Thế ngoại cao nhân trong “Tam Quốc diễn nghĩa”

25/04/16, 12:03 Cổ Học Tinh Hoa

Bộ tiểu thuyết trường thiên “Tam Quốc diễn nghĩa” đã tạo dựng nên những nhân vật anh hùng lịch sử nổi bật như Lưu Bị, Tào Tháo, Quan Vũ, Trương Phi, Gia Cát Lượng, Chu Du … Ngoài ra, còn có một số cao nhân sống quy ẩn, không ham muốn danh lợi nơi thế tục đôi khi cũng để lộ “chân dung” trong bộ tác phẩm này.

3e9b7a9c5c1
Những vị cao nhân quy ẩn, không ham muốn danh lợi nơi thế tục; nhưng tài năng của họ thật đáng để người đời ngưỡng mộ. (Ảnh: Internet)

1. Quản Lộ

Ông là thuật sĩ nước Ngụy thời Tam quốc, tự Công Minh, người Bình Nguyên (Bình Nguyên, Sơn Đông ngày nay). Năm 8, 9 tuổi, luôn thích ngẩng đầu quan sát bầu trời. Sau khi trưởng thành, tinh thông “Chu Dịch”, giỏi về gieo quẻ, tướng thuật, học ngôn ngữ loài chim, tương truyền trong mỗi một lời nói của ông, tựa như xuất thần nhập hóa.

Quản Lộ là thuật sĩ nổi tiếng trong lịch sử, được người đời sau tôn phong là tổ sư của thuật bói toán và xem tướng, ông đã để lại rất nhiều tác phẩm, trong đó có “Chu Dịch Thông Linh Quyết”, “Chu Dịch Thông Linh Yếu Quyết”, “Phá Táo Kinh”, ” Chiêm Ki”, v.v… “Tam quốc chí – phương kĩ truyện” xếp thuật bói toán của Quản Lộ ngang hàng với “y thuật của Hoa Đà, thanh nhạc của Đỗ Quỳ, tướng thuật của Chu Kiến Bình, tướng mộng của Chu Tuyên”.

Trong “Tam Quốc diễn nghĩa” kể rằng ông gieo quẻ cho Tào Tháo, dự đoán chính xác hỏa hoạn ở Hứa Đô và sẽ mất một viên tướng ở núi Định Quân, sau đều ứng nghiệm.

2. Hoa Đà

Hoa Đà, tự Nguyên Hóa, người ở huyện Tiêu, nước Bái thuộc Dự châu ( Hào Châu, tỉnh An Huy ngày nay), là danh y nổi tiếng vào cuối thời Đông Hán. Lúc còn nhỏ từng du học bên ngoài, đi sâu nghiên cứu y thuật, không màng danh lợi. Ông y thuật tinh thông, đặc biệt là giỏi về ngoại khoa, được người đời sau xưng tụng là “Thánh thủ ngoại khoa”, “ông tổ ngoại khoa“. Ông đã phát minh “ma phi tán” là loại thuốc gây tê dùng để tiến hành phẫu thuật trị liệu được ghi chép sớm nhất trong lịch sử y học thế giới. Ông lại phỏng theo động tác của chim thú như : hổ, hươu, gấu, khỉ, chim … mà sáng tác ra “Ngũ Cầm Hi”.

Trong “Tam Quốc diễn nghĩa”, Hoa Đà đã từng trị thương cho Chu Thái bên Đông Ngô, lấy độc cho Quan Vũ ở Kinh Châu, đã để lại câu chuyện cạo xương trị độc. Về sau bởi chẩn đoán ra trong não Tào Tháo của khối u, cần phải mở não làm phẫu thuật. Táo Tháo vốn tính đa nghi cho rằng Hoa Đà mượn cớ để hại mình, liền tống giam ông vào ngục. Về sau, Tào Tháo đã thật sự mắc bệnh đó mà chết.

3. Lâu Tử Bá

Tào Tháo xuất binh đánh dẹp Mã Siêu, đóng quân ở sông Vị, hai bên giằng co mãi không xong. Lâu Tử Bá ẩn cư ở núi Chung Bá nhắc nhở Tào Tháo dùng binh nên biết thiên thời, rồi dạy cho Tào Tháo cách tưới nước đóng băng đắp thành, khiến cho quân Tào chỉ trong một đêm xây xong thành đất, đánh bại quân Mã Siêu.

Sau khi mọi chuyện xong xuôi, Lâu Tử Bá lại không nhận ban thưởng của Tào Tháo, ung dung mà đi.

4. Bàng Đức Công

Ông là danh sĩ thời Đông Hán, người Tương Dương, thứ sử Kinh Châu Lưu Biểu nhiều lần mời ông vào phủ, nhưng đều không được. Lưu Biểu hỏi ông không nhận lộc quan, thì lấy gì để lại cho con cháu sau này. Ông trả lời rằng: “Thứ mà người đời để lại cho con cháu là thói xấu ham muốn hưởng lạc, siêng ăn biếng làm. Điều ta để lại cho con cháu là làm ruộng đọc sách, sống cuộc sống an cư lạc nghiệp, cái để lại khác nhau mà thôi”.

Bàng Đức Công cùng các danh sĩ Tương Dương là Tư Mã Huy, Bàng Thống có quan hệ thân thiết, thường xuyên tụ họp, bơi thuyền chơi sông, không vướng bận gì. Đức Công gọi Tư Mã Huy là Thủy Kính, Gia Cát Lượng là Ngọa Long, Bàng Thống là Phượng Sồ.

Khi Lưu Bị viếng thăm, Thủy Kính tiên sinh mượn lời của đồng tử nhắc nhở đồng thời tiết lộ thiên cơ cho ông: Ngọa Long, Phượng Sồ, được một trong hai có thể an định thiên hạ, Từ đây mới có câu chuyện Lưu Bị “ba lần viếng thăm lều cỏ” sau này.

5. Mạnh Tiết

Gia Cát Lượng trong “7 lần bắt Mạnh Hoạch”, đã được người anh của Man vương Mạnh Hoạch, tự hiệu là ” Vạn An ẩn giả” giúp đỡ. Mạnh Hoạch khởi binh tạo phản, Mạnh Tiết nhiều lần khuyên can, nhưng Mạnh Hoạch không thèm để ý, ông đành phải ẩn cư trong rừng sâu.

Gia Cát Lượng thừa tướng nước Thục dẫn quân chinh phạt, quân sĩ bởi uống phải nước sông câm mà bị mất tiếng. Mạnh Tiết đã lấy nước suối của suối An Lạc giúp Gia Cát Lượng giải trừ kiếp nạn suối nước độc, lại dạy quân Thục sùng một thứ cỏ gọi là giới diệp vân hương, ngậm lá cỏ ấy trong mồm, thì chướng khí không nhiễm vào được.

Gia Cát Lượng đề nghị với Mạnh Tiết sẽ tâu với thiên tử cử ông lên làm vua xứ Nam Man nhưng Mạnh Tiết từ chối rằng vì ghét công danh, nên trốn ra đây, còn bụng nào tham phú qúy nữa. Khổng Minh bèn lấy vàng lụa ra tạ. Mạnh Tiết cố từ chối không chịu lấy. Khổng Minh cảm phục, từ biệt ra về.

Sau này có thơ khen rằng:

Thảnh thơi trong một túp lều tranh,

Suối mát, hoa thơm, cảnh cũng thanh,

Cổ thụ um tùm, người vắng ngắt,

Hãy còn khói biếc khóa non xanh.

6. Tả Từ

Ông là phương sĩ cuối thời Đông Hán, người Lư Giang. Từ nhỏ sống ở núi Thiên Trụ, học thuật luyện đan. Tương truyền, ông thử uống rượu cùng Tào Tháo, Tháo muốn có được cá lư sống ở sông Tùng Giang, Từ dùng một chậu đồng đựng nước là câu được ngay, Tháo mừng rỡ. Trong Tam Quốc diễn nghĩa có đoạn ném ly trêu ghẹo Tào Tháo.

98196278

Về sau trong yến tiệc ở ngoại ô, ông dùng thần thông lấy hết rượu thịt mà Tào Tháo dùng để đãi khách, bị Tào Tháo sai người đuổi giết mà ẩn thân tàng hình. Về sau thấy ở đồi có bầy dê liền ẩn mình vào trong bầy dê, binh lính không bắt được.

