Trường năng lượng bí ẩn xung quanh các công trình cự thạch linh thiêng

06/12/17, 09:30 Bí ẩn, Khoa học, Tri thức

Nhiều bằng chứng cho thấy các công trình cự thạch linh thiêng cổ đại đang thâu góp, tồn trữ, sản sinh một trường năng lượng riêng và đưa con người tiến nhập vào một trạng thái ý thức biến đổi.

Vòng tròn đá Stonehenge (Ảnh: Internet)
Vòng tròn đá Stonehenge (Ảnh: Vietsun Travel)

Những người ghé thăm các đền thờ và công trình cự thạch cổ đại thường miêu tả một loại cảm giác đặc biệt khác lạ. Nhưng người ta lại thường chỉ xua tay cười khẩy, cho rằng đó chỉ là kết quả do ấn tượng mạnh mẽ khi chiêm ngưỡng các công trình cự thạch, ví như các vòng tròn đá, các ngôi đền và kim tự tháp cổ đại.

Tuy nhiên, bằng chứng tổng thể lại cung cấp một cách giải thích khác: rằng các di chỉ cự thạch và các công trình linh thiêng cổ đại khác thực sự đang thâu góp, tồn trữ, và thậm chí sản sinh một trường năng lượng riêng của chúng, từ đó đưa con người tiến nhập vào một trạng thái ý thức biến đổi.

Không cần quá nhiều động lực để kích hoạt hệ thống mạch điện từ của cơ thể con người; trên thực tế một sự thay đổi nhỏ trong môi trường xung quanh cũng đủ để tạo ra một sự thay đổi trong nhận thức.

Khảo sát chứng minh sự tồn tại của các trường năng lượng

Vòng tròn đá Rollright ở Anh. (Ảnh: Aerial-Cam)
Vòng tròn đá Rollright ở Anh. (Ảnh: Aerial-Cam)

Năm 1983, một nghiên cứu tổng thể đã được kỹ sư Charles Brooker tiến hành để khảo sát từ tính tại các công trình linh thiêng. Đối tượng nghiên cứu là vòng tròn đá Rollright ở Anh.

Kết quả khảo sát từ tính tại khu vực cho thấy một dải lực từ được thâu hút vào vòng tròn thông qua một khoảng trống hẹp giữa các tảng đá – đóng vai trò như cổng vào. Dải lực từ này sau đó sẽ xoắn theo hình trôn ốc hướng vào trung tâm vòng tròn như thể đang hạ xuống một cái hang thỏ.

Hai trong số các tảng đá ở phía tây vòng tròn cũng được phát hiện đang rung động với các vòng tròn dòng điện xoay chiều đồng tâm, tương tự gợn sóng trong một cái ao.

Hình ảnh đã qua chỉnh sửa từ kết quả thăm dò từ tính của Vòng tròn đá Rollright. Nguồn: Bài viết Từ tính và các cột đá (Magnetism and Standing Stones) của tác giả Charles Brooker trên tạp chí New Scientist số ra ngày 13/1/1983
Hình ảnh đã qua chỉnh sửa từ kết quả thăm dò từ tính của Vòng tròn đá Rollright. Nguồn: Bài viết Từ tính và các cột đá (Magnetism and Standing Stones) của tác giả Charles Brooker trên tạp chí New Scientist số ra ngày 13/1/1983.

Kết quả phân tích đã khiến tác giả Brooker đặt câu hỏi về cách thức “cường độ trung bình của trường địa từ bên trong vòng tròn là thấp hơn đáng kể so với bên ngoài vòng tròn, như thể các tảng đá đã có tác dụng như một loại tấm chắn”.

Các khám phá này đã giúp chúng ta giải mã mục đích của người cổ đại khi họ xây dựng các công trình cự thạch này. Tại đền thờ Edfu ở Ai Cập có một bức tường miêu tả công thức thiết kế một khoảng không gian sao cho có năng lượng khác biệt với quang cảnh xung quanh — một ngôi đền. Các chỉ dẫn miêu tả một số vị Thần Sáng Thế nhất định, đầu tiên họ tạo ra một mô đất, sau đó ‘đâm xuyên một con rắn’ ngay tại chỗ, và từ đó một lực lượng tự nhiên đặc biệt đã thấm nhuần vào mô đất, dẫn tới quyết định xây dựng đền thờ ngay bên trên.

Trong nhiều nền văn hóa khác nhau, biểu tượng con rắn vẫn luôn là một ký hiệu ẩn dụ cho các đường năng lượng uốn khúc trên Trái Đất, điều được các nhà khoa học gọi là những dòng điện đất, khá tương tự với khái niệm “long mạch” trong phong thuỷ.

