Tại sao phải lên tiếng chống lại tội ác bức hại Pháp Luân Công?

Nhìn về quá khứ, vào thời kì thế chiến II, khi Hitler phát động cuộc diệt chủng người Do Thái, nếu người dân thế giới lên tiếng phản đối chủ nghĩa Phát xít mạnh mẽ và thiết thực hơn, cuộc chiến của phe đồng minh chống Phát xít diễn ra sớm hơn, có lẽ 11 triệu người Do Thái vô tội đã không chết trong những trại tập trung.

Tháng 7/1999 Giang Trạch Dân – lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc đã phát động 1 cuộc bức hại diện rộng lên 100 triệu người tu luyện Pháp Luân Công trên toàn quốc, hàng triệu người bị bắt và không ngừng bị tra tấn đến chết hoặc bị thu hoạch nội tạng khi vẫn còn sống, trong các trại lao động cưỡng bức và bệnh viện quân đội. Cuộc bức hại này vẫn còn diễn ra đến ngày nay. Sẽ cần phải chết bao nhiêu người lương thiện nữa để cuộc tàn sát – tội ác chống lại loài người này của ĐCSTQ chấm dứt? Bạn sẽ làm gì khi biết được sự thật này?

ava-1407161421483-0-0-300-588-crop-1407161468840

Nhìn lại tình cảnh loạn lạc trong xã hội Trung Quốc ngày nay: Ô nhiễm môi trường và nguồn nước, sữa nhiễm độc, vắc-xin quá hạn, thực phẩm bẩn ở khắp nơi, hàng giả tràn lan, tường lửa Internet ngăn chặn thông tin thật, nói thật bị xem là phạm pháp… dần dần triết lý sống giữ mình thành xu thế thịnh hành trong xã hội, phong trào “vô nhân tính tập thể” khiến căn bệnh ích kỷ và lãnh cảm trong xã hội ngày càng nặng, khi nền dân chủ pháp trị bị triệt tiêu thì mọi quyền lợi và hạnh phúc đều không được bảo vệ.

Nguy cơ về kinh tế, pháp trị và đạo đức của Trung Quốc hiện nay đã rất rõ ràng:

“Mọi nguyên nhân có nguồn gốc từ tháng 7/1999 khi tập đoàn ông Giang Trạch Dân bức hại Pháp Luân Công. Tội ác bức hại kéo dài 17 năm qua liên quan đến cả trăm triệu học viên Pháp Luân Công và người thân của họ.

Việc toàn bộ hệ thống chính quyền và công an liên tục tấn công các học viên – những người coi trọng tu dưỡng đạo đức và giữ gìn văn hóa truyền thống, đã làm suy thoái toàn diện nền đạo đức và hệ thống luật pháp, gây kiệt quệ tài chính quốc gia do phải duy trì lực lượng và kéo dài cuộc bức hại. Sai lầm của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã kéo cả dân tộc nước này xuống vực thẳm“.

Ông Bào Đồng, thư ký cũ của cựu Tổng Bí thư Triệu Tử Dương cho biết, trong tội ác bức hại Pháp Luân Công của ông Giang Trạch Dân thì người bị hại không chỉ là học viên Pháp Luân Công mà là toàn dân Trung Quốc.

Luật sư nhân quyền nổi tiếng Trung Quốc Cao Trí Thịnh từng ba lần gửi thư cho chính quyền dưới thời Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo vào các năm 2004 – 2005, kêu gọi chấm dứt bức hại Pháp Luân Công. Ông Cao Trí Thịnh viết: “Hành động này phá hoại nền tảng đạo đức xã hội Trung Quốc, làm hủy diệt toàn thể cộng đồng!

Mọi người Trung Quốc đều là nạn nhân

Tội ác bức hại Pháp Luân Công của tập đoàn họ Giang đã làm hao tổn tài lực, vật lực và nhân lực khổng lồ của quốc gia. Theo Tổ chức Quốc tế Điều tra bức hại Pháp Luân Công, trong thời điểm bức hại Pháp Luân Công điên cuồng nhất, bình quân mỗi năm tốn gần 1/4 tài lực quốc gia. Chỉ trong ngày 27/2/2001, tập đoàn phái Giang đã chi 4 tỷ Nhân dân tệ (khoảng 613,6 triệu USD) dùng cho lắp đặt hệ thống theo dõi giám sát học viên Pháp Luân Công.

