Trung Quốc: Bốn luật sư vì dân chờ lệnh, bảo vệ chính nghĩa bất chấp bạo quyền

24/03/21, 09:00 Trung Quốc

Ngày 16/3, Tòa án quận Lương Viên, thành phố Thương Khâu, tỉnh Hà Nam đã xét xử phi pháp 3 tù nhân lương tâm chỉ vì họ có tín ngưỡng. Bốn luật sư bảo vệ sự vô tội của những người lương thiện không ngừng lên tiếng, cứu người không màn đe dọa.

công lý
Nhưng các luật sư dựa vào lý lẽ chính nghĩa biện luận sắc bén, cuối cùng đã bào chữa thành công cho những người dân vô tội. (Ảnh qua Cetoday)

Trong các phiên tòa xử án, thẩm phán đã từng đuổi các luật sư này ra khỏi phòng xử án và từng đe dọa sẽ giam giữ họ. Nhưng các luật sư không lay chuyển, dựa vào lý lẽ chính nghĩa, biện luận sắc bén, cuối cùng đã bào chữa thành công cho những người dân vô tội.

Nhìn lại vụ án

Ba người dân vô tội trong phiên tòa nói trên là học viên Pháp Luân Công – những người thiện lương đã và đang bị bức hại tại Trung Quốc hơn 20 năm qua.

Một trong ba học viên là Ba Vĩ, hiện đã ngoài 50 tuổi. Ông bị cảnh sát đánh trọng thương ở mặt khi bị bắt giữ trái phép vào chiều 28/8/2019, vết thương của ông không ngừng chảy máu. 

Trong thời gian ở trại giam, mắt của Ba Vĩ bị thương, nhưng Bệnh viện Mắt số 1 Thương Khâu lại xác định rằng ông bị mù. Sau đó, nhờ luyện động tác thường ngày, mắt của ông Vĩ đã khôi phục lại bình thường.

Ngày 29/8/2019, hai học viên còn lại là Hề Đông Tùng và Phạm Viện Viện cũng đã bị bắt giữ bất hợp pháp. Họ bị giam giữ trái phép tại Trung tâm giam giữ sân ga thành phố Thương Khâu. Trong thời gian ở trại giam, Phạm Viện Viện (20 tuổi), bị cưỡng chế mang chiếc xích chân nặng mười mấy cân trong ba ngày ba đêm. 

Ba Vĩ, Hề Đông Tùng và Phạm Viện Viện một mực chống lại cuộc bức hại, kháng án, kháng cáo, khởi tố các nhân viên công an, kiểm sát và tư pháp có hành vi phạm pháp. Trong khoảng thời gian này, trại tạm giam luôn lấy lý do là thời kỳ dịch bệnh để làm cái cớ ngăn cản các luật sư gặp thân chủ.

Tòa án quận Lương Viên, thành phố Thương Khâu, tỉnh Hà Nam ban đầu dự kiến ​​sẽ tiến hành xét xử vào ngày 7/7/2020, nhưng phiên tòa đã bị hủy bỏ vì không đủ bằng chứng. Kể từ đó ngày xét xử đã bị thay đổi bốn lần.

Khi phiên tòa được tổ chức vào ngày 25/8/2020, gia đình, người thân và bạn bè của các học viên trên cũng đến tòa. Tòa thông báo phiên xử được tổ chức vào lúc 9 giờ, nhưng lại kéo dài đến gần trưa mới bắt đầu. Trong thời gian này, cảnh sát liên tục bí mật chụp ảnh người thân và bạn bè của các học viên.

Trong phiên tòa, rất nhiều người từ đồn cảnh sát đến. Thẩm phán Chu Hiến Trung hỏi các học viên Pháp Luân Công ai là người nhà của họ. Ông ta nói mỗi người chỉ được phép có hai người thân ngồi bên trong, còn tất cả phải ra ngoài. Cuối cùng dưới sự cố gắng của 4 vị luật sư và những người thân thích, quan tòa mới đồng ý cho họ ở bên trong nghe xét xử.

Luật sư bảo người nhà phải đeo khẩu trang. Nhưng một nhóm cảnh sát từ phân cục Bình Nguyên đã quay quanh và yêu cầu những người thân thích này cởi bỏ khẩu trang rồi chụp ảnh bất hợp pháp. 

Luật sư chất vấn: “Pháp viện có cảnh sát toà án, các anh đang làm gì vậy? Giai đoạn điều tra đã qua lâu rồi. Các anh ở đây để làm gì? Bốn luật sư đã dựa vào lý lẽ biện luận và chỉ ra, như vậy có cảnh sát tòa án để làm cái gì? Hãy để thẩm phán chủ trì nơi này.”

Lúc đầu, thẩm phán hợp tác với cảnh sát, muốn chụp ảnh những người đến dự phiên tòa, khi những người đến dự nói hành vi chụp ảnh là phi pháp thì thẩm phán liền ra lệnh cho cảnh sát ra ngoài. Lúc này, công tố viên Từ Á Bình tức giận hét lên trước tòa: “không mở, không mở, mở cái gì!”

Sau đó, có mấy người cùng thẩm phán thì thầm với nhau, rồi thẩm phán nói: “Hôm nay không mở được, internet không tốt, máy tính bị treo.” Sau đó, có người nghe thấy thẩm phán gọi điện thoại cho ai đó và nói một cách mờ ám: Hôm nay có rất nhiều học viên Pháp Luân Công ở đây, nên tôi không thể mở được nữa.

Kết quả là phiên tòa ngày 25/8 không giải quyết được gì, phải lùi sang phiên tòa ngày 16/3 năm nay.

Bất chấp các mối đe dọa, bảo vệ người vô tội

Dưới sự cai trị độc tài chuyên chế của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), bốn luật sư đã xuất hiện trước tòa cùng một lúc để bảo vệ sự vô tội cho các học viên Pháp Luân Công.

vì dân phục vụ
Luật sư nhân quyền Trung Quốc: Vì dân chờ lệnh và thay mặt cộng đồng pháp luật Trung Quốc lên tiếng vì công lý. (Ảnh qua 65ymas)

Các luật sư chỉ ra rằng, tự do tín ngưỡng và tự do ngôn luận là những quyền cơ bản được Hiến pháp Trung Quốc cấp cho công dân, và nguyên tắc của luật pháp là “không có văn bản pháp luật chỉ định rõ ràng thì không thể định tội.” 

Các học viên Pháp Luân Công không vi phạm bất kỳ luật nào, và việc cảnh sát bắt các học viên Pháp Luân Công là bất hợp pháp.

Cho đến nay, trong luật hiện hành của Trung Quốc, không có luật nào xác định Pháp Luân Công là một tà giáo, cũng không có luật nào nói rằng tập Pháp Luân Công là phạm pháp. 

Trong các phiên tòa của ĐCSTQ xét xử các vụ án Pháp Luân Công, cách phổ biến nhất là lạm dụng ‘Điều 300 Luật Hình sự’ và các diễn giải tư pháp của “hai cấp cao” (Tòa án Nhân dân Tối cao và Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao) để kết án, và định tội các học viên Pháp Luân Công một cách bất hợp pháp.

Điều 67 của Hiến pháp và Điều 42 của Luật Pháp chế quy định rõ rằng: Quyền giải thích tư pháp thuộc về Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc, chứ không phải của Tòa án tối cao và Viện kiểm sát tối cao. 

Với tư cách là một thiết chế tư pháp, “hai cấp cao” này không có quyền lập pháp, và “diễn giải tư pháp” của họ không những không có hiệu lực pháp luật, mà còn vi phạm Hiến pháp và Pháp luật. 

Nên không thể dùng làm căn cứ để xử lý pháp luật. Sử dụng chúng như các thông báo nội bộ làm “cơ sở pháp lý” cho các quyết định của tòa án, thậm chí còn là một trò cười và sự sỉ nhục trong giới tư pháp.

Thường Nhẫn – một nhà bình luận chính trị nói rằng: Trong 20 năm qua, ĐCSTQ đã phạm pháp lộng quyền, lạm dụng pháp luật, mưu hại các học viên Pháp Luân Công tu luyện theo “Chân Thiện Nhẫn”, thẩm vấn phi pháp tại tòa án, tùy tiện dụng hình và giam giữ. 

Trước những lời đe dọa, uy hiếp, các luật sư đã thể hiện được tính chuyên nghiệp và tinh thần trọng nghĩa của người “luật sư”, lập luận có lý, thẳng thắn.

Viên Hồng Băng – một luật gia nổi tiếng và là cựu giáo sư của Đại học Bắc Kinh, đã từng đánh giá trường hợp học viên Pháp Luân Công Vương Bác ở Thạch Gia Trang vào năm 2007. Ông ca ngợi “hành vi dũng cảm của các luật sư để vượt qua sự chuyên chế của ĐCSTQ khiến người khác phải kính nể.” 

Đây là lần đầu tiên luật sư Đại lục vượt qua vùng cấm của ĐCSTQ, để hỗ trợ từ phương diện pháp luật một cách có hệ thống và toàn diện cho các học viên Pháp Luân Công, mở rộng chính nghĩa.

Sáu luật sư là Lý Hòa Bình, Lê Hùng Binh, Trương Lập Huy, Lý Thuận Chương, Đằng Bưu và Ô Hoành Uy. Viên Hồng Băng nói: “Việc ĐCSTQ sử dụng quyền lực quốc gia để bức hại các học viên Pháp Luân Công là một tội ác phản nhân loại.”

Năm 2016, luật sư nhân quyền tại Đại lục – Dư Văn Sinh, đã tuyên bố trong bài biện hộ vô tội cho học viên Pháp Luân Công ở Thiên Tân là Chu Hướng Dương như sau: Chúng tôi, với tư cách là luật sư Trung Quốc, tuân theo quyền tự nhiên là được phát biểu, vì dân chờ lệnh và thay mặt cộng đồng pháp luật Trung Quốc lên tiếng vì công lý. 

Ông nói: “Mười năm qua, hàng trăm luật sư và hàng nghìn người bào chữa vô tội đã làm sáng tỏ sự thật pháp lý – Điều 300 của Luật Hình sự và cách giải thích của nó không áp dụng cho những người tín ngưỡng Pháp Luân Công.”

“Cái gọi là đàn áp theo quy định của pháp luật, thực chất là một hành động cố ý lạm dụng pháp luật, và áp đặt các tội danh trái pháp luật. Đó là bức hại các học viên Pháp Luân Công, những người tin vào ‘Chân Thiện Nhẫn”, là hành vi giả danh pháp luật, hành động phạm pháp.”

“Hôm nay, sau mười năm biện hộ sự vô tội cho các học viên Pháp Luân Công, đến cuối cùng ai hợp pháp ai phạm tội đã sớm rõ ràng. Ý nghĩa của cuộc tranh luận tại tòa hiện nay không chỉ là để bảo vệ các quyền hợp pháp của tín ngưỡng Pháp Luân Công, mà quan trọng hơn là ngăn chặn tất cả các quan chức tư pháp tiếp tục tham gia vào cuộc đàn áp, trở thành đồng lõa phạm tội. Từ đó có thể quay về chính nghĩa, tránh khỏi việc bị trừng phạt trong tương lai, khi đối mặt với đại thẩm phán trong lịch sử.”

Tử Vi

Theo soundofhope.org

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

Ad will display in 09 seconds

Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

    Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

    Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

  • Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

    Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?