Tác dụng chữa bệnh kỳ diệu của âm nhạc mang năng lượng thuần chính

26/08/21, 12:50 Cổ Học Tinh Hoa

Âm nhạc thuần chính có mang theo năng lượng tích cực đem lại tác dụng trị liệu rất to lớn. Bởi loại năng lượng thuần chính này có thể thanh trừ những thứ không tốt, nuôi dưỡng các tâm thái tích cực. Do đó người nghe được loại âm nhạc này thì sẽ có được lợi ích cả tâm lẫn thân, đạt hiệu quả chữa bệnh diệu kỳ. 

Âm nhạc thuần chính có mang theo năng lượng tích cực đem lại tác dụng trị liệu rất to lớn. (Ảnh qua Shutterstock).

Trong Thế Chiến II, các bệnh viện dã chiến của Quân đội Hoa Kỳ đầy thương binh. Vì thời tiết nắng nóng, muỗi và côn trùng vây đốt, lại thiếu thuốc men, nên tỷ lệ nhiễm trùng và tử vong sau phẫu thuật đều rất cao, các thương binh sa sút tinh thần. Trong hoàn cảnh đó, một bác sĩ đã chơi bản nhạc mà mọi người đều rất yêu thích. Những thương bệnh binh sau khi nghe nhạc thì tỷ lệ nhiễm trùng và tử vong đều giảm mạnh, hơn nữa vết thương sau phẫu thuật cũng lành nhanh hơn.

Năng lượng thuần chính của âm nhạc có thể trị liệu

Người Trung Hoa xưa từ lâu đã coi trọng khả năng chữa bệnh của âm nhạc. Chu Chấn Hanh, một danh y thời nhà Nguyên đã từng chỉ rõ rằng: “Nhạc cũng là thuốc”. Trong chữ Hán thì chữ Nhạc 樂 (âm nhạc), Dược 藥 (thuốc) và Liệu 療 (chữa trị) có cùng nguồn gốc, hình chữ của chúng trong chữ giáp cốt khá giống nhau.

Các tài liệu lịch sử của Trung Hoa xưa cũng ghi chép lại về việc điều trị bệnh thông qua âm nhạc, như trong sách “Lã Thị xuân thu – Cổ nhạc thiên” được viết vào năm 239 TCN, đã mô tả: “Xưa buổi đầu của họ Đào Đường, khí âm nhiều, đình trệ tích tụ, gân cốt co quắp không duỗi ra được, nên đã chế ra vũ đạo để khiến gân cốt của họ được vươn duỗi, khí huyết được lưu thông… Hoàng Đế lại ra lệnh Linh Luân và Vinh Thương đúc 12 chiếc chuông, để hòa Ngũ âm, và tấu nhạc Anh Thiều”. Lấy nhạc vũ để điều tiết bệnh co quắp gân cốt do khí uất.”

Trong sách “Thuyết uyển”, được viết vào năm 700 TCN, có ghi chép câu chuyện 5000 năm trước, bộ lạc nguyên thủy Miêu Phụ dùng nhạc khí chế từ ống trúc để chữa trị bệnh cho các bệnh nhân.

Một thi nhân nổi tiếng thời Đường, Bạch Cư Dị (772–846), đã viết một bài thơ về chữa lành bệnh bằng âm nhạc có câu: “Nhất thanh lai nhĩ lý, vạn sự ly tâm trung” (Một âm thanh lọt vào tai, vạn sự rời khỏi tâm).

Nguyên lý trị bệnh của âm nhạc thuần chính

Người Trung Hoa xưa tin rằng: “Muốn chữa khỏi bệnh thì phải tìm ra gốc rễ”. Từ “gốc” ở đây là chỉ âm và dương. Theo Đạo giáo, âm dương là quy luật vận hành của vũ trụ, là nguồn gốc của vạn vật, cũng là căn bản động lực sinh trưởng và tiêu vong của vạn vật trong giới tự nhiên. 

“Lã Thị xuân thu – Đại nhạc” có ghi chép rằng: Âm nhạc có nguồn gốc từ rất lâu đời. Nó sinh ra từ độ lượng, bắt nguồn từ Thái Nhất (tức Đạo). Thái nhất sinh ra Lưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh ra Âm dương… Nhạc là sự hòa hợp của trời đất, là sự điều hòa của âm dương”.

