Hồng Kông đã không còn là miền đất hứa, giới quyền quý ĐCSTQ sẽ đi đâu về đâu?
Lê Trí Anh (Jimmy Lai), người sáng lập tờ báo “Apple Daily” của Hồng Kông, đã được tại ngoại tại Sở cảnh sát Vượng Giác (Mong Kok), Cửu Long (Kowloon) vào sáng sớm ngày 12/8, chào đón ông là một lượng lớn các phóng viên truyền thông và người dân Hồng Kông. Ngay lập tức ông được đám đông vây quanh, kèm theo đó là những tiếng hô vang “Ủng hộ Apple, cầm cự đến cùng”.
Lê Trí Anh, người đã “đọ sức” với cảnh sát trong 2 ngày qua có vẻ hơi mệt mỏi, ông vẫy tay chào mọi người, rồi nhanh chóng lên xe rời đi mà không trả lời phỏng vấn của giới truyền thông. Trước khi rời đi, ông đã có cử chỉ thể hiện sự biết ơn dành cho những người dân Hồng Kông đang ủng hộ mình.
Lê Trí Anh bị cảnh sát Hồng Kông bắt khỏi nhà vào sáng sớm ngày 10/8 vì nghi ngờ vi phạm “Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông”. Hai con trai của ông và 4 giám đốc điều hành của Next Digital (cơ quan chủ quản của tờ Apple Daily) cũng bị bắt giữ. Tòa nhà Next Digital bị gần 200 cảnh sát lục soát phong tỏa.
Vụ bắt giữ Lê Trí Anh đã một lần nữa làm dấy lên mối quan tâm của cộng đồng quốc tế về sự “xói mòn” tự do ở Hồng Kông. Ngoại trưởng Hoa Kỳ Pompeo đã nói trên Twitter rằng, “Điều này càng chứng tỏ rằng ĐCSTQ đã tước đoạt tự do của Hồng Kông và làm xói mòn quyền lợi của người dân.”
Ông nói với giới truyền thông, “Hoa Kỳ sẽ đáp trả bằng các phương thức thực tế.”
Cùng với việc Hoa Kỳ thực hiện các biện pháp trừng phạt đối với Hồng Kông, vị thế của một trung tâm tài chính quốc tế của Hồng Kông đã bị suy yếu. Các “Hồng nhị đại” (hậu duệ của thế hệ cách mạng đầu tiên của ĐCSTQ), những người đã có được khối tài sản kếch xù thông qua Hồng Kông sẽ đi đâu về đâu, điều này đã thu hút sự chú ý của dư luận.
Từ lâu, các gia đình quyền lực của ĐCSTQ đã gắn bó chặt chẽ với Hồng Kông, nơi có một xã hội được cai trị bởi luật pháp, thương mại và trao đổi tự do. Việc các quan chức và tài phiệt của ĐCSTQ cất giấu và chuyển nhượng tài sản ở Hồng Kông từ sớm đã là một “bí mật mà ai cũng biết”.
Tờ “New York Times” đã đăng một bài báo có tiêu đề “Biệt thự xa hoa, sự giàu có của giới quyền quý ĐCSTQ và vận mệnh của Hồng Kông” vào ngày 12/8 tiết lộ rằng, thân nhân của các nhà lãnh đạo cấp cao ĐCSTQ như Tập Cận Bình, Uông Dương và Lật Chiến Thư sở hữu bất động sản sang trọng trị giá hơn 51 triệu đô la Mỹ ở Hồng Kông.
Đài Á Châu Tự Do (RFA) dẫn các nguồn tin nói rằng, con số này chỉ bằng một phần vạn so với tài sản của giới quyền quý ĐCSTQ. “Đây không phải là bằng chứng đầy đủ cho sự giàu có của họ. Đây đều là những tài liệu cũ mang tính chất ‘làm màu’, thực tế là giới quyền quý sử dụng nhiều cách khác nhau để che giấu sự giàu có của họ.”
Theo giới thạo tin, “gia tộc của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ không chỉ giới hạn ở những người này, con cháu của nhiều nguyên lão cũng đều có tài sản ở Hồng Kông. Sau khi ‘Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông’ được thực thi, đã có tác dụng răn đe rất mạnh đối với họ, nên họ cảm thấy lo lắng bất an”.
