Tinh thần Beatrice Cenci – Bi kịch kinh hoàng thời La Mã cổ đại

21/03/15, 08:40 Tri thức

Quảng trường Thánh Peter ở thành phố Vatican cách cây cầu Sant’Angelo chỉ vài bước chân. Ngày nay, cây cầu này là một trong những điểm du lịch nổi tiếng ở thành phố Rome, và là nơi ghi dấu một bi kịch kinh hoàng thời La Mã cổ đại.

Tuy nhiên, địa điểm này ẩn chứa một bí mật đen tối mà ít người từng đi bộ qua đây biết được. Trong nhiều thế kỷ, Ponte Sant’Angelo là một trong những nơi được lựa chọn để hành quyết công khai, cũng như là nơi bêu xác phạm nhân.

Theo các hướng dẫn viên du lịch trong thành phố, một trong những nạn nhân trước phán quyết của Giáo Hoàng vẫn còn ám ảnh Ponte Sant’Angelo đến hôm nay. Linh hồn cô gái với cái đầu bị chặt mất lảng vãn quanh đó. Linh hồn ấy là Beatrice Cenci, nhân vật huyền thoại của người dân thành Rome, với tinh thần bất tử.

Lịch sử và huyền thoại của Cenci

Beatrice Cenci sinh năm 1577, trong một gia đình quý tộc giàu có người Ý. Cha cô là Francesco Cenci, con trai Tổng tài của Apostolic Chamber.

Là một người đàn ông tàn bạo, Francesco đã hành hạ người vợ đầu là Ersilia Santa Croce, ngược đãi con trai và cưỡng hiếp Beatrice nhiều lần. Giàu có tột độ, Francesco tiếp tục bành trướng sự bạo lực và ham muốn xấu xa của mình vượt ra ngoài phạm vi gia đình mà không sợ bị trừng phạt, do đó ông đã dấy lên nỗi oán hận trong lòng người dân Rome.

Cuối cùng, hành động phạm tội đã khiến Francesco gặp rắc rối với các nhà cầm quyền của Giáo Hoàng.

Tuy nhiên, vì là một nhà quý tộc và giàu có, Francesco chỉ đơn thuần bị phạt và bị giam vài tháng.

Trong khi ông ở trong tù, con cái của ông đã cố để thoát khỏi sự chuyên chế tàn bạo này. Chị gái của Beatrice là  Antonina đã làm bản kiến nghị gửi Giáo hoàng, yêu cầu được phép kết hôn hoặc gia nhập một tu viện mà không cần sự đồng ý của người cha, và cô đã thành công.

Giáo Hoàng đã đồng ý bằng văn bản và Francesco buộc phải trả một khoản hồi môn kếch xù khi ông ra khỏi tù. Người ta nói rằng, Francesco đã vô cùng tức giận vì điều này, và sợ rằng Beatrice có thể bắt chước theo, nên ông quyết định chuyển cô đi nơi khác. Ông đã gửi Beatrice, người vợ thứ hai là Lucrezia và con trai út Bernardo đến lâu đài của gia đình tại La Petrella del Salto, nằm ở dãy núi Abruzzi, phía đông bắc thành phố Rome.

Bằng nhiều cách khác nhau, Beatrice đã phơi bày hành vi bạo lực gia đình của cha cô đến nhà cầm quyền. Tuy nhiên, họ đã không làm gì, và khi Francesco phát hiện cô con gái ra sức cầu cứu, ông đã đưa cô đến La Petrella del Salto.

Trong thời gian lẩn tránh tại lâu đài, cách xa sự hối hả và nhộn nhịp của Rome, Francesco càng gia tăng sự ngang ngược của mình, và hai người phụ nữ phải chịu đựng trong im lặng. Tuyệt vọng, Beatrice viết cho anh trai của mình là Giacomo, người đã cắt đứt quan hệ với người cha và bỏ trốn, để được giúp đỡ.

Chân dung Beatrice Cenci của Guido Reni.

Điều này lại bị cha cô phát hiện, Beatrice bị trừng phạt bằng những lằn roi không thương tiếc. Người ta cho rằng, Beatrice đã quyết định cách duy nhất để giải thoát là giành lại công lý, cô lao vào và giết chết người cha. Beatrice đã tranh thủ được sự giúp đỡ của hai người hầu ở lâu đài trong âm mưu của mình.

Một người đã nhận hối lộ của Beatrice, và người kia là người tình bí mật của cô. Vào đêm xảy ra án mạng, Beatrice đã chuốc rượu Francesco, và khi ông đã ngủ say, cô và người hầu cùng ra tay.

Sau đó, họ đã đẩy Francesco ra khỏi ban công để dàn dựng như một vụ tai nạn. Vì không ai tin cái chết của Francesco là một tai nạn, Beatrice nhanh chóng bị bắt và tống giam.

Trong khi chưa rõ liệu Lucrezia, và hai anh em Bernardo và Giacomo có phải là tòng phạm hay không, họ cũng bị tình nghi giết Francesco.

Người tình bí mật của Beatrice bị bắt giam, và tra tấn, nhưng anh đã chết mà không hề hé răng. Sau khi bị tra tấn trên máng gỗ, bốn người họ Cenci đã nhận tội dính líu tới vụ án giết Francesco Cenci, và bị kết án tử hình.

Những người dân của Rome được kể rằng, họ đã phản đối bản án, và được hoãn cuộc hành quyết trong khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên, Đức Giáo Hoàng Clement VIII, không thể vì lòng thương xót mà bác bỏ bản án đã đưa ra, vì việc này sẽ trở thành một tiền lệ ân xá cho tội giết cha.

Ngày 11/9/1599, Lucrezia và Beatrice bị chặt đầu trên cây cầu Pont Sant’Angelo. Chỉ có Bernardo còn nhỏ nên được tha, nhưng bị đưa đến các trang trại bông làm nô lệ, sau khi bị buộc phải chứng kiến cảnh hành quyết của gia đình.

Cây cầu Sant’Angelo, Rome. (Wikicommons)

Câu chuyện của Beatrice Cenci không kết thúc sau cái chết của cô. Nhiều thế kỷ sau, cuộc đời của Beatrice và những bất công cô gặp đã trở nên bất tử trong nghệ thuật và văn học, bao gồm kịch bản của Percy Bryce Shelley về nữ anh hùng bi thảm trong vở kịch năm 1819 của ông mang tên The Cenci.

Việc giết cha để giành lại công lý của Beatrice đã đưa đến sự bi thảm cho cả gia đình. Và cái giá để giành lấy công lý của cô là quá đắt, quá đắng cay.

Câu chuyện của Beatrice là tiếng vang gây chấn động, để những ai lầm lỗi biết thức tỉnh và sám hối trước tội ác mà mình đã gây ra, đừng để đến khi phải nhận hậu quả đau thương.

Đó cũng là lời cảnh tỉnh cho một xã hội thờ ơ trước cái ác, người chịu tội đúng hơn chính là cộng đồng người quyền cao chức trọng đã dung túng và bao che cho cái xấu.

An Nhiên – Theo Ancient Origins

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng