Tạp chí về ung thư gỡ 107 bài báo có dấu hiệu gian lận, đa số tác giả là người Trung Quốc

27/04/17, 08:04 Tri thức

Các bài nghiên cứu này được xuất bản trong khoảng thời gian từ năm 2012-2016. Ngoài gian lận liên quan đến quá trình bình duyệt, các bài báo khoa học cũng có thể bị gỡ bởi tạp chí nếu họ phát hiện lỗi đạo văn, giả mạo số liệu và kết quả…

Tạp chí khoa học về ung thư gỡ 107 bài báo nghiên cứu có dấu hiệu gian lận. (Ảnh: genk)

Tumor Biology, một tạp chí khoa học chuyên ngành về ung thư, mới đây vừa quyết định gỡ 107 bài báo nghiên cứu họ từng đăng tải. Torgny Stigbrand, tổng biên tập của tạp chí này viết trong thông báo: “Sau một cuộc điều tra kỹ lưỡng, chúng tôi có lý do mạnh mẽ để tin tưởng rằng quá trình bình duyệt các bài báo này được dàn xếp”.

Các bài nghiên cứu này được xuất bản trong khoảng thời gian từ năm 2012-2016. Đặc biệt, đa số các bài báo có tác giả người Trung Quốc. Hiện tại, chưa rõ việc “dàn xếp” bình duyệt là cố ý hay vô tình. Nhưng theo nguyên tắc của cộng đồng khoa học, mọi nghiên cứu gặp vấn đề hoặc chưa được bình duyệt đều không còn giá trị tham khảo tốt.

Bình duyệt nghiên cứu là gì?

Bình duyệt (Peer review) là một “tiêu chuẩn vàng”, bắt buộc phải thực hiện với mọi bài báo và công trình nghiên cứu, trước khi nó được đăng tải trên tạp chí khoa học.

Thông thường, quá trình bình duyệt nghiên cứu diễn ra như sau:

Khi một hoặc một nhóm nhà nghiên cứu gửi bài báo của họ cho tạp chí với mong muốn được đăng tải, thư ký tòa soạn sau đó sẽ gửi bản thảo này cho một số nhà nghiên cứu hoặc chuyên gia khác cũng có nghiên cứu trong cùng lĩnh vực.

Họ được gọi là thành viên hội đồng bình duyệt, hoặc người phản biện. Thông thường, mỗi bài báo sẽ có 2 người phản biện.

Sau khi xem xét các bản thảo với kinh nghiệm nghiên cứu của bản thân mình, người phản biện sẽ gửi lại bản đánh giá cho thư ký tòa soạn. Trong đó có nêu ý kiến về những gì họ đánh giá về bài báo, ưu điểm, nhược điểm, vấn đề của bài báo và những gì tác giả cần khắc phục.

Kết luận từ phía người bình duyệt thường gồm các mức độ: bài báo có thể được đăng, có thể được đăng nhưng phải sửa lại, từ chối đăng nhưng khuyến khích hướng nghiên cứu tạo điều kiện tác giả nghiên cứu lại và nộp lại bài sau và cuối cùng là hoàn toàn từ chối.

Tất cả các tạp chí uy tín trên thế giới đều là có bình duyệt. Bình duyệt đảm bảo tính khách quan, chất lượng bài báo khoa học, đảm bảo tác giả không sao chép ý tưởng, đạo văn của người khác, và đảm bảo nghiên cứu có đóng góp đáng kể cho khoa học.

Được coi là điểm công nhận tận cùng đúc kết tri thức nhân loại, xuất bản khoa học vì vậy là một hoạt động đầy áp lực. Hàng năm, có khoảng 2,5 triệu bài báo khoa học được xuất bản trên các tạp chí. Và chắc chắn không thể tránh khỏi, một tỷ lệ nhỏ các bài báo sẽ “bị cắt góc” ngay cả khi đã xuất bản.

Những bài báo nghiên cứu gian lận, ẩu hoặc sai sẽ bị gỡ khỏi tạp chí khi lỗi của chúng được phát hiện và chứng minh. Trong trường hợp 107 bài báo trên tạp chí Tumor Biology, nó được gọi là lỗi “giả mạo bình duyệt”, một hành động có tính gian lận.