7. Lý Ý

Theo “Thần Tiên truyện” của Cát Hồng, Lý Ý là người quận Thục (Thành Đô, Tứ Xuyên ngày nay), sống vào những năm thời Hán Văn Đế, đến thời Tam quốc vẫn còn sống. Cũng có người nói ông là cháu đời thời 17 của Lão Tử Lý Nhĩ, đạo hạnh cao thâm khôn lường.

Trước trận chiến ở Di Lăng, Lưu Bị muốn đích thân thống lĩnh đại binh thảo phạt Đông Ngô để báo thù rửa hận cho nhị đệ Trương Phi – người anh em kết nghĩa sống chết của mình, từng nhờ Lý Ý đoán xem lành dữ thế nào.

Lý Ý lấy giấy vẽ binh mã khí giới, vẽ hơn 40 tấm, vẽ xong xé vụn từng tờ một. Lại vẽ một người to lớn nằm ngửa trên mặt đất, một người bên cạnh đào đất chôn, bên trên viết một chữ “bạch” lớn, sau đó chắp tay đi ra. Lưu Bị không vui, nói với quần thần rằng: “Đây là lão điên khùng! Không đáng tin”. Sau đó, Lưu Bị lấy lửa đốt bỏ bức vẽ, rồi giục quân tiến lên.

Lý Ý vẽ binh mã khí giới hơn 40 bức ám chỉ 40 doanh trại ven sông của Lưu Bị, xé nát bức vẽ ám thị doanh trại bị phá, một người to lớn nằm trên mặt đất và một người đào đất chôn ẩn dụ Lưu Bị bại trận mà chết, phía trên viết một chữ “bạch” lớn chỉ Lưu Bị gửi gắm con nhỏ cho Gia Cát Lượng ở thành Bạch Đế; dùng lửa đốt chỉ doanh trại bị hỏa thiêu. Những điều này về sau đều đã ứng nghiệm.

8. Vu Cát

t0169a6c3e765bfafbc

Vu Cát là đạo sĩ cuối thời Đông Hán, người Lang Nha (Giao Nam, Sơn Đông ngày nay). Khi Ngô Hội lập tinh xá, ông thường đốt hương đọc Đạo thư, làm nước phép trị bệnh cho người dân, và làm rất nhiều việc lành cho người ở vùng Ngô Hội.

Tiểu bá vương Tôn Sách nghe thấy vậy thì giận dữ, không tin đạo sĩ, phép lạ, lại còn sợ đạo sĩ lưu tán trong dân gian tập hợp mọi người làm loạn, cho rằng “loại yêu đạo này làm điều xằng bậy, có thể mê hoặc nhân dân, lại khiến cho quân thần không còn tuân theo lễ nghĩa quân thần, bỏ mặc quân chủ xuống lầu bái lạy, không thể không giết”.

Danh thần Trương Chiêu và mẫu thân Tôn Sách đều khuyên không được giết, nhưng Tôn Sách giận không kiềm được vẫn lấy cớ mê hoặc nhân tâm mà lệnh chém.

Sau đó, Tôn Sách thường thấy Vu Cát trừng mắt nhìn ông ở trong cung điện, nhưng các binh sĩ đều không thấy. Tôn Sách vì ngày ngày phát cuồng giận dữ “đuổi giết Vu Cát”, thường đập phá đồ đạc trong cung, cuối cùng bị vết thương lở loét mà chết.

Tiểu Thiện, dịch từ epochtimes.com

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Nhớ Tết quê 20 năm trước

Ad will display in 09 seconds

Tướng quân đầu thai làm heo 40 vạn lần vì điều này

Ad will display in 09 seconds

4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

Ad will display in 09 seconds

Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

Ad will display in 09 seconds

Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

Ad will display in 09 seconds

Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Nhớ Tết quê 20 năm trước

    Nhớ Tết quê 20 năm trước

  • Tướng quân đầu thai làm heo 40 vạn lần vì điều này

    Tướng quân đầu thai làm heo 40 vạn lần vì điều này

  • 4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

    4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

    Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

  • Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

    Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

  • Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

    Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

  • Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

    Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi