Trung Quốc ngày nay là ‘thuộc địa’ của ĐCSTQ, người dân bị áp bức nặng nề

17/08/20, 13:51 Thế giới
URUMQI, CHINA - JULY 07: Chinese policemen push Uighur women who are protesting at a street on July 7, 2009 in Urumqi, the capital of Xinjiang Uighur autonomous region, China. Hundreds of Uighur people have taken to the streets protesting after their relatives were detained by authorities after Sunday's protest. Ethnic riots in the capital of the Muslim Xinjiang region on Sunday saw 156 people killed. Police officers, soldiers and firefighters were dispatched to contain the rioting with hundreds of people being detained. (Photo by Guang Niu/Getty Images)

Gần đây, Mỹ đã có những tuyên bố mạnh mẽ về việc tách biệt người dân Trung Quốc và Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Một số học giả, quan chức Đài Loan cũng nhận định rằng ĐCSTQ không đại diện cho Trung Quốc, thậm chí Trung Quốc còn là thuộc địa của ĐCSTQ.

Quân đội Trung Quốc trấn áp người Duy Nô Nhĩ biểu tình ở Tân Cương. (Ảnh: Getty Images)

Thời báo New York gần đây đưa tin chính phủ Mỹ đang xem xét áp đặt lệnh cấm nhập cảnh và đóng băng tài sản của tất cả thành viên ĐCSTQ. Bên cạnh đó, các bài phát biểu của Ngoại trưởng Mike Pompeo và quan chức Mỹ cấp cao khác cũng cho thấy xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc là xung đột với ĐCSTQ, chứ không phải với người dân Trung Quốc.

Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do, ông Chen Yongfeng, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Khu vực Nhật Bản thuộc Đại học Đông Hải, Đài Loan nhận định rằng những vi phạm nhân quyền và sự cai trị mang tính áp chế, hủy diệt là thuộc về ĐCSTQ, hầu hết người dân Trung Quốc cũng là nạn nhân.

“Cần phải phân biệt giữa những người cầm quyền Trung Quốc vi phạm các chuẩn mực quốc tế và những người dân Trung Quốc vô tội. Vì người dân Trung Quốc cũng là nạn nhân. Chúng ta không cần căm thù họ, mà phải chú ý xem các biện pháp cai trị của ĐCSTQ có phù hợp với xu hướng chung của thế giới và các giá trị phổ quát không”, ông Chen nói.

Ông Chen đã nghiên cứu các mối quan hệ giữa Đài Loan với Nhật Bản, Vương quốc Anh với Hồng Kông và Singapore với Ấn Độ trong nhiều năm. Ông lưu ý rằng sự cai trị của ĐCSTQ cũng tương tự các triều đại trong quá khứ, rồi cũng sẽ đến lúc thay đổi.

Ông khẳng định: “Giờ đây Trung Quốc chỉ là thuộc địa của ĐCSTQ. Thuộc địa là gì? Là nơi kẻ thống trị đàn áp kẻ bị trị và trục lợi từ họ, đó là tình hình hiện nay ở Trung Quốc. Người bị trị không thể chọn người cai trị. Nó khác với Đài Loan và Mỹ”.

Cuộc diễu hành ủng hộ người Trung Quốc với biểu ngữ như “Trung Cộng không phải là Trung Quốc”. (Ảnh qua Epoch Times)

Ông Chen nhấn mạnh ngay cả khi ĐCSTQ tuyên bố có chung dân tộc và dòng máu với người dân Trung Quốc, họ cũng không thể thoát khỏi “mối quan hệ thuộc địa” với người dân nước này. Hơn nữa, chủ nghĩa cộng sản đến từ Châu Âu và lan sang Trung Quốc thông qua Liên Xô cũ, vì vậy nó có thể được gọi là một “chế độ ngoại bang”.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã phản ứng mạnh mẽ trước tuyên bố của Mỹ về sự khác biệt giữa ĐCSTQ và Trung Quốc. Theo phân tích của ông Chen, sự phân biệt này đã tác động đến những điểm yếu của ĐCSTQ. “Vì ĐCSTQ luôn tuyên bố họ đứng về phía người dân. Họ là chế chính quyền toàn trị của giai cấp vô sản và không thể tách biệt ĐCSTQ với người Trung Quốc”.

Ông Chen tin rằng động thái tách biệt của Mỹ có tác dụng trực tiếp xóa bỏ tính hợp pháp của ĐCSTQ. Mỹ là nước tiên phong tuyên bố sát cánh cùng “người Trung Quốc” trên toàn thế giới và phản đối sự chuyên chế của ĐCSTQ. Nhiều du học sinh Trung Quốc giờ đây không còn nhất thiết phải ủng hộ ĐCSTQ. Trước đây không phải ai cũng dám chống lại chính quyền Bắc Kinh. Sau sự tách biệt này, khi tham gia các hoạt động phản đối ĐCSTQ ở nước ngoài, người Trung Quốc có thể khẳng định: “Tôi là người Trung Quốc, không phải người của ĐCSTQ”.

Nhiều người Trung Quốc yêu thích các bộ phim Hollywood của Mỹ, bóng rổ NBA và được tiếp cận với văn hóa Mỹ. Có tin đồn rằng con gái của Tập Cận Bình cũng đang ở Mỹ. Các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với chính quyền Cộng sản Trung Quốc sẽ là sự ủng hộ lớn đối với người dân Trung Quốc vốn đang bị áp bức nặng nề.

Thùy Linh (Theo Vision Times)

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

    Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi