Tại sao ở Mỹ bạn sẽ không bao giờ cảm thấy cùng đường?

04/07/18, 07:50 Cuộc sống

Chưa từng đến Mỹ cũng đã biết nước Mỹ rất tốt, đến Mỹ rồi lại càng cảm thấy nước Mỹ rất rất tốt. Trong xã hội này, dù bạn gặp phải chuyện gì cũng rất ít khi cảm thấy cùng đường,…

Tại sao ở Mỹ bạn sẽ không bao giờ cảm thấy cùng đường?. (Ảnh: Internet)

Nếu như bạn mua một đôi giày và đã mang được hai tuần, bạn cảm thấy không vừa chân và muốn đổi lại, nhân viên ở đó sẽ cho bạn ba sự lựa chọn: Một là đổi một đôi khác cùng kiểu, hai là dùng số tiền đó mua một đôi giày khác tương ứng trong tiệm, ba là quản lý của cửa hàng sẽ quyết định hoàn lại tiền.

Chế độ trả hàng, hoàn tiền như vậy được xây dựng trên nền móng của một xã hội văn minh. Khi trình độ văn minh của một số người không đạt đến mức này, người đó không xứng đáng hưởng thụ chế độ như vậy. Để duy trì bất cứ một chế độ xã hội tốt đẹp nào, thì đều dựa vào tính tự kỷ luật, chứ không phải là pháp luật.

Nếu bạn bị một người nào đó đánh ở nơi công cộng, hung thủ thì đã chạy mất, bạn có thể yêu cầu chính phủ bồi thường cho mình. “Sao có thể như vậy được, đâu phải chính phủ phạm tội, có liên quan gì đến chính phủ chứ?” Nhưng luật sư người ở Mỹ nói với tôi rằng: “Chính phủ phải có trách nhiệm. Bởi vì có người phạm tội đã làm hại đến bạn, bạn bị thương phải đi khám bệnh, bạn bỏ lỡ công việc dẫn đến tổn thất, chính phủ đều phải bồi thường cho bạn những thứ đó”.

Chính phủ không phạm tội, chính phủ cũng là chống lại việc phạm tội mà? Nhưng đó là chúng ta chỉ nhìn thấy trách nhiệm bề mặt của chính phủ mà thôi. Chính phủ phải có trách nhiệm, không bảo vệ được công dân, tội phạm lại trốn mất, cái mà người Mỹ truy cứu chính là phần trách nhiệm của chính phủ.

Nếu bạn tự cho là mình đúng khi đánh người thì cũng như vậy mà thôi. Bỏ ra một số tiền lớn thuê luật sư thì cũng chỉ nhận được một bản cam kết sẽ bồi thường cho người bị hại, còn phải ngồi tù một ngày, làm công tác xã hội 100 giờ (lao động cải tạo), phạt tiền 2.000 đô la Mỹ.

“Tôi thừa nhận việc đánh người, nhưng tôi muốn xác nhận rằng tôi đánh hắn ta là quang minh chính đại, là tôi có lý, nói cách khác là do hắn ta đáng bị đánh”.

“Vậy anh không hiểu luật pháp của Mỹ rồi. Anh ta có đáng bị đánh hay không là một chuyện khác, không liên quan đến bản án này. Phiên tòa này chỉ muốn làm rõ anh có đánh người hay không thôi. Nếu như anh ta nợ tiền anh hoặc lừa gạt anh, khiến cho thể xác và tinh thần anh bị tổn thương, anh có thể nói với anh ta. Đó lại là một phiên tòa khác. Gặp chuyện phát sinh không thể tùy tiện phán xét, phải biết phân biệt nặng nhẹ, chồng nói chồng đúng, vợ nói vợ có lý, một là không giải quyết được gì, hai là tự tìm đường chết, chúng tôi luôn giải quyết những tranh chấp như thế đó”.

Nếu một người mẹ trong lúc bận rộn nhất thời hơi lơ là khiến con bà ta không may rơi xuống hồ bơi. Trong lúc người mẹ đó đang đau thương vô cùng thì lại nhận được lệnh gọi của tòa án về tội “lơ là nhiệm vụ”, bởi vì bà đã không hoàn thành tốt được nhiệm vụ của một người giám hộ nên phải đối mặt với án phạt. Lý do của quan tòa rất đơn giản: Do người mẹ thất trách mà làm mất đi một mạng người, đây là điều pháp luật không cho phép.

(Ảnh minh họa)

Xét về mặt ý nghĩa xã hội, khi người mẹ này bị phán quyết, pháp luật có tác dụng cảnh báo cho hàng nghìn hàng vạn bà mẹ khác rằng phải luôn tận tâm tận lực bảo vệ con mình. Xét về mặt tư tưởng triết học, khi bạn sinh ra một đứa trẻ, trước tiên là nó thuộc về bản thân nó. Nó có đầy đủ những quyền lợi khi sinh sống trong xã hội này. Cho dù bản thân nó có ý thức được hay không, cho dù nó có lớn lên hay không thì xã hội này cũng có rất nhiều bộ luật để bảo vệ nó.

Bảo vệ quyền lợi của trẻ em, bảo vệ sức khỏe cho người già, quan tâm yêu mến người yếu thế là trách nhiệm quan trọng và công việc chủ yếu của chính phủ các cấp Mỹ. Chính phủ bỏ ra khoản tiền khổng lồ để trả phí khám bệnh và chữa trị cho dân chúng, thuốc cũng được tặng và mang đến tận nhà, ngay cả mắt kính lão hay máy trợ thính dành cho người lãng tai cũng là dùng tiền của chính phủ, hơn nữa còn được đến “trung tâm sinh hoạt dành cho người già”, được hưởng những đãi ngộ cực tốt và sự bảo vệ đặc biệt của trung tâm.

Người phụ trách trung tâm dành cho người già phải kiểm tra hoàn cảnh sống của những cụ ông cụ bà, yêu cầu con cái rằng, bên giường phải có một chiếc điện thoại, khi nằm tay có thể với tới được, phòng ngủ phải có đèn ngủ, bên cạnh nhà tắm phải có tay vịn an toàn. “Chỉ biết không là chưa đủ, phải nói cho tôi nghe khi nào thì sửa chữa, tôi sẽ đến kiểm tra lại”. Việc nhỏ còn quan tâm chu đáo đến thế, huống hồ chi là những việc khác.

Bảo vệ quyền lợi của trẻ em, bảo vệ sức khỏe cho người già, quan tâm yêu mến người yếu thế là trách nhiệm quan trọng và công việc chủ yếu của chính phủ các cấp Mỹ. (Ảnh: Internet)

Nếu không có truyền thông đưa tin, chính phủ hoạt động bí mật sẽ chuyên chế hủ bại. Thế nhưng, chính phủ lại thường xuyên vì chống lại tội phạm mà phải bảo mật, đó là một lý do hoàn toàn thỏa đáng cho việc hoạt động bí mật. Ở Mỹ bạn chỉ cần bỏ ra mấy chục đô la để mua được một chiếc radio là có thể nhận được toàn bộ thông tin từ phía cảnh sát. Nếu là như vậy, chẳng phải tất cả bí mật của cảnh sát đều không còn gì sao?

“Họ cần có bí mật gì? Họ phục vụ cho chúng ta mà”.

“Vậy không phải là loạn hết cả sao?”

“Có gì mà loạn? Nếu như chỉ có cảnh sát mới biết được những thông tin này, thì khi bắt được tội phạm rồi, xử lý mọi chuyện xong xuôi mới thông báo với phóng viên chúng tôi đã có việc gì xảy ra thì mới là loạn đó. Khi ấy ai mà biết thật giả ra sao?”.

Một câu nói “họ phục vụ chúng ta mà” đã thổi bay tất cả những cái cớ để hoạt động trong bí mật. Bảo vệ xã hội và truy bắt tội phạm là trách nhiệm của chính quyền, phải làm thế nào khống chế quyền lực, gia tăng phòng bị cho các hoạt động bí mật ngay dưới tầm mắt của người dân là vấn để về kỹ thuật của bản thân bộ máy chính phủ cần phải giải quyết, còn việc chính phủ vì dân phục vụ lại là vấn đề về nguyên tắc.

Mỹ là một xã hội phân chia trách nhiệm từ trên xuống dưới, có được sự ủng hộ của nhân dân trong thành phố, bạn có thể làm thị trưởng, có được sự ủng hộ của cử tri của một bang, bạn mới có cơ hội làm thống đốc hoặc nghị viên; có được sự ủng hộ của cử tri cả nước, bạn mới có thể trở thành tổng thống. Đây chính là điểm khác biệt lớn nhất của xã hội Mỹ và xã hội Trung Quốc, chế độ của Mỹ giúp cử tri sống một cách ngay thẳng. Thái độ của người làm quan khi phục vụ nhân dân cũng không cần dạy hay đào tạo, bởi vì bản thân cử tri sẽ quyết định sinh mệnh của họ.

Loại phụ trách theo cấp này đôi khi cũng khiến người ta không thể tưởng tượng nổi.

Thành phố Hillsboro của San Francisco không có đèn đường, không có cửa hàng. Việc này ngay cả thống đốc và tổng thống cũng không còn cách nào khác. Người dân của thành phố này dựa vào đặc điểm địa lý và nhu cầu cuộc sống nên đã xin thông qua nghị quyết không lắp đèn đường, không mở cửa hàng.

Năm 2006, thống đốc bang California là Schwarzenegger không đồng ý xá tội tử hình cho người da đen Williams, cho dù quần chúng nhân dân và cả tổng thống cùng cầu xin, cuối cùng bản án vẫn được chấp hành. Mỹ vốn là một quốc gia với nguyên tắc tam quyền phân lập, quốc gia, bang, thành phố ban hành luật pháp với những quyền lợi và trách nhiệm riêng biệt.

Pháp luật của quốc gia lấy nguyên tắc là quyền con người, quản lý phương châm đối nội đối ngoại của chính phủ; luật pháp của bang lấy cơ sở từ tình người, xử lý những tranh chấp về dân sự hoặc hình sự; luật pháp của thành phố tôn trọng hoàn cảnh thực tế của người dân, duy trì những nét truyền thống đặc sắc.

Ba loại luật pháp này không có mối liên hệ trên dưới, mà là phân chia rạch ròi, rõ ràng như những tầng sinh vật dưới nước, tầng trên, tầng giữa, tầng trung không hỗ trợ cũng không làm phiền lẫn nhau. Nếu như gặp phải chuyện mâu thuẫn, ngược lại tính quyết định lại nằm ở tầng thấp nhất. Đạo lý này rất dễ hiểu, càng là pháp luật ở tầng thấp nhất thì càng gần gũi với xã hội phù hợp với ý nguyện của người dân, còn pháp luật cấp cao lại quá trừu tượng sẽ đánh mất đi tính khả thi.

Ngoài những khác biệt về chiều dọc của tam pháp, pháp luật của bang và pháp luật của thành phố theo chiều ngang cũng có sự phân biệt. Đây chính là lý do Mỹ không có Bộ Giáo dục, việc hôn nhân, giao thông, tô thuế, dân sự, hình sự của các bang lại có sự khác nhau. Nếu đổi lại là một quốc gia khác có thể đã rối loạn hết cả rồi, nhưng người Mỹ một là khẳng định nhân quyền, hai là thừa nhận tình người, ba là tôn trọng địa phương, những nguyên tắc này đã thỏa mãn mọi khía cạnh của các mối quan hệ, giúp cho chế độ tam quyền phân lập hoạt động một cách tốt nhất.

“Sách là một cái gương, nếu như đã là một con lừa ngu ngốc, thì đừng mong gương sẽ soi ra được một thánh nhân”. Nếu như chỉ ôm định kiến, sẽ không thể thừa nhận kinh nghiệm của người khác. Chế độ xã hội này được thiết lập ra hoàn toàn là để giải quyết những vấn đề có thể xảy ra trong cuộc sống. Cũng tức là, trong xã hội ấy, cho dù bạn gặp phải chuyện gì đi nữa cũng sẽ không cảm thấy rơi vào đường cùng, mà vẫn luôn có một con đường khác đang chờ đợi bạn. Ở Mỹ, có rất nhiều luật lệ xuyên quốc gia. Tôi nghĩ, đây có lẽ chính là lý do mà người tài, người bình thường hay người ngu ngốc đều muốn di cư sang Mỹ.

(Bài viết đứng trên lập trường và quan điểm của cá nhân người viết)

Tuệ Tâm, theo Secretchina

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng