Top 10 ông vua tai tiếng nhất lịch sử Việt Nam
Vì thói đam mê hưởng lạc, chỉ trong ít năm, nhiều vị vua đã phá tan nát cơ đồ mà các bậc tiền bối dày công xây dựng trong cả thế kỷ.
Lê Long Đĩnh
Lê Long Đĩnh (986 – 1009) là vị vua cuối cùng của nhà Tiền Lê trong lịch sử Việt Nam. Trong chính sử, ông được mô tả là người bạo – ngược, tính hay chém giết, ác bằng Kiệt, Trụ ngày xưa.
Ông nổi danh vì những thú vui tàn ác như tra tấn tù binh bằng các cách thức man rợ, lấy mía để trên đầu nhà sư mà róc cho tóe máu… Do sống dâm dục quá độ nên Lê Long Đĩnh mắc bệnh trĩ nặng đến mức không ngồi được, đến buổi chầu thì cứ nằm mà thị triều, cho nên tục gọi là “Ngọa triều”.
Cái chết của ông ở tuổi 24 dẫn đến việc chấm dứt nhà Tiền Lê, quyền lực rơi vào tay nhà Lý.
Giới sử học Việt Nam gần đây đã có những cách nhìn khác về vị vua tai tiếng này, cho rằng ông đã bị các sử gia thời sau bôi nhọ để phục vụ ý đồ của nhà cai trị.
Trên thực tế, nhiều nguồn sử liệu khẳng định, Lê Long Đĩnh là người trọng vọng Phật giáo và là ông vua đầu tiên cử người đi lấy kinh Đại Tạng về cho Việt Nam. Ông cũng được coi là một ông vua có tư duy kinh tế và một nhà quân sự có kinh nghiệm, với 6 lần trực tiếp cầm quân ra trận.
Một vị vua như vậy thì không thể là người ham mê sắc dục đến bỏ bê chính sự và bệnh nặng đến mức liệt giường.
Lý Cao Tông
Lý Cao Tông (1173–1210) là vị vua thứ 7 của nhà Lý. Lên ngôi từ năm 3 tuổi và giữ được ngôi đến khi trưởng thành, ông đã trở thành vị vua đẩy triều Lý vào sự suy sụp.
Khi còn nhỏ, Cao Tông là người ngoan lành, song khi lớn lên bắt đầu trực tiếp cầm quyền trị nước lại sinh ra ham mê săn bắn, chính sự pháp luật không rõ ràng, vơ vét của dân xây nhiều cung điện, bắt trăm họ xây dựng phục dịch nên trộm cướp nổi lên khắp nơi.
Năm 1189, ông đi du hành khắp các nơi trong cả nước, đi đến đâu mà có thần linh lại cho xây dựng đền miếu, năm 1197 cho dựng cung Nghênh Thiềm, năm 1203 lại tiếp tục cho xây dựng hàng loạt cung điện… khiến trăm họ khốn khổ.
Năm 1208 trong nước xảy ra đói kém, người chết đói hàng loạt. Trong lúc ấy thì vua vẫn rong chơi vô độ, xây đền đài không ngớt, nghe ngoài thành có trộm cướp thì lại lờ đi như không biết.
Do chính sự rối ren, lòng dân oán hận, nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân và ly khai của các hào trưởng địa phương nổ ra. Bên cạnh đó, nhà Tống còn xua quân sang quấy nhiễu biên giới Đại Việt khiến nhân dân phải chạy loạn vô cùng khổ sở.
Sách Đại Việt Sử ký Toàn thư nhận định về Lý Cao Tông như sau: Vua chơi bời vô độ, chính sự hình pháp không rõ ràng, giặc cướp nổi như ong, đói kém liền năm, cơ nghiệp nhà Lý từ đấy suy vong.
Trần Dụ Tông mở đầu sự sụp đổ của nhà Trần
Trần Dụ Tông (1336 – 1369) là vị vua thứ 7 của nhà Trần. Ông lên ngôi Hoàng đế khi còn thơ ấu, Thái thượng hoàng Trần Minh Tông điều hành triều chính, đất nước ổn định. Sau khi Minh Tông qua đời, Dụ Tông đích thân chấp chính và triều đại của ông đánh dấu sự mở đầu của quá trình suy yếu của Vương triều nhà Trần.
Vua Dụ Tông ham chơi bời, mê đàn hát, thường sai các vương hầu và công chúa bày tiệc đóng trò hát tuồng cho vui, ai diễn hay thì được thưởng. Mặc dù phép tắc nhà Trần rất nghiêm khắc với tội đánh bạc nhưng Trần Dụ Tông lại thích trò này, chiêu tập các nhà giàu vào cung đánh bạc cùng vua. Ông cũng nghiện rượu và thích rủ các quan cùng uống thi, ai uống thắng được ông thăng chức.
Trần Dụ Tông còn sai phu xây cất nhiều cung điện, đào hồ ở vườn trong hậu cung, trong hồ xây đá làm núi, trồng nhiều cây cỏ lạ và nuôi chim thú quý; sau đó ông lại sai làm hồ con, lệnh cho dân ra biển chở nước mặn đổ vào hồ và thả cá biển, đồi mồi vào nuôi. Vua thích chơi bời và không nghe lời các trung thần, các quý tộc cũng hưởng ứng theo vua khiến triều đình càng rối nát.
Do bỏ bê nông nghiệp nên trong nước xảy ra mất mùa nhiều năm. Bị sưu cao thuế nặng, dân trong nước oán thán, nổi lên làm loạn. Mặc dù các cuộc nổi dậy bị dẹp nhưng nhân tài vật lực trong nước bị hao tổn, kho tàng trống rỗng.
Do tình hình trong nước ngày càng rối ren, Chiêm Thành ở phía Nam nhiều lần thừa cơ đánh cướp và tỏ ra coi thường người Việt, ngang ngược cử sứ giả sang Đại Việt để buộc vua Trần phải cống.
Sau khi Trần Dụ Tông mất khi ở tuổi 34, nhà Trần tiếp tục lao xuống vực thẳm của sự suy vong.
Còn Tiếp…