Tôi đã không còn là một tên trộm bất trị từ khi học Đại Pháp
Đây là câu chuyện có thật về một người đàn ông từng là một kẻ cắp bất trị, nhưng giờ đây đang không ngừng tu dưỡng bản thân, trở thành người tử tế, thiện lương. Điều gì đã cải biến hẳn con người anh? Chúng ta hãy cùng theo dõi.
Tôi năm nay 34 tuổi, sống cạnh dòng sông Dương Tử. Tôi nghỉ học từ khi 15 tuổi và đang kiếm sống bằng nghề bán thức uống.
Ông tôi là học viên Pháp Luân Đại Pháp, hay còn gọi là Pháp Luân Công, một môn tu luyện cả tâm lẫn thân dựa theo nguyên lý Chân Thiện Nhẫn. Hồi nhỏ tôi từng luyện công với ông, nhưng sau lại thôi.
Năm 2001, các nhân viên phòng 610, (Tổ chức phi pháp nhưng đầy quyền lực do cựu lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân lập ra để đàn áp Pháp Luân Công) đã bắt ông chỉ vì niềm tin của mình. Họ đe dọa sẽ giữ lại tiền lương làm Bí thư Đảng thôn nếu ông không chịu từ bỏ môn tu luyện, nhưng mọi nỗ lực của họ đều vô ích.
Sau khi ông tu luyện Đại Pháp, tôi đã chứng kiến những thay đổi tích cực đáng ngạc nhiên ở ông. Trước đây, ông từng là một người nghiện cờ bạc, rượu chè, nhưng từ khi bắt đầu học Đại Pháp, ông trở thành người tử tế hơn và từ bỏ hết thảy những thói quen xấu này.
Ông tôi đang cố gắng trở thành người tốt hơn, và ông không làm gì sai cả, vì vậy tôi đã rất sốc khi ông bị bắt. Biết được sự mục nát của Đảng Cộng sản Trung Quốc và họ đang đàn áp nhóm người vô tội này, tôi hiểu ra Pháp Luân Đại Pháp hẳn phải rất đạo đức và ngay chính.
Sau khi ông bị bắt đi, tôi đã rất hối hận vì ngày đó đã dừng việc tập luyện cùng ông, và nhận ra rằng tôi nên trân quý Đại Pháp. Tôi bắt đầu siêng năng tập luyện và đọc sách tu dưỡng tâm tính. Khi ấy tôi 19 tuổi.
Đại Pháp đã cải biến hành vi xấu của tôi
Khi khoảng 5 hoặc 6 tuổi, tôi bắt đầu ăn trộm tiền của ông và cha mẹ để mua bánh kẹo vặt. Cha mẹ thường đánh tôi khi họ phát hiện ra. Bất kể họ cố gắng sửa đổi thói xấu này của tôi đến đâu, tôi vẫn tiếp tục ăn trộm tiền.
Năm lên 10, tôi đã lấy trộm 10 Nhân dân tệ của người chị họ khi chị ấy đến nhà chơi trong dịp Tết Nguyên đán. Khi chị họ nói bị mất tiền, cha mẹ ngay lập tức biết rằng tôi đã lấy. Họ cố gắng khiến tôi thừa nhận và trả lại tiền, nhưng tôi quá lì lợm.
Cha tôi rất tức giận. Ông đã cho tôi một trận đòn nặng và yêu cầu tôi không được ăn cắp nữa. Đau đớn không thể nào quên, nhưng tôi vẫn không thay đổi.
Một ngày, sau khi tôi đã tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, cha tôi bảo tôi mang mấy chậu nhựa từ nhà chú về. Khi tôi di chuyển chúng, tôi thấy một túi tiền lớn trong một cái chậu.
Lòng tham của tôi nổi lên, tôi chưa bao giờ thấy nhiều tiền đến thế. Tôi có thể cao chạy xa bay với số tiền đó và tha hồ hưởng thụ. Không vượt qua được sự cám dỗ, tôi đã chộp lấy túi tiền.
Thế nhưng, một ý nghĩ chợt nảy ra trong đầu tôi, là một người tu luyện, tôi không thể lấy thứ gì không thuộc về mình. Tôi không còn là đứa trẻ hư hỏng đó nữa, vì thế tôi đã đặt túi tiền xuống.
Đột nhiên, tôi lại có suy nghĩ khác: “Nhưng, số tiền đó quá nhiều! Đây chẳng phải những gì tôi đang mơ sao?” Tôi không thể cưỡng lại sự cám dỗ và cầm nó lên lần nữa.
Sau đó tôi nhớ đến lời dạy của Sư Phụ:
“Chư vị là người luyện công thì chư vị cần phải làm người tốt, dần dần đồng hoá với đặc tính vũ trụ, bỏ những thứ không tốt của mình”. (Trích sách Chuyển Pháp Luân)
Những lời ấy đã đánh thức tôi. Để trở thành một người tốt, tôi phải bỏ đi thói xấu của mình. Tôi tự nhủ: “Đặt nó xuống! Đặt nó xuống ngay!”
Từ đó trở đi, tôi không bao giờ trở lại con đường trộm cắp mà tôi đã đi trong suốt 14 năm qua. Nếu không tu luyện Đại Pháp, tôi đã bỏ trốn với số tiền đó và sẽ không bao giờ có thể đối mặt với những người thân yêu của tôi hôm nay nữa.
*****
Pháp Luân Đại Pháp (còn gọi là Pháp Luân Công) là môn tu luyện Phật gia thượng thừa, do ông Lý Hồng Chí, Sư phụ của pháp môn sáng lập. Pháp môn lấy việc đồng hoá với đặc tính “Chân Thiện Nhẫn” của vũ trụ làm căn bản, lấy đặc tính tối cao của vũ trụ làm chỉ đạo, là chiểu theo nguyên lý diễn hoá của vũ trụ mà tu luyện. Các bài giảng của Sư phụ Lý được trình bày trong nhiều kinh thư, trong đó có Pháp Luân Công, Chuyển Pháp Luân, Đại Viên Mãn Pháp, Tinh tấn Yếu chỉ và Hồng Ngâm. Các tác phẩm này và các tác phẩm khác đã được dịch thành 38 ngôn ngữ, và được xuất bản và lưu truyền trên khắp thế giới.
Do số lượng người tu tập quá đông, hơn 70 triệu người sau 4 năm theo số liệu công khai của nhà nước Trung Quốc, nhiều hơn số đảng viên của ĐCSTQ, nên khiến chính quyền Trung Quốc lúc bấy giờ cảm thấy lúng túng, lo sợ và ông Giang Trạch Dân đã ra quyết định đàn áp Pháp Luân Công từ tháng 7/1999 dù vấp phải sự phản đối của 8 Ủy viên thường trực Bộ Chính trị ĐCSTQ.
Theo NTDTV