TP.HCM: Bệnh viện truyền thuốc ung thư quá hạn 6 tháng cho bệnh nhi 4 tuổi

27/06/20, 09:42 Việt Nam

Sau thời gian điều trị không đạt hiệu quả, bé gái 4 tuổi mắc căn bệnh ung thư máu đã được các bác sĩ Bệnh viện Truyền máu huyết học TP.HCM chỉ định truyền thuốc Antithymocyte Globulin để thực hiện hóa trị. Sau khi truyền đến chai thuốc thứ 5 thì cha của bé gái phát hiện 2 vỏ chai thuốc đã truyền cho con mình trước đó đã quá hạn sử dụng đến cả nửa năm…

Bệnh viện Truyền máu huyết học TP.HCM. (Ảnh qua danviet)
Bệnh viện Truyền máu huyết học TP.HCM. (Ảnh qua danviet)

Vào lúc 19h30 ngày 24/6, BV Truyền máu huyết học nhận được phản ánh từ người thân bệnh nhi Lê Trần Khánh Chi (4 tuổi) bị suy tủy nặng (1 dạng ung thư máu) về việc người bệnh bị cấp phát và sử dụng thuốc đã hết hạn sử dụng.

Theo anh Lê Thọ Vũ (SN 1986, quận Thủ Đức, TP.HCM), cha của bé Chi thì con gái anh được phát hiện bị suy tủy từ tháng 7/2019, sau một thời gian điều trị không hiệu quả, đến tháng 6/2020, bác sĩ bệnh viện quyết định chuyển sang hóa trị, truyền liên tục 14 lọ thuốc Antithymocyte Globulin và đã truyền được hết 4 chai.

Ngày 24/6, khi nhân viên y tế tiến hành truyền hóa chất cho bệnh nhi thì anh Vũ phát hiện 2 vỏ chai thuốc Antithymocyte Globulin (Thymogam 250mg) đang truyền cho con anh đã quá hạn sử dụng nửa năm (ngày sản xuất là tháng 2/2018 và hạn sử dụng là tháng 1/2020). 

Ngay sau khi phát hiện, anh Vũ đã báo nhân viên y tế và nhân viên y tế của bệnh viện đã ngừng truyền hóa chất cho bệnh nhi. Anh Vũ cũng phản ánh vụ việc lên Sở Y tế TP.HCM.

“Người ta nói thuốc này phải vào liên tục 14 toa trong vòng bốn ngày. Nhưng khi sự cố hết hạn xảy ra, con tôi đã bị gián đoạn, chưa kể sau khi truyền hơn bốn chai hóa chất Antithymocyte Globulin, trong đó hơn một chai là thuốc quá hạn. Đây là thuốc trị ung thư, vô cùng độc hại. 

Giờ họ bảo đổi thuốc, mà đổi thuốc đâu có đơn giản. Liệu sức khỏe con tôi có đủ để vào thuốc mới không? Hai hóa chất vào trong cơ thể thì sao? Thuốc quá hạn nửa năm, chất lượng có thay đổi, biến chất độc hay không?”, anh Vũ cho hay.

Chai thuốc hết hạn được truyền cho con anh Vũ. (Ảnh qua congan)
Chai thuốc hết hạn được truyền cho con anh Vũ. (Ảnh qua congan)

Sau đó, bệnh viện cho dừng y lệnh và kiểm tra lại hạn dùng của thuốc, phát hiện 2 lọ thuốc Antithymocyte Globuline (Thymogam 250mg) được cấp phát cho bệnh nhân có thời hạn sử dụng ghi trên nhãn là tháng 1/2020 (trong đó có 1 lọ đã sử dụng xong, và 1 lọ đã sử dụng 1/3). Nhưng kiểm tra trên hệ thống phần mềm quản lý thuốc của bệnh viện thì 2 lọ thuốc này lại có hạn sử dụng là tháng 11/2021. 

Sau vụ việc, bệnh viện Truyền máu huyết học TP.HCM đã tổ chức họp khẩn và tạm đình chỉ tất cả các cá nhân liên quan (gồm 1 dược sĩ và 2 điều dưỡng) để tiến hành xác minh, làm rõ nguyên nhân sự cố trên.

‘Bất kỳ một loại thuốc nào khi hết hạn sử dụng là không được phép dùng trong điều trị’

Theo các chuyên gia dược phẩm, thuốc quá hạn sử dụng dễ bị biến chất, vào cơ thể làm tăng tác dụng phụ, giảm hiệu quả điều trị, thậm chí nguy cơ chết người. Ngày hết hạn thuốc là ngày cuối cùng mà nhà sản xuất đảm bảo đầy đủ hiệu lực và độ an toàn của thuốc. Ngày hết hạn được in trên hầu hết nhãn thuốc, bao gồm thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn (OTC) và thực phẩm bổ sung (thảo dược). 

Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cho biết, các sản phẩm thuốc bán trên thị trường thường có ngày hết hạn kéo dài từ 12 đến 60 tháng. Thực tế, thời hạn sử dụng thực tế của thuốc có thể lâu hơn nhưng không có những nghiên cứu kiểm tra.

Cũng theo Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Nghiêm Luật, nguyên Trưởng khoa Hóa sinh, Đại học Y Hà Nội thì theo nguyên tắc, bất kỳ một loại thuốc nào khi hết hạn sử dụng là không được phép dùng trong điều trị.

“Các hãng sản xuất thuốc in hạn sử dụng trên bao bì tức là họ chỉ chịu trách nhiệm về tác dụng thuốc đến ngày đó thôi. Khi quá hạn, thuốc hoàn toàn có thể bị biến chất, đưa vào cơ thể rất nguy hiểm, thậm chí  nguy cơ gặp biến chứng chết người”, ông Luật cho hay.

Vũ Tuấn (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Người xưa đối đãi thế nào với rượu

Ad will display in 09 seconds

Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Người xưa đối đãi thế nào với rượu

    Người xưa đối đãi thế nào với rượu

  • Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

    Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

    Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

    Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?