Trung Quốc

11/07/16, 21:50 Không đặt tên

Ở Trung Quốc, đề cập quá nhiều đến cuộc sống gia đình không hạnh phúc với bất cứ ai ngoại trừ những người bạn thân thiết thì sẽ bị xem như điều kiêng kị. Nhưng trong số những học sinh của tôi lại có một trường hợp khác, đó là Rosie, cô bé đã không ngần ngại chia sẻ về hoàn cảnh của cô ấy với tôi, một giáo viên nước ngoài dạy tiếng anh tại trường của cô bé.

Rosie kể rằng, cô ấy được sinh ra trong gia đình có bố mẹ bị câm điếc ở một thị trấn xa xôi. Đối mặt với sự kì thị của mọi người và không thể kiếm một công viêc ổn định, cha mẹ cô bé đã phải sống dựa vào sự hỗ trợ tài chính từ ông bà của cô. Cha của Rosie luôn phải vật vã vì thuốc phiện và ngược đãi mẹ cô ấy. Mẹ cô bị buộc tội trộm cắp và bị bỏ tù. Vì thế, cha của Rosie bắt cô bé phải mua kim tiêm cho ông ấy.

Kỳ thi kéo dài đến bốn mươi phút. Tiếng chuông nghỉ trưa reo lên. Học sinh từ các lớp nối đuôi nhau ra khỏi tòa nhà, băng qua sân trường và vào nhà ăn. Ngồi thẳng trong chiếc ghế bành màu da cam, tư thế của Rosie không bao giờ dao động. Tay tôi lướt qua các phiếu đánh giá chấm điểm nhưng đã không chạm vào nó.

Tôi đã đến Bắc Kinh với tư cách là một trong đoàn giáo viên nước ngoài dạy tiếng Anh tại các trường đại học Trung Quốc. Tổ chức học bổng của tôi, Princeton ở châu Á, đã làm hết sức mình để chuẩn bị cho tôi biết những khác biệt văn hóa mà tôi có khả năng sẽ phải đối mặt: đạo văn, sinh viên miễn cưỡng tham gia thảo luận trên lớp, và thói quen cho học thuộc lòng. Nhưng họ đã không cảnh báo tôi về sự sẵn sàng chia sẻ thông tin cá nhân của học sinh trong lớp học tiếng Anh.

Rosie không phải là trường hợp điển hình. Nhiều sinh viên Trung Quốc, khi nói chuyện với giáo viên nước ngoài trong một ngôn ngữ khác tiếng mẹ đẻ, thì điều  ngạc nhiên là dường như họ rất thoải mái chia sẻ hoặc thảo luận về những khoảnh khắc hay cảm xúc trong cuộc sống riêng tư. Một số người đã tận dụng những cuộc đối thoại riêng như kì thi một đối một, giờ làm việc, còn lại sau giờ thảo luận trên lớp thì chỉ là sự lặng im.

Thẳng thắn chia sẻ về cuộc sống cá nhân và gia đình thường không được coi là một nét tính cách đặc trưng của văn hóa Trung Quốc. Peter Hessler, một tác giả người Mỹ từng đoạt giải thưởng đã dạy tiếng Anh tại Trung Quốc cho đoàn tình nguyện viên Hòa Bình, viết rằng trong kinh nghiệm của ông người Trung Quốc nói chung là “vô cùng khiêm tốn, họ không thích là trung tâm của sự chú ý.” Ông nhận xét rằng “thường phải mất nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm để có được một người để trò chuyện một cách thoải mái. “Những vấn đề không đáng kể, như tin đồn hay những phàn nàn nhỏ nhặt thì được chia sẻ một cách thoải mái. Nhưng vấn đề nghiêm trọng hiếm khi được đề cập với người lạ. Điều đó làm cho hành vi của sinh viên Trung Quốc trong lớp tiếng Anh có một cái gì đó bất thường.

Một cựu sinh viên nói với tôi, “Khi nói tiếng anh, tôi cảm thấy như một người khác.”

Khi nói tiếng Trung, cậu ấy tỏ ra rụt rè và dè dặt. Trong lớp học tiếng Anh, cậu lại là người mạnh dạn, cởi mở và thẳng thắn.

