Tháng 5/2020, nước Hoàng Hà đột nhiên trong vắt, rốt cuộc là hung hay cát?
Các dự ngôn trong lịch sử đều viết: “Nước Hoàng Hà trở nên trong vắt thì sẽ có chân mệnh Thiên tử hoặc Thánh nhân giáng thế”, đồng thời cũng là điềm báo cho một cuộc thay triều đổi đại sắp diễn ra. Tháng 5 vừa qua, nước sông Hoàng Hà lại đột nhiên trong vắt, liệu dự ngôn trong lịch sử có ứng nghiệm?
Sông Hoàng Hà là con sông dài thứ hai của Trung Quốc, sau sông Dương Tử, bắt nguồn từ Thanh Hải và chảy qua cao nguyên Hoàng Thổ, Thiểm Tây. Do dòng chảy bị chia cắt và nước mưa xói mòn, đất đai phù sa tơi xốp ở hai bên sông Hoàng Hà hàng năm đều đổ một số lượng lớn vào dòng sông.
Hơn nữa sông Hoàng Hà ở Thiểm Tây, tích tụ lượng nước của 9 nhánh sông, mỗi nhánh cũng mang một lượng đất đai và phù sa đáng kinh ngạc đổ vào sông Hoàng Hà, dẫn đến hàm lượng đất đai phù sa ở trong nước rất cao, bởi vậy nước sông Hoàng Hà quanh năm có màu vàng sẫm đục ngầu, nổi danh là “một gáo nước sông, nửa gáo phù sa”; “một thạch nước sông 6 đấu phù sa”, cái tên Hoàng Hà (sông màu vàng) cũng từ đó mà ra.
Chữ “Hoàng” trong Hoàng Hà là màu vàng nhằm miêu tả nước sông đục ngàu, điều này từ lâu đã được ghi lại trong sách cổ: Trong “Tả truyện. Tương công bát niên” thời kỳ Chiến Quốc hay trong “Dật chu thi” của Tử Tứ nước Trịnh đều nói rằng: “Hoàng Hà biến thành trong là chuyện hiếm gặp!”
Tuy nhiên, con sông từng vận chuyển lượng cát và hàm lượng phù sa lớn nhất thế giới này, vào tháng 5/2020 được người dân phát hiện ra rằng, nước Hoàng Hà, đoạn dưới cầu Đại Kiều đột nhiên trở nên trong vắt chưa từng thấy, đây là chuyện kỳ lạ mấy trăm năm khó gặp.
Hoàng Hà trong, Thánh nhân xuất hiện
Từ thời kỳ Tam Quốc, Lý Khang của triều Ngụy trong “Vận mệnh luận” của mình đã nói: “Hoàng Hà trong Thánh nhân sinh”. Còn có những cách nói lưu truyền trong dân gian rằng Hoàng Hà năm trăm năm biến thành trong một lần, thậm chí còn nói “ngàn năm khó gặp Hoàng Hà biến trong”.
La Quán Trung triều đại nhà Minh trong “Bình Sơn Lãnh Yên” hồi 8 viết rằng: “Thiên có đạo thánh nhân sinh, đại địa sông núi tận hiệu linh. Bụi đục tưởng ưng đào thải tận, Hoàng Hà vạn dặm tức thời trong”. Là ý nói, khi Thánh nhân xuất hiện, đại địa sông núi đều xuất hiện linh dị, trong trần thế những gì không sạch sẽ bị loại bỏ, vạn dặm Hoàng Hà biến thành trong chính là dấu hiệu báo trước.
“Thôi Bối Đồ”, cuốn sách sấm do quan Tư Thiên Giám Lý Thuần Phong và ẩn sĩ Viên Thiên Cang đồng biên soạn vào đầu những năm Trinh Quán của triều Đường trong Tượng thứ 54 có viết:
Sấm viết:
Lỗi lỗi lạc lạc
Tàn kỳ nhất cục
Trác tức cầu an
Tuy tiếu diệc khốc
Tụng viết:
Bất phân ngưu thử dữ ngưu dương
Khứ Mao tồn khoát thượng xưng cường
Hoàn trung tự hữu Chân Long xuất
Cửu khúc Hoàng Hà thủy bất hoàng
Tạm dịch:
Sấm rằng:
Quang minh lỗi lạc
Một ván cờ tàn
Thở phào cầu an
Tuy cười mà khóc
Tụng rằng:
Không phân trâu chuột hay trâu dương
Bỏ lông giữ da hãy xưng cường
Trong cõi tự có Chân Long xuất
Chín khúc Hoàng Hà nước không vàng.
“Trong cõi tự có Chân Long xuất; Chín khúc Hoàng Hà nước không vàng” phải chăng là chỉ điềm tượng “bĩ cực thái lai”, sẽ có Thánh nhân hoặc chân mệnh thiên tử xuất hiện.
Đây cũng là câu đố chữ, “Hoàng” (黄) trong Hoàng Hà tức là nước đục, là vì trong nước có chứa đất và cát, cũng chính là chữ “Điền – 田” có đầu “由”, bỏ đi “由”, thì chữ “Hoàng – 黄” sẽ thành chữ “Cộng – 共”. Ấy là để nói, sau khi chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc cầm quyền thì Thánh nhân hạ thế.
Hàng trăm năm qua, những lời dự ngôn của các dân tộc khác nhau đều đề cập rằng, trong một thời khắc nhất định, nhân loại sẽ trải qua một trận đại thảm họa mang tính hủy diệt (lần Hoàng Hà biến thành trong này tương ứng với dịch viêm phổi Vũ Hán?) Khi đó, một vị Thánh nhân sẽ xuất hiện, cứu rỗi con người khỏi nguy nan, và dẫn dắt chỉ lối nhân loại tiến bước trên con đường phát triển, mở ra một kỷ nguyên mới.
“Hoàng Hà trong” dự báo về sự thay triều đổi đại hoặc sẽ có phản loạn?
Ngoài câu cổ ngữ “Thánh nhân xuất hiện, nước Hoàng Hà trong” ra thì còn có câu “Hoàng Hà đang đục lại trong là âm sẽ làm dương”, tức Hoàng Hà trong là dấu hiệu triều đại không lành, có phản loạn.
Hậu Hán Thư có ghi chép, năm Diên Hy thứ 8 thứ 9 (năm 165 – 166) đời Hán Hoàn Đế Lưu Chí Hoàn, Hoàng Hà liên tục trong, đương thời bá quan trong triều đều cho là điềm lành. Tuy nhiên phương sĩ nổi tiếng đời Đông Hán là Tương Khải lại cho rằng: “Hoàng Hà là vị trí chư hầu. Nước trong thuộc dương, đục thuộc âm. Nước Hoàng Hà vốn đục lại chuyển sang trong tức âm sẽ làm dương, chư hầu sẽ làm đế vương”. Năm sau Hán Hoàn Đế băng hà.
Cố Viêm Vũ, học giả cuối đời nhà Minh đã phân loại ghi chép lại những sự việc này rằng:
“Năm thứ 9 đời Hoàn Đế, Hoàng Hà trong, năm sau Hoàn Đế băng hà. Giải Độc Đình Hầu vào kinh kế vị hiệu Linh Đế.
Thời Võ Thành Đế triều Bắc Tề, Hoàng Hà trong, hơn 10 năm sau, nhà Tùy giành được thiên hạ.
Thời Tùy Dương Đế, Vũ Dương và Long Môn xảy ra vài lần Hoàng Hà trong, sau đó triều Đường đánh bại nhà Tùy làm chủ thiên hạ.
Thời Vệ Thiệu Vương nhà Kim, Hoàng Hà trong, 4 năm sau, Kim Tuyên Tông soán ngôi.
Năm Chí Chính thứ 21 đời Nguyên Thuận Đế, Hoàng Hà từ vùng Bình Lục trở xuống nước sông trong trên 500 dặm, liền sau đó Minh Thái Tổ dấy binh đánh bại nhà Nguyên đoạt thiên hạ.
Những năm Chính Đức nhà Minh, Hoàng Hà trong, Minh Vũ Tông băng hà không người kế vị, Hưng Vương Chu Hậu Thông được chọn lên ngôi.
Năm Thái Xương nhà Minh, Hoàng Hà trong, Minh Hy Tông chết trẻ, các con còn nhỏ, Tín Vương Chu Do Kiểm lên ngôi, hiệu Sùng Trinh”.
Ngoài ra, trong phối đồ của tượng thứ 54 trong cuốn sách dự ngôn nổi tiếng thời nhà Đường – “Thôi bối đồ”, là 5 đứa trẻ chăn trâu (tiểu mục đồng), tay cầm gậy ngắn (tiểu bổng) đang xua đuổi một con trâu.
Có phân tích chỉ ra, chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lập quốc năm 1949 là năm Sửu, ĐCSTQ chính là một lão ngưu (con Trâu), trong đồ hình lão ngưu bị mục đồng đuổi, mục đồng chính là nhân dân, việc đuổi trâu ở đây không phải là thả trâu, trong đồ hình có thể thấy là hàm ý xua đuổi, trách móc, chửi rủa, không cần con trâu này nữa.
Vì vậy cũng có phân tích cho rằng, người Trung Quốc trong quá khứ dùng câu thành ngữ “thập dương cửu mục”, tức “mười con dê, chín kẻ chăn” để hình dung quan viên số lượng rất nhiều, nhân dân không chịu nổi gánh nặng. Ở đây lại dùng “nhất ngưu ngũ mục”, tức “một con trâu, năm kẻ chăn” để ẩn dụ về hệ thống quan liêu nặng nề hủ bại.
Với rất nhiều dị tượng trong năm nay, cùng với hình thế quốc tế đồng lòng chống lại sự thâm nhập và bành trướng của nhà cầm quyền Bắc Kinh, cộng với dị tượng nước sông Hoàng Hà trong này, có lẽ mang theo điềm báo về những sự kiện nội loạn và thay triều đổi đại ở Trung Quốc sẽ diễn ra trong thời gian tới chăng? Chúng ta hãy cùng chờ xem…
Gia Hưng (Theo NTD)