Trí tuệ của người xưa trong việc ức chế ham muốn sắc dục

20/08/19, 14:43 Cổ Học Tinh Hoa
Tham luyến nữ sắc không chỉ làm cho cơ thể con người mất đi chân khí, mà còn dễ khiến người ta giảm đi phúc phận
Tham luyến nữ sắc không chỉ làm cho cơ thể con người mất đi chân khí, mà còn dễ khiến người ta giảm đi phúc phận. (Ảnh: kknews)

Trong “Lễ ký – Lễ vận” có nói: “Hai dục vọng lớn nhất của con người là ăn uống và tình cảm nam nữ”. Bởi vậy, tiết chế dục vọng ăn uống và tình cảm nam nữ là điều mà các bậc thánh nhân từ cổ chí kim luôn cố gắng đạt được.

Đạo gia nói, có thể “buông bỏ” dần dục vọng ăn uống và tình cảm nam nữ, thì sẽ trường thọ mãi cùng đất trời. Tham luyến nữ sắc không chỉ làm cho cơ thể con người mất đi chân khí, mà còn dễ khiến người ta giảm đi phúc phận, học vấn kém cỏi. Người tu Đạo nếu không đoạn dục, nghiệp ác phong bế thân thể, không thể tu lên cao hơn nữa.

Tham luyến nữ sắc không chỉ làm cho cơ thể con người mất đi chân khí, mà còn dễ khiến người ta giảm đi phúc phận
Tham luyến nữ sắc không chỉ làm cho cơ thể con người mất đi chân khí, mà còn dễ khiến người ta giảm đi phúc phận. (Ảnh: kknews)

Cổ ngữ có câu: “Vạn ác dâm vi thủ”, trong vạn cái ác thì dâm đứng đầu. Nếu một người quá ham mê phóng túng dâm dục, không thể coi nhẹ chuyện này được thì chính là kẻ ác. Người đạo đức cao thời xưa đều coi vấn đề sắc dục rất nghiêm trọng. 

Cho nên, bất luận người nào muốn nâng cao đạo đức của bản thân thì nhất định phải coi nhẹ, ức chế ham muốn sắc dục. Các bậc cổ thánh tiên hiền thời xưa yêu cầu về chuyện quan hệ nam nữ là nghiêm ngặt vô cùng.

Giới bỏ sắc dục của bậc Đế vương

Lương Vũ Đế Tiêu Diễn cả một đời rất tín Phật. Ông từng nói với Ngự sử Trung thừa Hạ Sâm rằng: “Trẫm đã không cùng với nữ nhân chung giường hơn 30 năm nay rồi”. Năm ấy Lương Vũ Đế đã 85 tuổi.

Hữu tể tướng A Sa Bất Hoa vào thời nhà Nguyên, nhìn thấy sắc mặt của Nguyên Vũ Tông (vị hoàng đế thứ 3 của triều Nguyên) càng ngày càng hốc hác tiều tụy, bèn nói với nhà vua: “Sơn hào hải vị ngài không biết ăn, thân thể quý giá ngài không biết trân trọng, mà lại ngày ngày đắm chìm trong tửu sắc. Quả thật giống như dùng hai cái rìu mà chặt một cái cây vậy, chắc chắn có ngày cây đổ”. Sang năm sau, Nguyên Vũ Tông đã qua đời, hưởng thọ 30 tuổi.

Có một vị quốc vương rất háo sắc, thường xuyên sống phóng túng buông thả. Có một tăng nhân đã mượn lời hát trong kinh Phật để khuyên nhủ rằng: “Đôi mắt là khe để che giấu gỉ mắt, mũi là chiếc túi để đựng nước mũi, miệng là cái ống để đựng đờm, bụng là kho để chứa phân nước tiểu. Nhưng đại vương không có một đôi mắt tinh anh, trầm luân trong nữ sắc mà bỏ bê triều chính. Ta nhìn mà thấy phiền lòng, nên quyết định xuất gia làm hòa thượng”.

Giới bỏ sắc dục của văn nhân

Vào thời nhà Minh, Lễ bộ thượng thư Tiết Văn Thanh nói rằng: “Tửu sắc làm mê muội hoang mang thần trí của con người, hại mệnh tổn đức, vô cùng nghiêm trọng. Lấy dục vọng để tiêu khiển, thì không biết hậu quả sẽ ra sao. Chỉ có tâm hồn thanh tịnh, buông bỏ dục vọng, khí được hài hòa, cơ thể khỏe mạnh, niềm vui bất tận!”.

Chu Hi thời Nam Tống lại miêu tả dục vọng của con người như một đầm lầy, ông nói: “Quan sát hình tượng đầm lầy để ngăn cản tâm sắc dục. Sắc dục và đầm lầy bẩn thỉu, đều là bùn đất nước đục. Sự ô uế dễ làm dơ bẩn con người, nên cần lấy đất đá lấp lại”.

Nhà Nho nổi tiếng thời đầu nhà Minh – Phương Hiếu Nho nói: “Ham mê và dục niệm còn ghê gớm hơn cả đao kiếm. Mọi người chỉ đề phòng cẩn thận trước những mối nguy từ thị phi, mà bản thân lại không đề phòng trước hiểm họa mà ăn uống và sắc dục mang lại”.

Tiến sĩ Lưu Nguyên Thành cuối thời Bắc Tống nói: “Kể từ khi ta đoạn tuyệt nữ sắc từ 30 năm trước, khí huyết và ý thức vẫn như xưa, cả ngày tiếp đón bạn bè trí thức, vui vẻ đàm đạo, mặc dù cả đêm không ngủ, nhưng sáng ngày hôm sau tinh thần vẫn minh mẫn”.

Thi nhân Dương Vạn Lý trêu chọc những kẻ háo sắc: “Diêm vương chưa từng mời gọi, tại sao các vị lại tự mình áp giải đến, là cớ làm sao?”.

Nếu một người quá ham mê phóng túng dâm dục, không thể coi nhẹ chuyện này được thì sẽ là ác nhân.
Nếu một người quá ham mê phóng túng dâm dục, không thể coi nhẹ chuyện này được thì sẽ là ác nhân. (Ảnh: Sohu)

Trình Môn – một trong “Tứ tiên sinh” của triều Tống đã nói: “Người nếu muốn hoàn thành đại sự, nhất định phải rèn luyện thân thể tráng kiện, mới có thể gánh vác trọng trách lớn, do vậy cần đoạn tuyệt sắc dục”.

Bởi vậy, “Hoàng đế nội kinh – Tố vấn” viết: “Giữ cho tâm điềm đạm thanh thản, khí huyết lưu thông, tinh thần bên trong vững vàng, bệnh lấy đâu mà ra? Cho nên tâm trí thảnh thơi, ít dục vọng, ít lo âu, xác thân vận động nhưng không mệt mỏi. Vì ít tham cầu nên ước gì được nấy, muốn gì được nấy. Ăn uống thế nào cũng ngon, mặc thế nào cũng được, sống sao cũng vui. Sống vô tư vô cầu cho nên gọi là thuần phác. Cho nên thị dục không làm cho mỏi mắt, dâm tà không huyễn hoặc được tâm tư”.

Vương Văn Mô, một thầy thuốc vào thời Minh đã viết trong tác phẩm “Toái Kim Lục” của mình rằng: “Ta đã tỉ mỉ quan sát nhân gian, những người đột ngột bỏ mạng nhiều như trăm sông đổ vào biển lớn. Bọn họ rời khỏi thế gian có hai nguyên nhân: Một là mạo phạm danh dự người khác, hai là trầm mê trong sắc dục. Những người mà không như vậy, thì trong vạn người có lẽ chỉ đếm trên đầu ngón tay mà thôi”.

Giới bỏ sắc dục của người tu luyện

Nguy hòa thượng ở Trường An triều Tấn, từng gặp một cô gái tự xưng là tiên nữ hạ phàm đến ở nhờ, còn nói: “Cao tăng là người có đức hạnh, nên ông trời đã cử ta đến đây coi như phần thưởng khích lệ”.

Nguy hòa thượng ý chí kiên định, không bị lung lay, ông nói: “Lòng ta đã như tro tàn, đừng đem cái xác thối của ngươi đến thử lòng ta”. Thế là cô gái đó vội bay tít lên trời cao. Trước khi đi còn ngoái đầu nói: “Nước biển có thể đong đầy thêm, bệ vàng có thể nghiêng ngả, nhưng tâm kiên định của tên đại hòa thượng kia lại không thể xê dịch”.

Cao tăng Vĩnh Gia có tiếng ở Ôn Châu vào thời Đường Cao Tông đã từng nói rằng: “Chuyện dục vọng tình ái, chỉ có thống khổ mà không có an lạc, tích vào thân thể toàn là phân thối, là mủ huyết. Bên ngoài phết mỡ thơm, nhưng bên trong ô uế tột cùng, thứ bất tịnh như vậy cần phải tránh xa nó. Vì vậy người thông minh xem nó như con rắn độc, thà rằng ở cạnh con rắn độc cũng nhất định không gần nữ sắc”.

Đạo sĩ nổi tiếng triều Nguyên – Thượng Nhật Tử nói: “Dâm dục mãi mãi là ác nghiệp của con người. Người tu đạo, đầu tiên phải đoạn tuyệt nó. Học đạo tu hành cũng giống như vậy, chỉ cần nhất mực đoạn tuyệt dâm dục, thì mọi chuyện khác sẽ dễ như trở bàn tay”.

Tiến sĩ nhà Tống tên Thiệu Quế Tử từng nói với một thiền sư: “Người tu hành nếu như tâm sắc dục không đoạn, tâm tính không vững vàng thì ắt tinh lực mỏng manh, mà nguyên khí cũng càng ngày càng giảm thiểu, cho nên dần dần khô kiệt, cuối cùng dẫn đến tử vong”. 

Thiền sư cũng đáp lại: “Nếu không thể đoạn tuyệt được dâm dục mà học tham ngộ thiền lý, thì cũng giống như nấu cát để thành cơm, cho dù bỏ ra trăm nghìn công sức, thì cũng chỉ có thể gọi là nấu cát, chứ không thể nấu thành cơm. Vì vậy, chuyện này chỉ có thể thực hiện khi tâm thanh tịnh và không bị sắc dục quấy nhiễu”.

videoPlayerId=adbf28a4c

Ad will display in 09 seconds

Nhật Hạ biên dịch

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

Ad will display in 09 seconds

Con người ngày nay có thể tu luyện không?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

Ad will display in 09 seconds

Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

    Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Con người ngày nay có thể tu luyện không?

    Con người ngày nay có thể tu luyện không?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

    Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

  • Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

    Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?