Khi nói tiếng Trung, cậu ấy tỏ ra rụt rè và dè dặt. Trong lớp học tiếng Anh, cậu lại là người mạnh dạn, cởi mở và thẳng thắn. Cậu ta rất dạn dĩ khi nói tiếng Anh nhưng lại không thể như thế khi nói tiếng mẹ đẻ của mình. Những người Trung Quốc nói tiếng Anh, có vẻ như đang đeo một chiếc mặt nạ, cố tạo ra một vùng đệm giữa việc nói sự thật và phản ứng của người nghe. Học sinh thường  tập trung vào làm thế nào để nói chuyện bằng tiếng Anh chứ không phải là nội dung câu chuyện được đề cập. Nếu có sự hiểu lầm, thì tiếng Anh có thể chịu trách nhiệm.

Đối với Rosie, tiếng Anh đã trở thành một lối thoát – từ cha mẹ, quê hương của cô, và một cuộc sống cô ấy muốn để lại phía sau. Thời gian trôi qua, Rosie đã được nhận vào một trường trung học ngoại ngữ đặc biệt, nơi cô bé có thể tập trung vào tiếng Anh. Cô bé là một trong những học sinh đứng đầu lớp, được nhập học vào trường Đại học Ngoại giao Trung Quốc ở Bắc Kinh như một sinh viên ưu tú, nghĩa là cô ấy được miễn thi gaokao – kì thi xét tuyển đầu vào đại học. Nỗi sợ hãi, áp lực và mệt mỏi dài ngày của cuộc thi tuyển sinh đại học ở Trung Quốc. Bây giờ cô ấy đang sống ở Bắc Kinh, cách khá xa nhà. Cô bé học tiếng Anh bằng cách xem CNN và BBC trong nhiều giờ vào mỗi tối.

Có thể chỉ đơn giản là nói một loại ngoại ngữ – bất kỳ ngôn ngữ nào – để khuyến khích sự cởi mở. Nghiên cứu từ Đại học Chicago đã nhận thấy rằng đưa ra quyết định về các vấn đề đạo đức bằng ngôn ngữ nước ngoài thì kết quả sẽ thực tế, hợp lý và hiệu quả hơn. Các tác giả cho rằng hiện tượng này xuất phát từ việc “giảm phản ứng cảm xúc” khi không giao tiếp bằng ngôn ngữ bản xứ. Trong khi bằng chứng thực nghiệm chỉ ra rằng sẽ khá khó khăn để có thể giảm những ràng buộc về cảm xúc, kết luận này dường như đi đôi với những kinh nghiệm thấy được của nhiều sinh viên Trung Quốc. Edward *, một chuyên viên cao cấp tại trường Đại học Ngoại giao Trung Quốc, “tạo ra một chương trình trò chuyện TED” – để thảo luận về việc chiến đấu với sự trầm cảm của anh ấy. Anh ấy nói rằng khi sử dụng tiếng Anh anh nói với ít cảm xúc hơn. “Có lẽ khi nói tiếng mẹ đẻ, tôi cảm thấy như bị nghẹt thở. Có thể do tôi có quá nhiều cảm xúc khi nói chuyện. Nhưng với tiếng Anh thì tôi nghĩ rằng tôi có thể kiểm soát cảm xúc của mình tốt hơn. “

Sinh viên Trung Quốc cũng có thể tâm sự thoải mái hơn trong lớp học tiếng Anh bởi vì các giáo viên nước ngoài thường xuyên dẫn dắt họ, là những người có xu hướng nằm ngoài cơ cấu hành chính các trường đại học. Tại trường Đại học Ngoại giao Trung Quốc, tôi được mời đến một cuộc họp với các quản lý viên trong thời gian ngắn trước khi tuần đầu tiên của lớp học bắt đầu. Tại đây, tôi đã không nói chuyện với các  giáo viên Trung Quốc. Học sinh không cần lo sợ rằng khi một từ hoặc cụm từ nhầm chỗ có thể được tìm thấy khi chúng được gửi đến trong các hồ sơ lưu trữ hay gây ảnh hưởng xấu cho sự tiến bộ của họ trong trường học. Giáo viên nước ngoài cũng chỉ làm việc trong thời gian ngắn, thường ở lại một trường đại học chỉ trong một hoặc hai năm. Học sinh biết rằng những câu chuyện cá nhân của họ, nếu có những rắc rối thì  có thể họ sẽ không ở lại trường lâu.

Đồng thời, giáo viên nước ngoài mang lại một cách tiếp cận khác biệt trong giảng dạy. Chris Delacey, một người Mỹ giảng dạy tại Đại học Shihezi ở vùng Tân Cương, cho biết lớp học của mình có nhiều cuộc thảo luận, tương tác, và gần gũi cởi mở hơn so với lơp của các đồng nghiệp Trung Quốc của ông. “Tôi luôn cố gắng để đến với mỗi sinh viên, giao tiếp bằng mắt, trò chuyện trong khoảng 20 giây, để xem họ đang như thế nào” Delacey cho biết. Ngược lại, các lớp học được giảng dạy bởi các giáo viên Trung Quốc tại trường ông lại có xu hướng phân cấp nhiều hơn. Marina Powers, người cũng dạy tại Shihezi, cũng đồng ý “nhiều sinh viên cho biết họ chưa bao giờ được hỏi ý kiến cá nhân trước đây.”

Sự cởi mở của sinh viên Trung Quốc ‘đối với giáo viên nước ngoài dạy tiếng Anh cũng có thể phát sinh từ việc không có lựa chọn.

Liệu pháp tâm lý ở Trung Quốc vẫn còn trong giai đoạn trứng nước.

Liệu pháp tâm lý ở Trung Quốc vẫn còn trong giai đoạn trứng nước. Dưới thời cai trị của Mao Trạch Đông, người đã qua đời vào năm 1976, tâm lý học đã bị cấm và bị xem như là “tư sản ngụy khoa học”. Các chuyên gia ước tính rằng một nhà trị liệu là cần thiết cho 1.000 đến 1.500 người, nhưng vào năm 2014 chỉ có 20.000 bác sĩ tâm lý được hành nghề ở Trung Quốc – chỉ đủ cho khoảng 20 đến 30 triệu người. Quan tâm đến trị liệu tâm lý ở Trung Quốc dường như đang phát triển, nhưng sự kỳ thị đối với bệnh tâm thần vẫn còn khá mạnh mẽ. Mặc dù có đến 13% người lớn ở Trung Quốc có thể bị rối loạn tâm thần, theo một cuộc khảo sát của Tổ chức Y tế thế giới, vấn đề này lại hiếm khi được thảo luận. Nhiều sinh viên tôi đã nói rằng họ chưa bao giờ sử dụng các nguồn lực chăm sóc sức khỏe tâm thần trong trường học. Một số không biết liệu trường của họ có nguồn lực dành cho sức khỏe tâm thần hay không. Điều này cũng như một loạt các vấn đề xã hội khác, chẳng hạn như hôn nhân đồng tính và quan hệ tình dục trước hôn nhân, giáo viên nước ngoài thường được xem như tự do hơn, và tiếng Anh là ngôn ngữ thoải mái hơn khi thảo luận về các chủ đề này. Cả hai đều được xem như điều cấm kị ở Trung Quốc.

Đối với nhiều thế hệ người nói tiếng Trung, tiếng Anh đã cung cấp một nơi ẩn náu khỏi một quốc gia và ngôn ngữ mà chính trị luôn được khống chế. Tác giả người Mỹ gốc Trung, Ha Jin, người mà sau cuộc biểu tình ở Thiên An Môn năm 1989 đã quyết định không trở về Trung Quốc, đã có được danh tiếng thông qua viết bằng tiếng Anh. “Trong tiếng Anh,” ông nói, “Tôi nói với giọng điệu của chính mình.” Yan Geling, một tác giả Trung Quốc từng đoạt giải thưởng, viết bằng cả tiếng Anh và tiếng Trung Quốc. Cô nói với Reuters trong một cuộc phỏng vấn năm 2009, trong mỗi ngôn ngữ, cô là một người khác. “Về mặt ngôn ngữ, tiếng Trung thì tinh tế hơn, khéo léo hơn. Nhưng tiếng Anh thì trẻ trung và táo bạo, và tôi có thể  nói những gì tôi muốn nói.”

Từ vựng tiếng Anh của Rosie là bây giờ rất rộng, nhưng cô bé vẫn không thể tìm ra từ để mô tả cảm xúc của mình đối với các ngôn ngữ tiếng Anh. “Tiếng Anh làm cho tôi cảm thấy mình khác biệt,” cô nói với tôi. “Tiếng Anh thật là hay”.

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

Ad will display in 09 seconds

Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

    Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

    Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

  • Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

    Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?