Tháng 12/2001 đã đầu tư 4,2 tỷ Nhân dân tệ (khoảng 644,3 triệu USD) để xây dựng hệ thống tẩy não chuyển hóa Pháp Luân Công. Chỉ tính riêng việc xây dựng nhà tù ở Mã Tam Gia đã tốn 500 triệu Nhân dân tệ. Ngoài ra, việc bố trí hệ thống truy nã học viên Pháp Luân Công tại Thiên An Môn cũng tiêu tốn mỗi ngày khoảng 1,7 – 2,5 triệu Nhân dân tệ, mỗi năm khoảng 620 – 910 triệu Nhân dân tệ.

Về nhân lực tham gia bức hại, tập đoàn phái Giang cũng cần đến hàng triệu người, chi phí tiền lương cho lực lượng hùng hậu này cũng cả trăm tỷ Nhân dân tệ mỗi năm. Ngoài ra còn chi phí cho hoạt động khích lệ người dân tố cáo cùng hệ thống giám sát Pháp Luân Công ở hải ngoại, hỗ trợ không hoàn lại cho những nước thế giới thứ 3 để họ ủng hộ chính sách của Trung Quốc trước Liên Hiệp Quốc…

Hiện nay, Trung Quốc là một trong những nước có khoảng cách giàu – nghèo lớn nhất thế giới, đi cùng một thiểu số người giàu lên nhanh chóng là cảnh sống nghèo khổ của đông đảo người dân. Đáng lý số tài lực khổng lồ này có thể dùng để cải thiện cuộc sống người dân thì lại chi cho bức hại người tốt vì họ theo tôn giáo tín ngưỡng, gây tổn thất nghiêm trọng cho phát triển nền kinh tế quốc dân.

Về vấn đề phá hoại nền tảng pháp luật cũng rất rõ ràng, vì những người theo tín ngưỡng “Chân – Thiện – Nhẫn” không làm gì vi phạm pháp luật, nhưng tập đoàn phái Giang lại lợi dụng cỗ máy quốc gia để trấn áp họ, vì thế đây chính là hành vi xâm phạm quyền con người, là phạm pháp.

Trong bức hại, chính quyền Trung Quốc thực hiện chính sách “bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính, hủy hoại thân thể” dẫn đến hệ quả vô số học viên trở thành món hàng hóa trong tội ác buôn bán nội tạng và tiêu bản cơ thể người, đây chính là tội ác chống lại loài người của chính quyền Trung Quốc.

Vì vậy, tội ác này đã biến pháp luật Trung Quốc trở thành trò hề, thậm chí ngay cả những người bảo vệ pháp luật (luật sư…) cũng thành đối tượng bị bức hại. Trường hợp Luật sư Cao Trí Thịnh là ví dụ tiêu biểu.

Vì bức hại Pháp Luân Công mà chính quyền không từ thủ đoạn: “Những quan chức không làm theo hoặc những người lên tiếng cho bất công thì bị quy chụp phản động và có thể trở thành nạn nhân bất cứ khi nào. Tội ác mổ cướp nội tạng sống học viên Pháp Luân Công cũng lan sang cả nhiều người dân lương thiện khác dù họ không tu luyện Pháp Luân Công (những vụ án như hệ thống kinh doanh thận ngầm ở Vũ Hán và Giang Tây, đứa bé 6 tuổi ở Sơn Tây bị bắt cóc lấy giác mạc… là sự nối dài của tội ác bức hại Pháp Luân Công)”.

Như vậy, tội ác bức hại chính là lỗ hổng pháp luật, khiến trật tự pháp luật bị phá hủy và gây nguy hiểm cho tất cả mọi người.

Sau khi ông Giang Trạch Dân phát động bức hại Pháp Luân Công đã phải thu phục những quan tham hủ bại trị nước, vì thế đạo đức xã hội ngày càng suy kiệt.

Chính tập đoàn hủ bại này đã làm nhiều người Trung Quốc phải hy sinh bản tính lương thiện, thành hung thủ bức hại cho kẻ ác thao túng. Một mặt thế lực bức hại dùng cỗ máy tuyên truyền lừa gạt tẩy não toàn dân, xúi giục thù hận; mặt khác, dùng lợi ích kinh tế để dẫn dụ toàn hệ thống tham gia bức hại. Ví dụ vào tháng 5/2002, tập đoàn phái Giang đã ra chỉ thị dùng lợi ích kinh tế để khích lệ nhân viên bảo an bắt bớ học viên Pháp Luân Công. Tại Quảng Đông, phần thưởng cho mỗi nhân viên bảo an khi bắt một học viên Pháp Luân Công là 3000 Nhân dân tệ (khoảng 460 Đô la Mỹ). Chính quyền còn khích lệ người dân tố cáo hàng xóm, đồng nghiệp hoặc người đi giảng sự thật là học viên Pháp Luân Công. Những quan chức tích cực trong hoạt động này cũng dễ dàng thăng quan tiến chức, những ai đồng tình với Pháp Luân Công phải đối diện thảm cảnh thất nghiệp, thất học, bị bỏ tù…

Tình cảnh này đã chà đạp lên thiện tính của con người, cái ác được dung túng và phát triển. Ngày 25/3/2016 một sinh viên đại học Vũ Hán đã chia sẻ quan niệm về dân chủ lên mạng QQ và bị bạn học tố cáo với nhà trường có âm mưu chống Đảng, sau đó sinh viên này đã được đưa đi kiểm tra y tế, bị quy chụp mắc bệnh tâm thần và bị đưa vào bệnh viện tâm thần. Quy kết “bệnh tâm thần” là thủ đoạn dã man trong bức hại Pháp Luân Công và nhân sĩ đấu tranh nhân quyền của chính quyền Trung Quốc, nhiều người không khỏi cảm thấy hoảng sợ khi thủ đoạn này đã lan vào tận trong trường học.

Có thể thấy nó đã làm lương tri con người bị đóng băng không khác gì thời Cách mạng Văn hóa. Nhiều người nhận định, cảnh bức hại này đã biến người tốt thành người ác, người ác thì càng ngày càng ác hơn.

Trong tình cảnh như vậy, mọi người đều trở thành đối tượng bị hại, có thể thấy chính sách bức hại Pháp Luân Công đã phả hủy nền tảng nhân tính, là nguy cơ nghiêm trọng đối với toàn thể xã hội Trung Quốc. Liệu có người Trung Quốc Đại Lục nào ở ngoài bất hạnh chung này?

Thách thức đạo đức nhân loại

Tội ác bức hại Pháp Luân Công không chỉ phá hủy đạo đức người Trung Quốc mà còn là cú đánh vào lương tâm loài người.

Khi mới bức hại Pháp Luân Công, tập đoàn họ Giang đã đưa thủ đoạn đen tối này ra nước ngoài. Trong một thời gian, nhiều cơ quan thông tin nước ngoài đã đưa tin không đúng về chính sách của chính quyền Trung Quốc đối với Pháp Luân Công và bôi nhọ Pháp Luân Công, vì thế nhiều người đã hiểu lầm và có tâm lý dị ứng đối với Pháp Luân Công. Nhiều người lương thiện bị hệ thống tuyên truyền nhà nước lừa dối, vô tình trở thành người đồng tình với cái ác.

Tập đoàn họ Giang còn dùng lợi ích kinh tế mua chuộc quan chức nước ngoài và tập đoàn truyền thông nhiều nước Tây phương, làm một số tổ chức có hành động đi ngược lại những giá trị quan phổ quát ở xã hội tự do (tôn trọng nhân quyền tự nhiên và quyền tự do tín ngưỡng). Thậm chí nhiều khi còn giúp đỡ cho cái ác, trở thành tòng phạm của kẻ ác.

Lấy nước Mỹ làm ví dụ, nhiều người đều biết, nền tảng lập quốc của Mỹ là tự do nhân quyền, dân chủ, tín ngưỡng, ngôn luận và biểu tình ôn hòa. Những giá trị này đã giúp nước Mỹ trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới. Nếu trước tội ác bức hại Pháp Luân Công của chính quyền Trung Quốc mà họ vẫn im lặng thì làm thế nào có thể trở thành “lãnh đạo” thế giới? Đặc biệt hơn, trước tội ác mổ cướp tạng chưa từng có trong lịch sử loài người, thái độ của chính quyền các nước đối với vấn đề này phản ánh rõ lựa chọn của họ trước cái thiện và cái ác.

Ông Giang Trạch Dân ra sức lôi kéo truyền thông Tây phương bằng cách mời họ tham quan Trung Quốc, dùng thủ đoạn đầu tư tài chính mua chuộc, làm cho hoạt động đưa tin về tội ác đối với Pháp Luân Công bị hạn chế.

Đối với truyền thông người Hoa ở bên ngoài Đại Lục, tập đoàn phái Giang đã dùng cách mua lại, tham gia đầu tư hoặc cài người vào làm việc trong cơ quan truyền thông, dần dần những cơ quan truyền thông này biến thành cơ quan ngôn luận của phái Giang tại nước ngoài.

Đối với BBC, cơ quan độc lập dám lên tiếng vì sự thật thì chúng dùng cách ngăn chặn đường truyền internet và không cho họ phát hành ấn phẩm ở Trung Quốc. Tập đoàn phái Giang còn thông qua Sứ quán Trung Quốc ở nước ngoài để lôi kéo những người Trung Quốc sống ở nước ngoài, khiến những người này bán rẻ lương tri, tìm cách gây rối hoặc tấn công các học viên Pháp Luân Công.

Mọi người phải có trách nhiệm bảo vệ lương tri

Chị Cao Ức Đông, học viên Pháp Luân Công sống tại Anh, hàng năm đều ngồi tọa kháng nghị trước Sứ quán Trung Quốc. Chị nói:

Tuy bề ngoài chúng tôi ngồi đối diện Sứ quán Trung Quốc nhưng chúng tôi không đến vì Trung Quốc mà vì con người, để mọi người trên toàn thế giới hiểu được sự thật. Mục đích chính của chúng tôi là khơi dậy ý thức chính nghĩa của mọi người trên thế giới”.

Tháng 12/2015, trong Ngày Quốc tế Nhân quyền, anh Christian Goodchild người Anh đã tham gia ký tên kiện ông Giang Trạch Dân. Anh nói: “Tôi ủng hộ Pháp Luân Công. Chúng ta là người một nhà, chúng ta phải quan tâm đến nhau. Ý thức của chúng ta sẽ mang đến thay đổi. Khi chúng ta cùng đoàn kết có thể vượt qua mọi trở ngại”.

Ngày 6/3/2016, tại Ngày Lễ Đa nguyên Văn hóa tổ chức ở Vincent (Úc), ông Val Hold đã ký tên chống tội ác mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc. Ông nói: “Chúng ta phải cứu lấy tính mạng của quần thể người này (Pháp Luân Công), cũng như chúng ta phải nỗ lực cứu lấy lương tri con người.”

Ngày 7/5/2016 vừa qua, hàng trăm học viên Pháp Luân Công tại Sydney (Úc) đã tổ chức diễu hành tại trung tâm thành phố mừng Ngày Pháp Luân Công Thế giới 13/5. Một phụ nữ đến từ Trung Quốc Đại Lục vui mừng nói: “Lần đầu tôi được chứng kiến nhiều học viên Pháp Luân Công tập hợp cùng nhau như thế này, sau khi nói chuyện với một số người tôi cảm nhận thấy họ đúng là những người rất lương thiện. Tâm thái luôn hướng thượng của họ khiến tôi thực sự thích thú”.

Nếu như bạn bàng quan với tội ác ngày hôm nay thì ngày mai người bị hại có thể là chính bạn”, luật sư nổi tiếng David Matas người Canada đã nói.

Cả thập niên qua, vị luật sư cao tuổi này đã đi khắp nơi trên thế giới lên án tội ác mổ cướp nội tạng sống ở Trung Quốc Đại Lục, cho dù bản thân ông không tu luyện Pháp Luân Công. Ông nói:

Có người hỏi: Tại sao tôi phải quan tâm đến Pháp Luân Công? Họ có quan hệ gì với tôi?

Tôi trả lời: Sao bạn nghĩ thế? Chẳng lẽ chờ người ta mổ cướp nội tạng của bạn thì bạn mới lên tiếng? Đến lúc đó có kịp không?

Theo Đại Kỷ Nguyên

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

Ad will display in 09 seconds

Người sống thọ có 4 cái lười

Ad will display in 09 seconds

Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

    Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • Người sống thọ có 4 cái lười

    Người sống thọ có 4 cái lười

  • Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

    Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

    Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới