Tội lỗi lớn nhất trong nền giáo dục đại học hiện đại của Trung Quốc
Sai lầm lớn nhất của Cách mạng Văn hóa: Đập nát bài vị Khổng Tử, vứt bỏ tinh hoa giáo dục truyền thống Trung Quốc, phá hủy địa vị của bậc vạn thế sư biểu, khi thầy không còn thì đạo cũng không còn.
Văn hóa chính là linh hồn của một dân tộc, yếu tố tinh thần này cũng quan trọng như những yếu tố vật chất gồm con người và đất đai. Trong lịch sử Trung Quốc, nền giáo dục cổ đại không chỉ là một bộ phận trong văn hóa thần truyền rực rỡ mà còn là điểm tựa và nền tảng phát triển của văn hóa thần truyền Trung Quốc. “Xã hội hài hòa ổn định là nhờ nhân tài, nhân tài có được là nhờ giáo dục” (chí thiên hạ chi trị giả tại nhân tài, thành thiên hạ chi tài giả tại giáo hóa).
Khổng Tử là nhà giáo dục và nhà tư tưởng kiệt xuất của Trung Quốc cổ đại. Tư tưởng của ông không chỉ có vị thế to lớn ở trong nước mà còn ảnh hưởng toàn phương Đông cùng nhiều quốc gia trên thế giới, vì thế ông mới được tôn xưng là “một trong những nhà tư tưởng kiệt xuất của thế giới”. Khổng Tử giống như cây đại thụ sâu rễ bền gốc, cành lá tươi tốt, mà cống hiến to lớn của ông là đã tu sửa “Lục kinh”, chỉnh lý và bảo tồn văn vật điển chương thời Tam đại (Hạ, Thương, Chu), có công lao to lớn trong phổ biến văn hóa cổ Trung Hoa.
Về giáo dục, cống hiến vĩ đại của ông là đã khai mở chế độ giáo dục tư, đặc biệt là chủ trương đưa giáo dục đến với mọi người: “Mọi người trong xã hội đều có quyền được học, được giáo dục” (Hữu giáo vô loài), và “Không vì học phí đạm bạc mà không dạy” (trong câu “Tự hành thúc tu dĩ thượng, ngô vị thường vô hối yên” thì “thúc tu – 束脩” chỉ đậu phụ khô, thịt khô, ý nghĩa là học phí đơn giản), có lẽ đây là chủ trương giáo dục tư sớm nhất trên thế giới. Trong cuộc đời hơn 40 năm làm giáo dục ông đã tích lũy được vô số kinh nghiệm và đưa ra nhiều chủ trương quý báu, có thể nói là cả một kho tàng trí tuệ liên quan đến hoạt động giáo dục: giáo viên, dạy học, học trò, học tập, nội dung dạy học, phương pháp, nhận thức lẽ phải, xây dựng nhân cách, đạo đức…
Tư tưởng kính trời, sợ trời, luật trời là cái gốc của tinh thần đạo đức con người. Ông một đời kính trời, sợ trời; biểu hiện kính trời là phải thành thực, không được nói dối dù chỉ nửa lời. Ông du thuyết, dạy học, luôn lấy đạo trời làm trọng tâm, vì thế mà chữ “Trời -天” xuất hiện vô số lần trong tác phẩm của ông. Nho giáo mà Khổng Tử sáng lập lấy chữ “Nhân -仁” làm trung tâm (trong tác phẩm của Khổng Tử chữ ‘Nhân – 仁’ xuất hiện 109 lần). Một câu quan trọng nói lên cái gốc của đạo làm người và chủ trương chính trị của Khổng Tử là: “Làm người phải biết lấy lễ để giữ mình” (Khắc kỷ phục lễ vi nhân).
Để giữ đạo trời, luật trời, cần phải dùng lễ để kiềm chế tư dục.
Thế nhưng khi Trung Quốc thực hiện Cách mạng Văn hóa thì mọi thành tựu ấy đã bị đạp đổ không thương tiếc. Vậy cuộc cách mạng này là tội lỗi của ai?
Từ khi Trung Quốc theo chế độ Cộng sản, họ không chỉ lên án và vứt bỏ học thuyết đạo trời của Khổng Tử mà còn triệt để phá hoại đạo tôn sư. Họ xem học thuyết và tư tưởng giáo dục của Khổng Tử là “duy trì lợi ích của giai cấp thống trị phong kiến”; xem đó là thứ lễ giáo của “xã hội cổ hủ độc ác”, là “xã hội ăn thịt người”. Đạo lý Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín trở thành thứ cặn bã, xem việc dạy đạo Nhân ái là tà thuyết.
Những trường đại học lâu đời ở các nước luôn giữ tôn chỉ bảo vệ và quảng bá văn hóa dân tộc, điều này đến nay vẫn như vậy. Chế độ Cộng sản Trung Quốc lại chối bỏ điều này. Đại học hiện nay trở thành “nơi thù hận xã hội của người xưa”, vứt bỏ những giá trị văn hóa truyền thống ưu việt. Cái loạn đầu tiên là làm mất tính tôn nghiêm của người thầy trong truyền thống văn hóa tôn sư trọng đạo của xã hội cũ. Xã hội khởi đầu bằng sự chuyên chế, kéo theo là giết hại hàng loạt, xử bắn thành phần địa chủ, phần tử phản cách mạng, “tổ chức phản động”, dần dần lan đến các nhà tư bản, cuộc vận động “tam phản, ngũ phản” (cuối 1951 – 10/1952) cướp đoạt tài sản, đấu tranh liên miên, người chết không biết đâu mà kể.
Trong giáo dục đại học là giết chết tinh thần và tâm hồn của phần tử tri thức, đại học không còn là cung điện thiêng liêng của dân chủ, tự do, bình đẳng và sức sáng tạo dồi dào. Giáo sư bị biến thành đối tượng phê bình, thành kẻ thù, cho đến thời “Cách mạng văn hóa” những sự việc giáo sư bị làm nhục, bị đánh chết xảy ra liên miên. Vẻ đẹp văn hóa tôn sư yêu trò không còn nữa. Nền tảng tinh thần thiêng liêng truyền thống của người Trung Quốc là “Thiên, Địa, Quân, Thân, Sư” bị phá vỡ. Quay lưng lại đạo thiện ác tự nhiên là biểu hiện vô sỉ nhất, xấu xa ác ôn nhất trong giáo dục bậc cao Trung Quốc, nó đã phá hủy truyền thống quý báu được cha ông gây dựng hàng ngàn năm qua.
Việc phá bỏ bài vị Khổng Tử trong nền giáo dục Trung Quốc đến nay đã thấy rõ hệ quả tai hại của nó. Nền chính trị hủ bại lan truyền đến khu vực giáo dục, len lỏi vào trong khuôn viên các trường học. Bản thân người làm giáo dục quay lưng lại với đạo trời, đi ngược lại tinh thần của Khổng Tử. Hệ quả của vận động chỉnh đốn, đấu tố, bức hại giáo sư trước đây, chung quy lại là đã phá hoại đạo lý thiêng liêng mà cha ông luôn trân trọng giữ gìn: “Lấy Đạo làm chí hướng, lấy Đức làm căn cứ, lấy Nhân làm điểm tựa, hoạt động trong Lục nghệ” (chí vu Đạo, cư vu đức, y vu nhân, du vu nghệ).
Một số hình ảnh phá hủy văn hóa truyền thống dưới thời Mao Trạch Đông cầm quyền:
Theo DaiKyNguyenVn