Hơn 65 nghị sĩ Pháp ký đề xuất chống tội ác “mổ cướp nội tạng của ĐCSTQ”
Ngày 15/9, các nghị sĩ Pháp đã đệ trình lên quốc hội về tội ác mổ cướp nội tạng sống, buôn bán và cấy ghép bất hợp pháp của ĐCSTQ. Gần đây, 65 nghị sĩ đã cùng ký một đề án pháp lý nhằm ngăn chặn hành vi nêu trên.
Tính đến thời điểm hiện tại, nhiều nghị viên vẫn đang liên tục lên tiếng và đứng vào hàng ngũ ủng hộ dự luật. Trang web chính thức của Quốc hội Pháp đã công bố đề án số 3316 này vào mấy hôm trước, đề án tập trung vào tội ác cưỡng bức mổ cướp nội tạng của ĐCSTQ. Nội dung là: “Đảm bảo đạo đức hiến tạng”, và đề xuất sửa đổi các quy định y tế công cộng của Pháp, để giám sát các cá nhân người dân trong việc điều trị y tế, hoặc các cơ quan nghiên cứu tuân thủ đạo đức ghép tạng khi hợp tác với các nước không thuộc EU, để tránh tiếp tay cho tội ác của ĐCSTQ.
Nội dung đề án đề cập đến việc ở châu Âu đã quy định rất chặt chẽ hệ thống hiến và ghép tạng. Tại Pháp, phải mất khoảng 3 năm bệnh nhân mới có được nội tạng phù hợp để ghép, thời gian chờ đợi cũng tăng dần theo từng năm với tình trạng thiếu hụt nội tạng. Do đó, một số bệnh nhân giàu có ở Pháp đã ra nước ngoài để mua nội tạng phẫu thuật cấy ghép, hiện tượng này đã bắt đầu sớm vào những năm 1980.
Đề án chỉ ra rằng, họ phát hiện người Pháp sang Trung Quốc mua nội tạng nhiều nhất, và nguồn nội tạng ở Đại lục được điều tra là có từ việc mổ cướp nội tạng của tù nhân lương tâm. Theo luật pháp tại Pháp và quốc tế, hành vi này là tước bỏ “tự do và quyền được biết” của tù nhân lương tâm, vì ĐCSTQ cưỡng bức mổ cướp nội tạng mà không được sự đồng ý của họ.
Báo cáo khẳng định: Hành vi “mổ sống nội tạng của ĐCSTQ” – một tội ác tàn bạo đối với tù nhân lương tâm là sự thật.
Đề án nói rằng, tù nhân lương tâm chính ở Trung Quốc là các học viên Pháp Luân Công, giáo đồ Duy Ngô Nhĩ và tín đồ Cơ đốc giáo trong các nhà thờ tư gia.
Căn cứ theo quy định luật pháp của Pháp, việc hiến tạng phải dựa trên cơ sở tự nguyện và ẩn danh, trường hợp vi phạm sẽ phải chịu trừng phạt trước pháp luật với mức án 7 năm tù, cùng số tiền 100.000 Euro.
Kể từ năm 2006, David Kilgour – cựu Ngoại trưởng Châu Á – Thái Bình Dương và David Matas – một luật sư nhân quyền quốc tế đã tiến hành các cuộc điều tra. Ghi chép mới nhất năm 2016 cho biết, Trung Quốc thực hiện khoảng 90.000 ca cấy ghép nội tạng bất hợp pháp mỗi năm.
Theo liệt kê trong đề án, một bệnh viện ở thành phố Thiên Tân có từ 500 đến 700 giường bệnh “dành riêng” cho cấy ghép nội tạng, và tỷ lệ lấp đầy của nó là 100% đến 131%,
Có thông tin cho rằng, bệnh viện này thực hiện khoảng 4.000 đến 5.000 ca cấy ghép mỗi năm. Bên cạnh đó, Bộ Y tế ĐCSTQ đã chứng nhận ít nhất 146 bệnh viện đủ điều kiện để phẫu thuật cấy ghép. Tuy nhiên, số liệu chính thức mà chính quyền Trung Quốc đưa ra chỉ là 29.000 ca cấy ghép mỗi năm, điều này cho thấy họ đang cố tình che giấu sự thật.
