Tìm hiểu cách làm giấy sa truyền thống độc đáo của người Lào
ANTT.VN – Giấy sa có lịch sử hàng trăm năm là mặt hàng phổ biến trong các cửa hàng bán đồ thủ công ở Lào…
Làm giấy sa truyền thống độc đáo ở Lào Giấy sa có lịch sử hàng trăm năm là mặt hàng phổ biến trong các cửa hàng bán đồ thủ công ở Lào. Người dân địa phương ở Ban Chang Kong, một làng nghề truyền thống chuyên làm giấy sa, đến nay vẫn sử dụng các công cụ đơn giản, thô sơ trong quá trình làm giấy, từ việc chuẩn bị nguyên liệu bằng cách xử lý vỏ cây dâu tằm cho đến việc trang trí giấy sa để cho ra sản phẩm hoàn chỉnh.
Cây dâu tằm ở Lào là nguyện liệu tốt nhất để làm giấy sa vì nó cho ra các sản phẩm giấy có chất lượng tốt, bền màu. Cây dâu tằm mọc nhiều ở các vùng núi của Lào. Vỏ cây dâu tằm ban đầu được ngâm và đun sôi trong nước cho đến khi mềm ra. Sau khi đun, hỗn hợp này sẽ được để nguội qua đêm trước khi được đem ra chế tác vào hôm sau. Hỗn hợp này sau đó sẽ được trộn với nước sạch và trang trí thêm bằng lá và hoa tươi. Sau khi trang trí, những bức tranh hoa tươi sẽ được mang đi phơi khô trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời. Với loại giấy sa truyền thống này, người dân địa phương có thể sử dụng để làm nguyên liệu chế tác thành nhiều sản phẩm như đèn lồng, ô, khung ảnh, giấy gói quà, giấy dán tường, chao đèn, thiệp mừng, bìa sách, hoặc thậm chí cả túi xách để bán cho khách du lịch.
Vỏ cây dâu tằm trước khi được sử dụng để đun sôi
Người dân địa phương sẽ giã vỏ cây dâu tằm đã đu sôi bằng cối đá
Bột giấy sau đó sẽ được trộn với nước sạch…
… và trang trí bằng lá và hoa tươi.
Những khuôn giấy tươi hình vuông với được dựa vào hàng rào để phơi khô bằng ánh sáng mặt trời Một khách du lịch nước ngoài, chị Julia cùng chồng, chia sẻ những trải nghiệm của chị khi du lịch đến xứ sở Triệu Voi. Chị viết trên trang web Anastasiamariecards: Chợ đêm ở Luang Prabang, tấp nập với những gian hàng đồ thủ công truyền thống của Lào. Thay vì bày ở trên bàn, những mặt hàng thủ công ở chợ đêm được trải dưới đất hoặc xâu thành từng chuỗi treo thấp vừa tầm mắt khách hàng. Vào ban đêm, chợ đêm Luang Prabang lung linh trong những ánh đèn đầy màu sắc, lấp lánh. Tại đây chúng tôi nhìn thấy rất nhiều các loại lồng đèn thủ công bằng giấy nhiều màu sắc được trang trí bằng các họa tiết tuyệt đẹp, các bức tranh Phật giáo cũng được vẽ trên giấy thủ công. Một ngày chúng tôi đi theo một con đường mòn, băng qua một cây cầu tre trên sông và tình cờ bắt gập một ngôi làng nhỏ gọi là Ban Chang Kong. Tại đây chúng tôi đã tận mắt được nhìn thấy cách thức người dân địa phương sản xuất loại giấy đặc biệt mà chúng tôi đã được thấy tại chợ đêm. Những khuôn giấy tươi hình vuông với được dựa vào hàng rào để phơi khô bằng ánh sáng mặt trời. Tôi đã được xem một người phụ nữ đang khuấy tay mình trong một chiếc khay lớn bên trong có một loại hồ sánh trộn lẫn với nước, bằng một cách nào đó, chỉ vài phút sau chất này đã trở thành giấy.
Chợ đêm ở Luang Prabang, tấp nập với những gian hàng đồ thủ công truyền thống của Lào
Các loại lồng đèn thủ công bằng giấy nhiều màu sắc được trang trí bằng các họa tiết tuyệt đẹp và các bức tranh Phật giáo được vẽ trên giấy thủ công
Luang Prabang về đêm lung linh với những chiếc đèn lồng làm bằng giấy sa
Những chiếc ô được làm bằng giấy sa truyền thống lại Luang Prabang Giấy sa cũng rất phổ biến ở Thái Lan. 80% nguồn cung cấp vỏ cây dâu tằm để sản xuất giấy ở Thái được xuất phát từ Lào. Trong đó ba tỉnh Xayaburi, Luang Prabang và Udomchai là các nhà cung cấp lớn nhất. Theo các nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Chiang Mai (Thái Lan) cho biết, mỗi năm có khoảng 10.000 đến 15.000 tấn vỏ cây dâu tằm được thu hoạch tại Lào để xuất khẩu sang Thái Lan, cũng như và Nhật Bản. Hầu hết cây dâu tằm trồng ở tỉnh Xayaburi, Lào được xuất khẩu sang Thái Lan thông qua cửa khẩu biên giới tại Thái Lan như Chiang Khong ở tỉnh Chiang Rai, Huay Khon ở tỉnh Nan và Tha Li ở tỉnh Loei.
Phương Phương – Tổng hợp anastasiamariecards, bangkokpost, jha-group.com, silkandparchment
|
Theo ANTT