Tàu thuyền của Trung Quốc ‘ăn vạ’ ở Trường Sa, nằm lì ở Ba Đầu

06/06/22, 16:49 Việt Nam

Nhiều thuyền trưởng tàu cá của huyện đảo Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) cho biết, từ giữa năm 2021 đến nay, đã có nhiều tàu thuyền của Trung Quốc neo đậu dài ngày tại một số bãi đá ngầm ở quần đảo Trường Sa (tỉnh khánh Hòa).

Theo báo Thanh Niên, hiện nay có khoảng 30 chiếc tàu ‘nằm lì’ trong bãi Ba Đầu. Nhiều thuyền trưởng tàu cá của huyện đảo Phú Quý thường xuyên đánh bắt thủy sản ở cụm đảo Sinh Tồn phản ánh: “Số neo đậu phía ngoài và tản mát ở các khu vực lân cận khoảng gần 100 chiếc. Tất cả đều là tàu dân binh Trung Quốc và chúng tôi đã nhẵn mặt từ mấy năm nay.”

Được biết, bãi Ba Đầu thuộc lãnh hải của đảo Sinh Tồn Đông, nằm cách đảo Sinh Tồn Đông khoảng 8 hải lý (gần 15km), là rạn san hô lớn nhất cụm đảo Sinh Tồn và là điểm mút đông bắc của cụm, nhìn từ trên cao xuống có hình dạng giống chiếc lưỡi cày.

Nhóm tàu dân binh Trung Quốc neo đậu trong bãi Ba Đầu. (Ảnh: Thanh Niên)

Trao đổi với phóng viên, đại tá Nguyễn Đức Thắng, nguyên Phó tham mưu trưởng Vùng 4 hải quân cho biết: “Bãi Ba Đầu là vòng cung chắn giữ toàn bộ phía bắc cụm đảo Sinh Tồn nên có vị trí chiến lược rất quan trọng về phòng thủ. Đây cũng là nơi tập trung nhiều loài thủy hải sản quý hiếm, nên ngư dân Việt Nam coi là ngư trường truyền thống từ rất nhiều năm nay”.

Năm 2014 – 2015, Trung Quốc sau khi hoàn tất việc xây dựng trái phép căn cứ quân sự trên các bãi đá cưỡng chiếm của Việt Nam đã tăng cường sự hiện diện của các loại tàu tại quần đảo Trường Sa. Ở các bãi cạn không người, đặc biệt là bãi Ba Đầu, phía Trung Quốc cho neo đậu từ vài đến hàng chục tàu cá.

Từ cuối năm 2020, tàu cá Trung Quốc bắt đầu xuất hiện nhiều ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Đến đầu năm 2021 các tàu này neo đậu dày đặc ở bãi cạn Ba Đầu (thuộc phạm vi lãnh hải của đảo Sinh Tồn Đông, huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam), khi cao điểm số tàu thuyền này lên đến gần 300 chiếc…

Mặc dù thời tiết tốt, sóng yên biển lặng nhưng các tàu cá dân binh Trung Quốc không hoạt động. (Ảnh: Thanh Niên)
Các tàu dân binh Trung Quốc đậu sát nhau như kết bè trong bãi Ba Đầu. Phía ngoài luôn có 1 – 2 tàu neo riêng, làm nhiệm vụ cảnh giới. (Ảnh: Thanh Niên)

Liên quan đến sự việc trên, ngày 25/03/2021, bà Lê Thị Thu Hằng – Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam – đã cật lực phản đối, yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, chấm dứt ngay hành vi vi phạm tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

“Hoạt động của các tàu Trung Quốc trong phạm vi lãnh hải của Sinh Tồn Đông thuộc quần đảo Trường Sa đã xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, vi phạm quy định của Công ước về hoạt động của tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải của quốc gia ven biển, đi ngược lại tinh thần và nội dung Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), làm phức tạp tình hình, không có lợi cho tiến trình đàm phán Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) giữa ASEAN và Trung Quốc”, bà Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh.

Bãi cát rìa cánh cung bên trái, phía tây bãi Ba Đầu luôn có tàu dân binh Trung Quốc neo sát cạnh. (Ảnh: Thanh Niên)

Do bị Việt Nam và các quốc gia khác phản đối dữ dội nên các tàu cá Trung Quốc neo đậu dài ngày tại khu vực bãi Ba Đầu đã giải tán, di chuyển đến các khu vực khác, chỉ để lại vài chục chiếc neo đậu rải rác trong khu vực.   

Số khác di chuyển, phân tán ra các bãi ngầm Bình Sơn, Đức Hòa, đá Bia, An Bình… Các tàu cá này tập trung nhiều ở bãi Ken Nan – nằm phía tây bãi Tư Nghĩa (hay Huy Gơ), nơi Trung Quốc chiếm đóng trái phép từ tháng 02/1988 và hiện đã xây dựng trái phép căn cứ hiện đại trên đó.

Sau một thời gian bị phản đối phải di tản bớt, hiện tại tàu cá dân binh Trung Quốc bắt đầu tập trung trở lại ở bãi Ba Đầu. (Ảnh: Thanh Niên)
Hiện tại tàu cá dân binh Trung Quốc bắt đầu tập trung trở lại ở bãi Ba Đầu. (Ảnh: Thanh Niên)

“Các tàu này là tàu dân binh có nguồn gốc từ tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam của Trung Quốc”, một cán bộ kiểm ngư cho biết và khẳng định: “Chủ công ở khu vực Ba Đầu là đội hình tàu dân binh mang chữ hiệu Quỳnh Tam Sa được đóng mới rất hiện đại. Từ đầu năm 2022, các tàu Quỳnh Tam Sa di chuyển về neo đậu, bảo vệ quanh các căn cứ của Trung Quốc ở khu vực Trường Sa như Xu Bi, Chữ Thập, Châu Viên, Vành Khăn… và đi theo hộ tống các tàu thăm dò dầu khí, nghiên cứu biển của Trung Quốc. Khi có tình hình, chúng cơ động ngay về khu vực”.

Theo Thanh Niên

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

Ad will display in 09 seconds

Người sống thọ có 4 cái lười

Ad will display in 09 seconds

Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

    Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • Người sống thọ có 4 cái lười

    Người sống thọ có 4 cái lười

  • Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

    Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

    Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới