, thì triệt để moi móc

Cần khẳng định ngay việc các vụ thảm án diễn ra trong thời gian gần 2 tháng qua chỉ là sự bộc phát theo tâm lý học tội phạm chứ không phải là hiện tượng xã hội.

Nhưng vô hình chung, sự “nóng hổi” đầy chủ đích “câu view” của nhiều tờ báo, trang thông tin điện tử và cả các phương tiện truyền thông khác đã đẩy nó lên thành hiện tượng xã hội.

Khảo sát độc lập của người viết bài cho thấy trong vụ thảm án ở Bình Phước có gần 1.400 bài trên các trang báo giấy, báo mạng và trang thông tin điện tử. Con số này ở vụ thảm án ở Nghệ An có khoảng 300 bài và lại bất ngờ tăng đột biến ở vụ thảm án Yên Bái với xấp xỉ 1.000 bài. Đến vụ án giết 4 người, chém 3 người bị thương ở Gia Lai, con số này may mắn chỉ còn lại “trong tầm kiểm soát”.

Với số lượng khổng lồ về tin bài như thế, “tất tần tật” các khía cạnh của nghi phạm, nạn nhân, gia đình nạn nhân… trong các vụ thảm án được các báo triệt để khai thác. Nào là yêu ai, đã làm gì, có quan hệ với ai…

Thậm chí, trong vụ án ở Bình Phước, có bài báo còn khai thác cả đôi dép mà  một trong số các nạn nhân đã đi trước khi bị giết có hình thù gì và suy diễn.

Vụ thảm sát tại Bình Phước được báo chí khai thác một cách triệt để. Ảnh: Internet
Vụ thảm sát tại Bình Phước được báo chí khai thác một cách triệt để. Ảnh: Internet

Điều lo ngại nhất, trong số các tin bài, video ấy chỉ đếm được trên đầu ngón tay những bài viết có định hướng giáo dục, cảnh báo, làm dư luận – tâm lý người dân bớt hoang mang. Hậu quả của nó là vai trò của báo chí truyền thông trong các vụ thảm án bỗng dưng tạo thành một làn sóng không tưởng: Kích thích tò mò và kích động bạo lực.

Sự việc nghiêm trọng đến nỗi lãnh đạo Bộ Thông tin – Truyền thông đã năm lần, bảy lượt yêu cầu các báo không khai thác sâu các vụ thảm án và đỉnh điểm của sự việc là Bộ này đã buộc phải mạnh tay xử phạt, đình bản một số tờ báo, trang thông tin điện tử.

“Tối hậu thư” là công văn số 2673/BTTTT-CBC do Thứ trưởng Trương Minh Tuấn ký ngày 19/8 gửi tất cả các cơ quan báo chí yêu cầu chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về báo chí.

Đích thân Thứ trưởng Trương Minh Tuấn đã lên một số tờ báo để khẳng định:“Việc thông tin về những vụ án giết người chúng tôi không cấm. Chúng tôi chỉ nghiêm cấm việc đưa tin trái pháp luật quy định như mô tả chi tiết hành vi man rợ, khai thác đời tư, xâm phạm quyền nhân thân… gây hiệu ứng xấu cho xã hội“.

Bàn dân trăm họ cùng nhau bàn tán

Những tình tiết chẳng có liên quan gì đến vụ án được các cụ đưa ra bàn luận: Số lợn, gà của gia đình 4 người trước khi bị sát hại là bao nhiêu?! Một cụ lý giải đó là cụ đọc được thông tin trên một tờ báo viết nên bàn luận…cho vui!

Đến các chị bán rau cổng chợ cũng tranh thủ lúc vắng khách quăng quật gánh hàng, mua vội một tờ báo (vốn được anh em đồng nghiệp trong làng báo coi là lá cải) để dò xem “mặt mũi người tình của hung thủ xinh xấu thế nào”. Và cuối cùng, các chị cũng được thỏa mãn.

Đừng tưởng lớp tuổi nhỏ hơn không biết, không nghe, không thấy. Một số cháu tuổi chưa lên 10 sau vụ thảm án Bình Phước xảy ra đọc ngấu nghiến các tình tiết của vụ án đến mức thuộc lòng. Ra chơi ngoài công viên bất ngờ nghe một cậu bé đùa bạn khi bị giành đôi trượt patin: “Có biết vụ Bình Phước không? Nhà mày có mấy người?”. 

Câu nói hăm dọa kiểu rất… học trò ấy nhưng khiến ai nghe thấy cũng sởn cả da gà!

Và đỉnh điểm của “hiện tượng xã hội” mà vô tình hoặc cố ý do báo chí truyền thông đưa đẩy đã khiến nhiều em nhỏ lứa tuổi học trò truyền tay nhau tấm hình hung thủ vụ thảm án ở Yên Bái với mái đầu xanh đầu đỏ và tung hê trên facebook với status: Anh ấy thật là “super man”. Đây hẳn là một “cái công rất lớn” của báo chí truyền thông trong việc đưa tin các vụ thảm án diễn ra gần đây.

“Cánh bướm truyền thông” và các vụ “thảm sát thầm lặng”

bao chi truyen thong
Báo chí truyền thông đang vô tình tiếp tay cho cái ác?

Theo nhà phân tâm học người Áo – Freud cho rằng: Bên cạnh những cấu trúc tâm thần mang tính bẩm sinh đó, sự phát triển của một cá nhân còn được định hình bởi những sự kiện thưở ấu thời.

Lý thuyết kinh điển ấy nếu được áp dụng soi rọi vào sự tai hại của truyền thông, báo chí khi khai thác “vô tội vạ” về các vụ thảm án thì ngày một rõ ràng dù mới chỉ dừng lại ở các lời dọa nạt vu vơ mà chưa dẫn tới hành vi.

Mới đây ,khi một người mẹ đến gặp bác sỹ tâm lý nhờ tư vấn việc cô bé học lớp 2 ở Hà Nội bị chứng nghiện phim kinh dị được chia sẻ đã khiến nhiều phụ huynh tá hỏa.

Cứ mở miệng ra là cô bé nói máu, máu! Con bé thích chơi với dao, bật lửa và cắt nát những con búp bê khi cha mẹ vắng nhà. Và thứ đam mê khiến con bé dán mắt vào màn hình tivi vào buổi tối là phim kinh dị được chiếu trên các kênh truyền hình nước ngoài”, mẹ cô bé kêu cứu với bác sỹ.

Theo lý giải của các chuyên gia, cô bé đang mang chứng hỗn loạn tâm lý bởi sự ảnh hưởng của phim ảnh. Từ suy nghĩ, lời nói (máu) đến hành vi (cắt nát búp bê) của cô bé đã ở trạng thái nguy hiểm. Tư tưởng bạo lực và hành động bạo lực sẽ sinh ra từ đó.

Trong các vụ thảm án, nhiều tờ báo đã miêu tả lại các hành vi man rợ của hung thủ như là một cách thức “cho người đọc thấy tận mắt” những gì đã xảy ra. Điều này không khác gì những phim kinh dị chỉ thiếu dòng cảnh báo: “Bài viết có những đoạn miêu tả rùng rợn khuyến cáo… bạn đọc không nên đọc”.

Sự hỗn loạn và thiếu tính nhân văn của báo chí truyền thông khi khai thác, ăn theo các vụ thảm án đang thực sự “vận hành” theo lý thuyết “hiệu ứng bươm bướm” theo kiểu: “Con bướm đập cánh ở Brasil có thể gây ra cơn lốc ở Texas”! Một sự hỗn loạn thông tin có tính tương tác xấu không thể tưởng tượng được!

Áp dụng theo lý thuyết này, truyền thông và báo chí đưa tin thiếu nhân văn ở các vụ thảm án gần đây đang là những cánh bướm “đập tứ lung tung”, rải một “màn bụi phấn” đầy giết chóc, rùng rợn, bạo lực lên những “món ăn tinh thần” được pha tạp bởi sự tò mò, kích động cái ác trong sâu thẳm.

Đó mới là cuộc thảm sát lớn. Cuộc “thảm sát”  tinh thần hàng triệu người dân Việt nhất là những người Việt trẻ một cách vô tình hay cố ý. Và những người đưa tin, những người làm truyền thông liệu đã biết chùng tay khi viết, khai thác về cái ác?

Theo Sức Khỏe Cộng Đồng

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

    Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

    Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

    Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

  • Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

    Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này