Điều đáng ngạc nhiên nhất là bệnh nhân chỉ cần chờ trung bình 12 ngày đã có thể có được tạng thích hợp – thời gian ngắn bất thường so với thời gian chờ lấy tạng ở châu Âu là 3 năm.
Đề án chỉ ra rằng, “Rõ ràng đó là hành vi là mổ cướp nội tạng mà không có sự đồng ý trước, cũng tức là mổ cướp nội tạng từ người còn sống, điều này tạo thành sự đả kích và tổn hại cực kỳ nghiêm trọng lên quyền được sống, cũng như sự tôn nghiêm của con người”.
Đề án còn trích dẫn một báo cáo điều tra của Tòa án Trung Quốc (China Tribunal) – một tòa án nhân dân độc lập có trụ sở tại London – Anh, tổ chức này điều tra về nạn cưỡng bức mổ cướp nội tạng của ĐCSTQ.
Tổ chức tuyên bố rằng: “Hoạt động mổ cướp nội tạng sống đã tồn tại ở Trung Quốc hơn 20 năm nay”, “tội ác chống lại nhân loại của ĐCSTQ không còn nghi ngờ gì nữa, nó đã được chứng thực”.
Hiện tại, một số quốc gia bao gồm Tây Ban Nha, Ý, Israel và Đài Loan,…vv đã sửa đổi luật pháp quốc gia, để phòng công dân của họ vô tình tham gia vào những hành động tàn bạo phi nhân tính này của ĐCSTQ.
Trở thành đồng phạm của tội ác mà không hề hay biết.
Thế giới biết rằng, Trung Quốc là một trong những đối tác y tế và khoa học chính của Pháp trong hơn 20 năm qua. Do đó, không hề vô lý khi nghi ngờ rằng, Pháp đào tạo nên các bác sĩ cấy ghép của Trung Quốc, vì vậy họ đã trở thành đồng phạm của việc “thu hoạch nội tạng sống” mà không hề hay biết.
Đề án nhấn mạnh: “Đối với tội ác phản nhân loại trên của ĐCSTQ, cho đến nay Pháp vẫn chưa thông qua bất kỳ biện pháp xử phạt nào. Theo luật hiện hành của Pháp và Châu Âu thì không có bất kỳ ràng buộc chế tài nào, vì vậy Pháp cần sửa đổi luật pháp của quốc gia gấp”.
Đề án cũng đề cập đến việc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố: Hệ thống cấy ghép nội tạng của Trung Quốc là tuân theo đạo đức y tế và khoa học. Nhưng năm 2019, Văn phòng Ngoại giao Anh đã tiết lộ rằng, nguồn thông tin của WHO là do chính quyền Trung Quốc (ĐCSTQ) cung cấp. Tính độc lập và độ tin cậy của thông tin này khiến người ta không khỏi hoài nghi.
Đề án tiếp tục tiết lộ, hơn 10 bệnh viện lớn ở Pháp vẫn đang hợp tác chặt chẽ với các bệnh viện tại các thành phố lớn ở Đại lục. Đổi lại, Trung Quốc đã chi trả các khoản trợ cấp tài chính cho các cơ sở y tế của Pháp. Còn có thông tin tiết lộ rằng, ĐCSTQ đã thuê rất nhiều bác sĩ Pháp để đào tạo kỹ thuật cấy ghép tạng cho các bác sĩ Đại lục..
Cuối cùng, đề án còn đề xuất 6 quy định sửa đổi cụ thể, hy vọng sẽ nhận được sự quan tâm của các nhà lãnh đạo Pháp. Nếu các đề xuất có hiệu lực, đảm bảo sẽ lập tức chấm dứt hành vi tàn ác “mổ cướp nội tạng sống từ phía ĐCSTQ”.
Việt Anh (Theo SF)