Nguyên lý tương tự như máy gia tốc hạt hiện đại

Dường như các kiến trúc sư cổ đại đã sở hữu khả năng khai thác hiệu quả các quy luật của tạo hóa, vì theo một nghiên cứu mới đây về các trường năng lượng bên trong và bên ngoài công trình cự thạch Avebury – vòng tròn đá lớn nhất trên thế giới, các tảng đá cự thạch này được thiết kế để thu hút một dòng điện đất vào bên trong.

Những tảng đá còn sót lại của vòng tròn đá Avebury (Ảnh: Flickr CC)
Những tảng đá còn sót lại của vòng tròn đá Avebury (Ảnh: Flickr CC)

Các điện cực được lắp đặt ở Avebury hé lộ cách thức rãnh mương hình tròn làm gián đoạn sự truyền dẫn dòng điện đất và dẫn điện vào bên trong khu vực rãnh mương, nên về thực chất đã tích lũy năng lượng và giải phóng nó tại lối vào di chỉ, đôi lúc lên đến gấp đôi mức tỷ lệ năng lượng tại vùng đất xung quanh

Các chỉ số đo lường từ tính tại di chỉ Avebury đã hạ dần về đêm, tại một mức độ lớn hơn rất nhiều so với trong các hoàn cảnh tự nhiên thông thường. Chúng sẽ “sạc lại” vào lúc bình minh, với dòng điện đất từ vùng đất xung quanh được thâu hút về phía vòng tròn cự thạch tương tự như khi các dao động từ tính tại khu vực di chỉ đạt mức tối đa.

Theo các nghiên cứu được thực hiện bởi nhà vật lý quá cố John Burke, vòng tròn đá Avebury được chủ định dựng lập và bố cục để hội tụ các dòng điện từ chảy theo một hướng định trước, theo nguyên lý tương tự như các máy gia tốc hạt hiện đại, trong đó các hạt i-on trong không khí được lái theo một hướng nhất định.

Toàn cảnh di chỉ vòng tròn đá Avebury. (Ảnh: Getty Images)
Toàn cảnh di chỉ vòng tròn đá Avebury. (Ảnh: Getty Images)

Hiệu ứng hội tụ năng lượng điện từ của các công trình linh thiêng có thể sẽ được tăng cường nhờ loại đá được lựa chọn. Những khối đá được sử dụng trong các công trình cự thạch thường bao hàm một lượng lớn magnetite (một khoáng vật sắt từ), và cũng thường được vận chuyển qua một quãng đường dài. Hai yếu tố này biến các đền thờ thành các cục nam châm yếu, dù sở hữu kích thước lớn.

Những “bình tụ điện” liên hệ trực tiếp với từ trường của Trái Đất

Các trường năng lượng ở các công trình cổ đại có tác động mạnh mẽ đến cơ thể người, đặc biệt là lượng sắt hòa tan lưu chuyển trong các mạch máu, chưa kể hàng triệu hạt magnetite lưu thông bên trong hộp sọ, và tuyến tùng (quả), vốn tự nó rất nhạy cảm với các trường điện từ, và khi được kích thích sẽ sản sinh các chất dẫn truyền thần kinh như pinolene và seratonin. Trong một môi trường mà cường độ trường điện từ bị suy giảm, con người sẽ có thể trải nghiệm các trạng thái tâm linh siêu thường.

Một cuộc điều tra toàn diện đã được tiến hành tại xã Carnac ở Pháp, nơi tập trung khoảng 80.000 công trình cự thạch. Kết quả điều tra đã tiết lộ sự tồn tại của một công nghệ tâm linh tương tự đang hoạt động. Lúc đầu, nhà nghiên cứu chính, kỹ sư điện Pierre Mereux, đã tỏ ra ngờ vực việc các công trình cự thạch có thể sở hữu bất kỳ huyền năng đặc biệt nào.

Kết quả điều tra tại xã Carnac của kỹ sư Mereux cho thấy cách thức các mộ đá khởi tác dụng khuếch đại và giải phóng dòng điện đất vào ban ngày, với cường độ mạnh nhất được ghi nhận vào thời điểm bình minh. Sự dao động điện áp và từ tính có liên hệ với nhau, và theo sau một hiện tượng được biết đến là sự cảm ứng điện.

Kết quả hình ảnh cho Carnac, stone
Các cột đá tại khu vưc xã Carnac. (Ảnh: Amusing Planet)

Theo kỹ sư Mereux, “Các mộ đá đóng vai trò như một cuộn dây solenoid (cuộn dây kim loại quấn quanh một lõi sắt), trong đó các dòng điện được kích hoạt hoặc sản sinh bởi sự dao động, mạnh hơn hoặc yếu hơn, của trường từ tính xung quanh. Nhưng hiện tượng này sẽ không được kích hoạt với bất kỳ cường độ nào trừ khi mộ đá được tạo dựng bằng các tảng đá tinh thể giàu hàm lượng thạch anh, ví như đá granit”.

Các chỉ số đo đạc các cột đá cự thạch đã cho thấy một loại năng lượng dao động tuần hoàn tại phần đáy, mang điện tích dương và âm, lên đến 10m từ những tảng đá nguyên khối dựng đứng này, một số trong đó vẫn cho thấy hình chạm khắc các con rắn. Các mức dao động cực đại tuần hoàn cứ sau khoảng 70 phút, cho thấy các cột đá cự thạch tích và phóng điện thường xuyên.

Kỹ sư Mereux cũng nhận thấy sự giảm dần cường độ điện áp của các cột đá cự thạch trong bố cục Grand Ménec khi càng đi ra xa khu vực vòng tròn đá, vốn tự nó đóng vai trò như một cái bình tụ điện hoặc một bộ tập trung năng lượng.

Kết cấu của các tảng đá và khả năng truyền dẫn năng lượng của chúng cũng thu hút kỹ sư Mereux và những nhà khoa học khác. Với thành phần thạch anh rất cao, những tảng đá được lựa chọn đặc biệt là có tính áp điện, nghĩa là chúng sẽ tạo ra điện khi bị nén ép hoặc dao động. Các tảng cự thạch ở xã Carnac, được đặt tại vị trí 31 chỗ đứt gãy của khu vực có hoạt động động đất mạnh nhất ở Pháp, đang trong tình trạng dao động liên tục, khiến các tảng đá phát triển tính điện từ.

Các cột đá đã không được dựng lên ở vị trí này một cách ngẫu nhiên, đặc biệt khi chúng đã được vận chuyển từ một khu vực cách đó 97km, bởi vì sự hiện diện và định hướng của chúng có mối liên hệ trực tiếp với từ trường của Trái Đất.

Các công trình linh thiêng và các cổng từ tính

Nhiều truyền thống bí ẩn cổ đại trên khắp thế giới đều giống nhau ở một khía cạnh đặc biệt: họ cho rằng một số địa điểm nhất định trên Trái Đất hội tụ một nguồn năng lượng lớn hơn những nơi khác. Những địa điểm này, được thổ dân Hopi gọi là “các vết đốm của nai nhỏ”, rốt cục đã trở thành nền móng của nhiều công trình linh thiêng và đền thờ mà chúng ta quan sát thấy ngày nay.

Điều thú vị là mỗi nền văn hóa đều nói rằng những địa điểm đặc biệt này được kết nối với thiên đàng bằng một cái ống rỗng hoặc thân cây sậy rỗng, và thông qua sự kết nối mang tính trung tâm này linh hồn có thể tiếp cận với thế giới khác trong quá trình thực hiện nghi lễ. Tuy nhiên, nó cũng cung cấp một đường dẫn để thế giới linh hồn có thể tiến nhập vào lãnh địa vật lý này.

Năm 2008 NASA có thể đã vô tình xác nhận tính chính xác của luận điểm này khi cơ quan này đăng tải chi tiết một cuộc điều tra các sự kiện chuyển giao thông lượng (flux transfer events), trong đó miêu tả cách thức Trái Đất được liên kết với Mặt Trời thông qua một mạng lưới các cổng từ mở ra sau mỗi 8 phút.

Một sự kiện chuyển giao thông lượng (flux transfer event – FTE) xảy ra khi một cổng từ mở ra trên từ quyển Trái Đất và thông qua đó các hạt vật chất cao năng lượng từ phía Mặt Trời có thể chảy vào bên trong. (Ảnh: NASA)
Một sự kiện chuyển giao thông lượng (flux transfer event – FTE) xảy ra khi một cổng từ mở ra trên từ quyển Trái Đất và thông qua đó các hạt vật chất cao năng lượng từ phía Mặt Trời có thể chảy vào bên trong. (Ảnh: NASA)

Những phát hiện như vậy đã giúp xác thực, dưới lăng kính khoa học, niềm tin được ôm giữ bấy lâu nay của những người nhạy cảm và các nhà cảm xạ học rằng: các công trình cự thạch và đền thờ cổ đại là những địa điểm tách biệt với thế giới trần tục, nơi một người có thể kết nối với những địa điểm vượt ra xa khỏi phạm vi Trái Đất.

Chắc chắn những thầy tư tế Ai Cập cổ đại đã coi đền thờ như một thứ gì đó vượt quá tổ hợp các tảng đá vô tri vô giác. Hàng ngày vào lúc bình minh họ sẽ đi thức tỉnh mỗi căn phòng bằng những bài kinh trịnh trọng, đối đãi với đền thờ như một sinh vật sống vốn sẽ ngủ nghỉ về đêm và thức dậy vào lúc bình minh.

Theo Trithucvn.net

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

    Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi