Thêm một địa danh trong Kinh Thánh được giới khảo cổ chứng minh là có thật
Các nhà khảo cổ đã phát hiện ra một số tàn tích của thị trấn bị mất tích Lechaion, đây là một bến cảng của thành phố Corinth, thuộc Hy Lạp cổ đại được nhắc đến trong Kinh Thánh.
Nhiều tàn tích cổ bên dưới lòng đại dương đã được bảo quản cực kỳ tốt, trong số đó có những tượng đài với trọng lượng lên đến 5 tấn và những đồng tiền xu mô tả một ngọn hải đăng cổ đại.
Trong Kitô giáo, thành phố Corinth của Hy Lạp là nơi Thánh Phaolô, môn đồ của chúa Giê-su, đã gửi đến 2 bức thư cho các tín đồ Cơ-đốc giáo tại đây.
Nội dung của bức thư như sau: “Bây giờ tôi cổ xúy anh em, hỡi anh em, bởi danh của Chúa Giê-su. Corinth chúng ta, rằng tất cả anh em hãy nói cùng một điều, và chẳng có sự chia rẽ giữa anh em, nhưng anh em hãy làm trọn vẹn trong cùng một tâm trí và trong cùng một suy xét”. (1.10)
“Bởi vậy, chúng tôi là các đại sứ cho Corinth, như thể Đức Chúa Trời đang khẩn cầu qua chúng tôi; chúng tôi nài xin anh em nhân danh Corinth: hãy chịu giải hòa với Đức Chúa Trời”. (5.20)
Thời đó, Corinth là một thành phố quốc tế, một hải cảng và một trung tâm thương mại chính trong vùng. Tuy nhiên, nó cũng đầy rẫy hình tượng đồi bại vô đạo đức. Phao-lô đã thành lập hội thánh ở Corinth trong cuộc hành trình truyền giáo lần thứ hai của ông. Hai bức thư ông gửi cho các giáo đồ ở Coritnh là nhằm kêu gọi mọi người đoàn kết lại với nhau.
Sứ đồ Phao-lô đã đến Corinth
Theo Kinh Thánh Kitô giáo, Thánh Phaolô đã từng đến thành phố Corinth dưới thời cai trị của người La Mã.
Vào năm 146 TCN, người La Mã đã đánh bại Hy Lạp và biến Corinth thành một vùng đất hoang. Hơn một thế kỷ sau, nhà độc tài của Cộng hòa La Mã Julius Caesar đã công nhận vị trí chiến lược của Corinth và tiến hành xây dựng lại nơi đây. Đến năm 44 TCN, ông đã chính thức đặt tên cho thuộc địa mới này là: Colonia Laus Iulia Corinthiensis.
Nhờ vị trí chiến lược quan trọng, Julius Caesar đã biến Corinth thành một trong những cảng biển quan trọng nhất ở phía đông Địa Trung Hải. Thành phố được khôi phục và phát triển mạnh mẽ hơn hẳn so với nhiều thành phố khác cùng thời.
Có một câu ngạn ngữ cổ của người Hy Lạp nói rằng “không phải ai cũng có thể đi Corinth”, đã chứng tỏ sự thịnh vượng của vùng đất này. Tuy nhiên sau đó thành phố đã bị phá hủy và mất tích.
Bằng chứng đầu tiên về trận động đất mạnh đã phá hủy thành phố Corinth trong Kinh thánh
Vào giữa những năm 50/125 SCN, một trận động đất xảy ra tại Lechaion, phần lớn tàn tích đã bị chôn vùi dưới lớp trầm tích, nơi các thợ lặn đang nghiên cứu trong dự án Lechaion Harbour, một sự hợp tác của cơ quan cổ vật dưới nước Ephor (Ephorate of Antiquities Underwater) ở Hy Lạp, Học viện Đan Mạch tại Athens và Đại học Copenhagen.
Guy Sanders, một nhà nghiên cứu thuộc Trường Nghiên cứu Khoa học Cổ điển Mỹ trụ sở tại Athens, cho biết: “Đây có thể là bằng chứng đầu tiên của trận động đất vào khoảng năm 70 SCN dưới thời vua Vespasian, La Mã, được đề cập đến trong các tác phẩm văn học cổ đại”.
DNA cổ có thể giúp tái dựng lại môi trường trong quá khứ
Dự án Lechaion Harbour được đưa ra vào năm 2013 và các cuộc khai quật mới nhất đã dẫn đến những khám phá dưới nước đáng chú ý.
Bjørn Lovén, nhà khảo cổ học của Đại học Copenhagen và là đồng giám đốc của dự án Harbor Lechaion, cho biết: “Chúng tôi đã khai quật nhiều lớp của tàn tích, hầu hết chúng đều được bảo tồn. Bao gồm cả một cột gỗ 2.000 năm tuổi, và hãy thử tưởng tượng nếu gỗ vẫn được bảo quản tốt như vậy thì những vật liệu hữu cơ khác chắc hẳn cũng vẫn nằm nguyên dưới đáy cảng này”. Cột gỗ này có thể là một phần của một công trình hoặc là chiếc cọc cho tàu thuyền neo đậu. Nhóm nghiên cứu cũng khai quật được một loạt hạt giống, xương có vết cắt, một con lăn từ một khối gỗ, và các mảnh gỗ đã qua sử dụng.
“Như một phần của nghiên cứu, Trung tâm GeoGenetics sẽ trích xuất và phân tích DNA môi trường cổ đại từ các tàn tích quan trọng và cố gắng tái dựng lại môi trường trong quá khứ. Gần đây, người ta đã chỉ ra rằng DNA cổ đại trong trầm tích có thể xác định được rất nhiều sinh vật, mọi thứ từ vi khuẩn đến thực vật và động vật.
Do đó, chúng sẽ đặc trưng cho những gì từng sinh sống trong khu vực Lechaion, trong các giai đoạn Cổ đại Hy-La, bao gồm thời kỳ La Mã. Chúng tôi đang khám phá mọi thứ từ các bằng chứng DNA tới những con đê chắn sóng đồ sộ được xây dựng từ những khối 5 tấn”, Lovén nói.
Hoàng An