Để được đăng tải và công nhận, nghiên cứu khoa học phải được bình duyệt và thẩm định bởi các nhà khoa học khác không là tác giả nghiên cứu. (Ảnh: sciencenet)

Khi nhìn kỹ vào hoạt động bình duyệt của các tạp chí khoa học hiện nay, chúng ta sẽ phát hiện ra một vài lỗ hổng. Thông thường, các nhà khoa học nộp bài báo cho tạp chí sẽ được yêu cầu kể ra một vài cái tên của các nhà khoa học khác, những người có tiềm năng bình duyệt được công trình của họ.

Có trường hợp, tác giả bài báo sẽ gửi tên thật của một nhà khoa học cùng lĩnh vực, nhưng kèm theo đó là một địa chỉ emai giả mạo (nếu họ có ý định gian lận). Chiếu theo quy trình bình duyệt, thư ký toàn soạn sẽ gửi vào địa chỉ mail giả mạo này bản thảo nghiên cứu. Và sau đó, họ nhận lại một bình duyệt, dĩ nhiên là tích cực, từ địa chỉ mail giả mạo, mà cứ ngỡ là chuyên gia thật đã xem xét bài báo đó.

Peter Butler đại diện của Springer, nhà xuất bản tạp chí Tumor Biology, xác nhận lỗi này trong số các bài báo khoa học bị gỡ: “Các bài báo đã được gửi kèm với gợi ý người bình duyệt, có tên nhà nghiên cứu thực nhưng các địa chỉ email là giả mạo”.

Nhận xét về vụ việc này, Elizabeth Wager, biên tập viên tạp chí Research Integrity & Peer Review cho biết có một số biểu hiện để nhà xuất bản phát hiện những bình duyệt giả mạo. Một lỗi ngớ ngẩn của những kẻ gian lận là khi cả 2 bình duyệt được gửi gần như cùng một thời điểm.

Ngoài ra, các biên tập viên có kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu bài báo cũng có thể trở thành một người bình duyệt không chính thức. Nhờ vậy, những gian lận bình duyệt tinh vi hơn có thể được phát hiện.

Ngoài gian lận liên quan đến quá trình bình duyệt, các bài báo khoa học cũng có thể bị gỡ bởi tạp chí nếu họ phát hiện lỗi đạo văn, giả mạo số liệu và kết quả… Nói chung, đó là những bài báo không đảm bảo tiêu chuẩn được đăng, và trở thành nguồn tri thức được xác nhận cho nhân loại.

Trở lại với 107 bài báo bị gỡ khỏi tạp chí Tumor Biology, các công trình nghiên cứu này được đăng trong khoảng năm 2012-2016, và hầu hết các tác giả đều là người Trung Quốc. Nhưng cũng phải xác nhận một điều rằng chưa có căn cứ để nói các tác giả này đều cố ý gian lận trong hoạt động bình duyệt.

Lý do vì các nhà khoa học Trung Quốc thường không sử dụng tiếng Anh, họ sẽ phụ thuộc vào một bên thứ 3 là những công ty dịch thuật để chỉnh sửa lại ngôn ngữ bài báo. Các công ty có khi “đánh bóng” nó một cách thái quá để tăng cơ hội được chấp nhận.

Có bằng chứng cho thấy các dịch vụ biên soạn ngôn ngữ của bên thứ ba đóng một vai trò can thiệp vào quá trình bình duyệt”, một phát ngôn viên giấu tên của Springer cho biết. “Chúng tôi cũng chưa rõ liệu các các tác giả bài báo có nhận thức được các bên thứ ba này có thể giả mạo tên người bình duyệt và địa chỉ email của họ hay không”.

Năm ngoái , một nghiên cứu của Trung Quốc được chứng minh là đã giả mạo tới 80% kết quả thử nghiệm lâm sàng.

Hiện tại, tạp chí Tumor Biology đã chuyển đổi đơn vị xuất bản từ Springer sang cho SAGE, một nhà xuất bản của Mỹ. Năm ngoái, Tumor Biology cũng từng phải gỡ 25 bài báo của mình, với cùng lỗi giả mạo bình duyệt tương tự. Có 7 tạp chí khoa học khác cũng nhận diện được hoạt động gian lận này và gỡ 58 bài báo nghiên cứu khác.

Theo genk

Ad will display in 09 seconds

Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

Ad will display in 09 seconds

Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

Ad will display in 09 seconds

Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

Ad will display in 09 seconds

Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

Ad will display in 09 seconds

289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

    Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

  • Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

    Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • 12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

    12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

  • Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

    Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

  • Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

    Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

  • Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

    Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

  • Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

    Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

  • 289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

    289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La