Trước đó, Viên Cung Di, nhà công nghiệp Hồng Kông đã tiết lộ trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với tờ Epoch Times rằng, lý do khiến Tập Cận Bình ép buộc thực thi “Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông” là muốn ‘cài’ người vào Hồng Kông để lấy lại toàn bộ quyền lực tài chính.
Ông nói, những người thực sự nắm giữ huyết mạch tài chính của Trung Quốc là những người thuộc phe của cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân, Tăng Khánh Hồng và phe Thượng Hải. Toàn bộ Quảng Đông và Hồng Kông đều thuộc về họ Giang.
Viên Cung Di cho biết, bây giờ nội bộ ĐCSTQ đang đấu đá rất quyết liệt, các nguyên lão gây áp lực lên Tập Cận Bình, trong khi Tập buộc “thuộc hạ” của Giang phải lấy lại tiền. Bây giờ Tập Cận Bình đã khống chế được quân đội, công an, cảnh sát vũ trang cũng đã được “chỉnh đốn”, bây giờ chỉ còn lại rào cản tài chính này, Tập không ngần ngại “xuống tay” nặng với Hồng Kông, hủy hoại nền kinh tế và giành lại quyền lực tài chính.
Tuy nhiên, điều mà Tập Cận Bình không ngờ tới là, việc Hồng Kông bị chà đạp không chỉ gây ra phản ứng dữ dội từ cộng đồng quốc tế mà còn làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng quản trị của Tập. Giới thạo tin tiết lộ, khi xử lý vấn đề Hồng Kông, Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo và các nguyên lão khác đã không tán thành “luật trừng phạt nghiêm khắc” của Tập Cận Bình.
Truyền thông Hồng Kông trước đó dẫn tin cho biết, tại hội nghị Bắc Đới Hà vào tháng 8 năm ngoái, Hồ Cẩm Đào đã hiếm hoi cảnh báo Tập, tuyệt đối không được “đóng vai ác” với Hồng Kông.
Ôn Gia Bảo khi đó cũng nghiêm khắc nói với Tập Cận Bình rằng: “Chúng tôi đã nói hết những gì nên nói, ông xem làm thế nào thì làm”. Hàm ý là nếu xảy ra sự cố ở Hồng Kông, Tập Cận Bình sẽ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Lúc này, giới quan chức cấp cao của ĐCSTQ lại tập trung tại hội nghị Bắc Đới Hà, Tập Cận Bình đã hủy hoại Hồng Kông, hủy hoại “một quốc gia, hai chế độ”, và gây ra một làn sóng chống Cộng sản trên toàn cầu, khiến ĐCSTQ bị vây khốn tứ bề.
Mọi người đều biết, trong lịch sử của ĐCSTQ, càng lâm vào khủng hoảng sinh tử thì cuộc đấu tranh trong nội bộ ĐCSTQ lại càng căng thẳng tàn khốc. Những ngày gần đây, có tin đồn rằng hội nghị Bắc Đới Hà tranh đấu rất kịch liệt, không hề yên ả.
Ngày nay, Hồng Kông một đi không trở lại, và khối tài sản khổng lồ mà các “Hồng nhị đại” phải đấu đá lẫn nhau mới có được này, cũng đang đứng trước tình thế nguy hiểm. Nhà công nghiệp Hồng Kông Viên Cung Di đã tiết lộ trong chương trình “Trân ngôn chân ngữ” của tờ Epoch Times vào ngày 12/8 rằng, Hoa Kỳ đang điều tra tài sản ở nước ngoài của các quan chức cấp cao ĐCSTQ từ nhiều quốc gia, tổng giá trị khoảng 10 nghìn tỷ đô la Mỹ, trong đó gia tộc của cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân chiếm phần lớn, ước tính khoảng một nghìn tỷ đô la Mỹ.
Viên Cung Di nói, “Hoa Kỳ đang thảo luận với các đồng minh khác về cách đóng băng những khoản tiền này. Mười nghìn tỷ đô la Mỹ sẽ bị đóng băng. Ít nhất thì phần lớn trong số đó có thể được sử dụng để bù đắp cho những thiệt hại do virus gây ra trong tương lai.”
Minh Huy (Theo NTDTV)