Trải nghiệm Thần tích của cô giáo Thái Bình
Bệnh tật giày vò, vẫn cố bám trụ với nghề giáo
Cô Nguyễn Thị Toan là giáo viên về hưu với hơn 30 năm trong nghề. Cô sinh ra ở Thái Bình và vào Kiên Giang học sư phạm từ năm 1978. Sau 2 năm cô ra trường và bắt đầu đi dạy. Cuộc đời giáo viên nhiều thăng trầm, khi vừa ra trường và được phân công về dạy ở vùng sâu vùng xa, cô nản và muốn bỏ việc; nhưng rồi cô vẫn bám trụ được và công việc ngày càng tốt hơn. Chưa tới 30 tuổi cô đã được đề bạt làm hiệu trưởng. Sau khi sinh con công việc gia đình bận rộn nên cô xin xuống làm giáo viên cho đến khi về hưu (năm 2012).
Công việc giáo viên có vẻ nhẹ nhàng nhưng đối với cô Toan thì lại lắm nỗi vất vả vì cô mang rất nhiều bệnh tật trong mình. Cô bị hở van tim, thiếu máu não, chỉ cần có tiếng động mạnh là giật mình, xây xẩm mặt mày.
Bệnh viêm khớp dạng thấp khiến cô đi lại rất khó khăn, chân bước tập tễnh như người tập đi, tay đưa lên cao cũng rất cực nhọc, phải lấy tay này đỡ tay kia nhấc lên; bê ca nước hơi nặng một chút cũng không được. Bệnh tật khiến cô nằm không được, ngồi cũng không xong, đi lom khom giống như bà già 70, 80 tuổi, mặc dù lúc đó cô mới hơn 50.
Cô còn bị viêm tai giữa mãn tính, cứ chảy nước ra; bướu cổ… Ngoài ra, con cô sinh ra không được khỏe nên nuôi rất khó; vợ chồng thì khắc khẩu, thường xuyên có mâu thuẫn. Khó khăn chồng chất là vậy, nhưng cô vẫn cố gắng vượt qua vì con và vì gia đình.
Diệu pháp tự tìm đến cửa nhà
Có câu “Đạp phá thiết hài vô mịch xứ, đắc lai toàn bất phí công phu” (tìm mòn gót giày mà không thấy, bỗng đâu đắc được chẳng tốn công). Cô Toan khổ sở bao nhiêu năm vì bệnh tật, thử qua nhiều phương pháp cũng không ăn thua, vậy mà diệu pháp giúp cô khỏi bệnh lại tự tìm đến cửa, thật cũng giống như câu thành ngữ ở trên vậy. Chỉ là cô cũng không nhận ra được ngay mà phải mất thêm một đoạn thời gian nữa.
Cuối năm 2017, có một thanh niên đến gõ cửa và giới thiệu cho cô pháp môn Pháp Luân Công (còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp). Bạn còn đưa cho cô một quyển sách Chuyển Pháp Luân (quyển sách chính của Pháp Luân Công) và giúp cô mở video xem hướng dẫn luyện công trên tivi. Cô cứ theo thế luyện tập và đọc sách, cũng không suy nghĩ gì. Nhưng vì chưa thực sự ngộ ra được Pháp Luân Công là để tu luyện, nên cô tập luyện không có nhiều hiệu quả; bệnh tật vẫn giày vò.
Cô đi hết bệnh viện tây y rồi đến y học cổ truyền, ngày nào cũng phải uống thuốc; rồi mua cả thực phẩm chức năng để dùng, nhưng bệnh vẫn hoàn bệnh. Bác sĩ nói rằng bệnh cô không thể chữa hết được, hết thuốc là bệnh lại tái phát.
Mỗi khi đi khám bệnh, cô thường kêu người cháu gọi bằng dì đưa đi. Sau khi biết đến Pháp Luân Công, cô chia sẻ với cháu những điều tốt đẹp của môn này. Cô còn hứa bao giờ đọc xong sách sẽ cho cháu mượn. Cháu cô có duyên nên đã nhanh chóng chủ động bước vào tu luyện. Thấy cô mãi vẫn cứ vất vả ngược xuôi đi khám chữa bệnh nên hỏi: “Sao dì nói với con tập luyện môn này tốt mà dì không chịu tập luyện?”
Khỏi hết bệnh tật sau 2 tháng
Sau lần đó về nhà thì cô Toan quyết tâm đọc sách tập công nhiều hơn. Cô lại tìm đến nhà cậu thanh niên ngày trước đã giới thiệu Pháp Luân Công cho cô để luyện công chung; cô rất chăm chỉ, ngày nào cũng đi đến đó để tập luyện. Và điều kỳ diệu đã xảy ra, chỉ sau khoảng 2 tháng, tự nhiên cô không thấy đau đớn gì nữa, bệnh tật cứ như bay biến đi đâu hết. Kể từ đó cô cũng không phải uống thêm một viên thuốc nào nữa.
Tai cô không còn bị chảy nước do chứng viêm tai giữa mãn tính nữa. Chứng nhức đầu chóng mặt cũng khỏi hẳn. Cô thức giấc là có thể ngồi dậy ngay, còn trước kia mà làm vậy thì có khi chóng mặt mà đổ nhào xuống. Cô đi siêu âm bác sĩ nói bệnh bướu cổ đã không còn.
Đặc biệt là các khớp tay trước đây bị sưng lên đau đớn, không bê được vật nặng; vậy mà bây giờ có thể xách đồ 5, 10kg không thành vấn đề.
Trước đây chân cô đi chấm phẩy như bà lão, giờ có thể đứng thẳng đi lại nhanh nhẹn, đạp xe đi chợ; đi chơi với bạn bè 5, 7km nhẹ nhàng như có người đẩy phía sau.
Tâm tính đề cao, hoàn cảnh cải biến
Đọc sách nhiều và chuyên tâm hơn cô mới nhận ra Pháp Luân Công không phải là một môn khí công bình thường, mà là một môn tu luyện thượng thừa của Phật Gia chiểu theo nguyên lý Chân Thiện Nhẫn. Cô cứ chiểu theo sách Sư Phụ dạy để tu luyện đề cao tâm tính.
Dần dần cô cũng bỏ bớt được tính nóng nảy, không so đo với người khác, không oán hận chồng. Hòa nhã hơn với người trong nhà cũng như hàng xóm láng giềng; trước khi nói gì cũng đặt mình vào vị trí của người khác để thấu hiểu hơn.
Chồng con ban đầu cũng không đồng ý lắm khi thấy cô tu luyện. Nhưng sau thấy cô khỏi hết bệnh mà tính tình cũng thay đổi nhiều, nên cũng ủng hộ mà không ý kiến gì nữa.
Đại Pháp có thể giúp đạo đức xã hội thăng hoa
Từng là giáo viên nên cô Toan hiểu rất rõ đạo đức xã hội đang xuống dốc nhanh như thế nào. Nó ảnh hưởng vào mọi lĩnh vực của cuộc sống, đặc biệt là giáo dục. Học sinh chửi tục, đánh nhau, cãi lời thầy cô; thậm chí trong nhà trường các thầy cô cũng xích mích gây gổ… Cô Toan nghĩ, nếu có nhiều người hơn nữa biết đến Pháp Luân Công và hành xử theo Chân Thiện Nhẫn, thì đạo đức xã hội nhất định sẽ tốt trở lại.
Cô mong có nhiều đồng nghiệp hơn nữa biết đến Pháp Luân Công, để có thể truyền tải được giá trị Chân Thiện Nhẫn đến các em học sinh, chứ không chỉ là dạy kiến thức đơn thuần. Những mầm non tương lai được tưới mát bằng Chân Thiện Nhẫn thì sau này sẽ trở thành những bông hoa sen tinh khiết tỏa hương cho đời.
Cô Toan may mắn có thể tu luyện Đại Pháp và khỏi hết bệnh, nên cũng muốn lan tỏa điều tốt đẹp này đến nhiều người hơn nữa. Cô để lại số điện thoại 0376225909, bạn đọc muốn được chia sẻ về Pháp Luân Công thì có thể liên hệ trực tiếp với cô. Hoặc cũng có thể vào trang web chính của Pháp Luân Công https://vi.falundafa.org/ hay vào link https://hocphapluancong.com/ để được hướng dẫn thêm về pháp môn này.
Theo Nguyện Ước