Thời cổ đại, vì sao người ta gọi hoàng đế qua đời là băng hà?

20/09/18, 10:00 Cổ Học Tinh Hoa

Hoàng đế ngày xưa cửu ngũ chí tôn, toàn dân phải tôn trọng, ngoài ra còn có các kiểu cấm kị. Không được viết chữ tên của hoàng đế, không được đọc những chữ đồng âm với tên của hoàng đế, khi vua qua đời phải dùng từ khác thay cho chữ chết.

Hoàng đế ngày xưa cửu ngũ chí tôn, toàn dân phải tôn trọng, ngoài ra còn có các kiểu cấm kị. (Ảnh qua The Epoch Times)

Thời cổ đại, hoàng đế được xem là con của trời, cũng được gọi là thiên tử. Ông ở trên vạn người, gánh trên vai vận mệnh của quốc gia và những kỳ vọng của dân chúng. Bởi vậy, xưa nay khi miêu tả hoàng đế thì không thể dùng từ ngữ như đối với người bình thường được. Những từ như “long nhan”, “long bào”, “vạn thừa chi tôn” v.v… đều là chỉ hoàng đế.

Thế nhưng, vì sao khi hoàng đế khi qua đời người ta lại gọi là “giá băng” hay “băng hà”, mà không phải là “long băng” hay “vương băng”?.

Cổ nhân dùng từ tránh kị húy

“Sinh, lão, bệnh, tử” xưa nay vốn là quy luật tự nhiên của sinh mệnh. Chỉ là, “tử” so với “sinh”mà nói luôn có sự cấm kị và kiêng dè hơn. Không chỉ có đế vương qua đời là không được nói thẳng ra, mà phải dùng những từ uyển chuyển như “băng hà”, “núi non sụp đổ”, “tân thiên”, “băng tồ”, “đại hành”… đến cả dân chúng cũng dùng những từ như “tạ thế”, “qua đời”, “lâm chung”, “mất”… để né tránh chữ “chết” này.

Trong “Lễ ký – Khúc lễ hạ” có viết: “Thiên tử chết gọi là băng, chư hầu chết gọi là hoăng, đại phu gọi là tốt, nhân sĩ gọi là bất lộc, thứ dân gọi là tử”. Trong “Văn tuyển – Gia Cát Lượng – Xuất Sư biểu” cũng ghi: “Thần lượng nói: Tiên đế chưa gây dựng xong sự nghiệp, mà nửa đường đã băng hà”.

Chỉ tiếc là người hiện đại không hiểu cấp bậc lễ nghĩa giống như người cổ đại, nên mỗi khi tức lên, lại mắng người khác “chết” đi. Huống hồ thời đại khác nhau, rất nhiều quy củ, kiêng kị, tập tục dần dần phai nhòa, cho nên mới cảm thấy nói chữ này không sao hết.

Hoàng đế chết vì sao gọi là “băng hà”?

Nhưng mà, người xưa vì sao gọi hoàng đế chết là “băng giá” (băng hà)? Hoàng đế và cỗ xe có liên quan gì với nhau? Giá trong “băng giá” là gọi chung cho cỗ xe ở thời cổ đại, nhưng chuyên dùng để chỉ cỗ xe của đế vương. Người xưa thường dùng “xa giá”, “loan giá” để gọi thay cho xe của vua.

Trong “Hận Hán Thư – Dư Phục Thượng” có ghi rõ: “Xe ngựa của thiên tử khi xuất hành được chia ra làm: đại giá, pháp giá, tiểu giá. Trong đó dùng đại giá là nghi thức có quy mô lớn nhất, hơn cả pháp giá, tiểu giá”. Trương Tự Liệt đời nhà Minh viết trong “Chính tự thông”: “Thời Đường quy định, nơi thiên tử ở gọi là nha, đi gọi là giá”.

Đoàn xe ngựa của hoàng đế. (Ảnh qua 搜狐)

Từ lâu, “giá” trở thành tôn xưng của bậc đế vương, cũng liên quan đến thiên tử, hoàng đế. Những từ như “hộ giá”, “thánh giá”, “giá tọa” đều là nói về đế vương. Người xưa cảm thấy hoàng đế qua đời là việc hệ trọng, cho nên thường dựa vào ví núi non sụp đổ với với cái chết của thiên tử. Từ đầu thời Chu, mọi người đều dùng từ “băng” để uyển chuyển nói tránh.

Cho nên, hiện tại bạn đã có thể lý giải tại sao đế vương chết lại gọi là “băng giá” hoặc băng hà. Đó là bởi vì thân phận đặc biệt của đế vương khiến người xưa phải tôn trọng, dùng tôn xưng khác để nói về cái chết của vua. Nếu hoàng đế chết mà nói là “tử”, còn dân thường chết mà nói là “giá băng” thì sẽ phạm tội danh bị chặt đầu.

>>> Vì sao Tôn giả Ca Diếp lại nguyện uống nước gạo thiu của bà lão nghèo?

>>> Mộng vượt ngàn năm về triều Tần, văn nhân đời Đường để lại trải nghiệm khắc cốt ghi tâm

Tuệ Tâm, theo Secret China

Ad will display in 09 seconds

Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

Ad will display in 09 seconds

Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

Ad will display in 09 seconds

Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

Ad will display in 09 seconds

Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

Ad will display in 09 seconds

Câu chuyện đẫm nước mắt của lão hòa thượng làm heo

Ad will display in 09 seconds

Đâu là khí chất của một người cao quý

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Lời dặn của quỷ đói

Ad will display in 09 seconds

Cả đời bái Phật nhưng vì sao vẫn không toại nguyện

  • Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

    Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

  • Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

    Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

  • Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

    Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

  • Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

    Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

  • Câu chuyện đẫm nước mắt của lão hòa thượng làm heo

    Câu chuyện đẫm nước mắt của lão hòa thượng làm heo

  • Đâu là khí chất của một người cao quý

    Đâu là khí chất của một người cao quý

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

    Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Lời dặn của quỷ đói

    Lời dặn của quỷ đói

  • Cả đời bái Phật nhưng vì sao vẫn không toại nguyện

    Cả đời bái Phật nhưng vì sao vẫn không toại nguyện