Vạn vật bắt đầu từ Thái Nhất, do âm dương biến hóa mà ra. Nó đối ứng với ngũ hành của trời, ngũ quý (5 mùa) của đất, và ứng với ngũ tạng của con người. Âm nhạc là vận dụng trật tự âm thanh có quy luật bên ngoài để điều hòa sự hài hòa âm dương của cơ thể con người, đạt được cân bằng âm dương, thuận ứng với trạng thái Thiên – Nhân hợp nhất của tự nhiên.

Trong “Hoàng Đế Nội Kinh Tố Vấn” có viết: “Trời có ngũ âm, người có ngũ tạng”. Người xưa nhận định rằng ngũ âm trong nhạc và trời, đất, thân thể, tâm có mối quan hệ khăng khít với nhau. Vì thế mà ngũ âm cùng với ngũ tạng cũng là tương thông với nhau. Do đó, người xưa đã phát triển thang âm ngũ cung, kết hợp năm bậc âm giai cổ: Cung, Thương, Giốc, Chủy, Vũ, tức là Do, Re, Mi, Sol, La trong âm nhạc phương Tây.

Cụ thể: giai điệu của Cung thì bình ổn nhu hòa, đối ứng với tạng Tỳ của con người. Giai điệu của Thương thì gấp gáp trong giòn, đối ứng với tạng Phế của con người. Giai điệu của Giốc thì thanh thoát du dương, đánh thức mọi sự sống trỗi dậy, đối ứng với tạng Can của con người. Giai điệu của Chủy thì sôi nổi về tình cảm, nhiệt tình hăng hái, đối ứng với tạng Tâm của con người. Giai điệu của Vũ thì êm đềm, nhẹ nhàng, sâu lắng, đối ứng với tạng Thận của con người. 

Bởi vậy, cổ nhân căn cứ vào từng loại chứng bệnh, căn cứ vào học thuyết ngũ hành mà lựa chọn loại âm nhạc thích hợp để đạt được hiệu quả dưỡng sinh tốt nhất.

Âm nhạc thuần chính và trang nhã quy chính nhân tâm

Khúc cổ cẩm có tựa đề “Dương xuân bạch tuyết”, do Sư Khoáng, một nhạc sĩ nổi tiếng trong thời Xuân Thu (771 đến 476 TCN) sáng tác, theo tương truyền đây vốn là khúc nhạc ngũ huyền cầm mà Thiên Đế sai các Tiên Tử diễn tấu. Sau khi liên thông được giai điệu, Sư Khoáng đã mô phỏng theo mà ghi chép lại. Theo sách nhạc phổ cổ cầm là “Thần kỳ mật phổ”, khúc “Dương xuân” có giai điệu của Cung, khúc “Bạch tuyết” có giai điệu của Thương.

Âm nhạc được sáng tác theo điệu Cung thường khá phong nhã, trang trọng. Ngược lại, âm nhạc điệu Thương thì nhẹ nhàng nhưng đầy sức sống, khí chất trữ tình, sâu lắng, lại chính trực, cương nghị. Khúc “Dương xuân” mang ý nghĩa không khí của mùa xuân, vạn vật đón xuân, gió hòa nhè nhẹ, thể hiện ân điển của Thượng Thiên đối với vạn vật. Còn khúc “Bạch tuyết” là lấy ý khí âm của mùa đông tuyết trắng lung linh cành trúc, cao khiết trang nghiêm, biểu đạt đức dày của Đất che chở vạn vật. Chỉ những người có tài đức, hòa hợp với trời đất mới có thể diễn tấu được. 

Các Thánh vương cổ đại sáng chế lễ nghi và âm nhạc hoàn toàn không phải là để thỏa mãn ham muốn, dục vọng thể xác của con người, mà là để xoa dịu và chữa lành, tẩy tịnh tâm hồn con người, bài trừ tạp niệm. Đức âm nhã nhạc, thể hiện sự tươi sáng, đẹp đẽ và ngập tràn tính linh thiêng, đó là biểu hiện của việc con người cầu mong sự phù hộ của Thần linh, ca ngợi và tạ ơn các vị Thần. Âm nhạc thuần chính khơi dậy bản tính lương thiện nguyên sơ tồn tại trong nội tâm của con người, từ đó quay trở về với chính Đạo làm người. 

Âm nhạc thấp kém, ủy mị làm tổn hại đến quốc gia và đạo đức con người

Âm nhạc nghịch tai ngược lại có thể gây xáo trộn và có hại. Một số loại âm nhạc hiện đại có kích thích quá mạnh đến các giác quan và cảm xúc của con người, vì thế mà phá vỡ sự cân bằng lục phủ ngũ tạng của thân thể. Nghe nhiều âm nhạc loại này sẽ ảnh hưởng đến thính giác và có tác dụng xấu đối với sức khỏe.

Om oss - Bagn Rock
Một số loại âm nhạc hiện đại có kích thích quá mạnh đến các giác quan và cảm xúc của con người làm phá vỡ sự cân bằng lục phủ ngũ tạng của thân thể. (Ảnh qua Yunkoo)

Thiên “Nhạc thư” trong sách “Sử ký” có ghi chép rằng:

Khi Linh Công trên đường đến thăm Tấn Bình Công, ở thượng du sông Bộc, Linh Công từ xa nghe thấy tiếng đàn tranh của ai gảy lên lúc nửa đêm. Tò mò, ông đã sai Sư Quyên học khúc nhạc này. 

Sau khi đến nước Tấn, Sư Quyên đã gảy khúc nhạc này cho Tấn Bình Công nghe. Vừa lúc đó, Sư Khoáng đã ấn tay xuống dây đàn ngăn Sư Quyên lại và nói: “Đây là âm nhạc vong quốc, không được diễn tấu tiếp nữa.” Rồi ông giải thích: “Khúc nhạc này mang âm tiết ủy mị do Sư Diên diễn tấu cho Trụ Vương nghe. Sau khi Võ Vương chinh phạt Trụ Vương, Sư Diên chạy về phía Đông, rồi tự lao mình xuống sông Bộc. Quốc gia nào nghe khúc nhạc này thì sẽ bị suy yếu”.

Nhưng Tấn Bình Công khi đó không chịu nghe lời khuyên răn, còn ra lệnh cho Sư Khoáng hãy chơi khúc nhạc nào bi thương hơn cả khúc nhạc này. Sư Khoáng vội vàng ngăn lại, khẩn xin nhà vua đừng nghe những bản nhạc u sầu như vậy. Nhưng Tấn Bình Công vẫn khăng khăng muốn nghe.

Sư Khoáng tấu khúc nhạc bi thương lượt thứ nhất, có 16 con thiên nga đen tập trung trước cửa sảnh; tấu lượt thứ hai, đám thiên nga đen vươn cổ kêu rống rồi vỗ cánh bay loạn xạ. Tấn Bình Công lúc đó lại cảm thấy vô cùng thích thú, nên lệnh cho Sư Khoáng hãy tấu bản nhạc u sầu hơn nữa. 

Sư Khoáng lại khuyên Tấn Bình Công chớ nghe thêm, nhưng ông ta nhất quyết theo ý mình, cho rằng tuổi tác cũng đã cao, nghe những khúc nhạc mà bản thân yêu thích cũng chẳng sao cả. Sư Khoáng không còn cách nào khác, đành phải chiều theo ý vua mà diễn tấu khúc nhạc bi thương hơn.

Lúc này mây đen từ chân trời phía Tây Bắc nổi lên, gió lớn kèm mưa to đổ xuống. Gió thổi mạnh làm bay hết ngói trên mái nhà, các quan lại trọng triều hốt hoảng tháo chạy tìm nơi trú thân. Tấn Bình Công lúc này cảm thấy vô cùng kinh sợ, vội vàng bỏ trốn vào trong. Sau đó, nước Tấn xảy ra trận hạn hán nghiêm trọng, ba năm cỏ cũng không mọc được.

Âm nhạc thuần chính có thể nuôi dưỡng tâm hồn con người, nuôi dưỡng khát vọng cao xa, giúp con người hướng thiện, kéo dài sinh mệnh. Ở phạm vi rộng lớn, còn có thể giúp cai trị đất nước, giáo hóa dân chúng, đem lại thái bình và thịnh vượng cho quốc gia. 

Ngược lại, âm nhạc loạn thế thấp kém ủy mị, dục vọng mãnh liệt, khiến tình cảm và chí hướng con người rối loạn, sa sút, phóng túng dục vọng, làm tổn hại thân thể con người, hơn nữa còn có thể làm bại hoại quốc gia. Ví như nhạc rock and roll đương đại với âm thanh ầm ĩ, thanh âm hỗn loạn, dẫn con người theo cuộc sống buông thả, kích thích dục vọng, khiến sinh mệnh bị khống chế bởi những thứ suy đồi. Thế nên, rất nhiều nhạc công rock and roll nghiện ma túy, loạn luân và chết trẻ.

Khi con người tránh xa tà ác, xua tan tạp niệm, biết quý trọng và thừa hưởng âm nhạc mà thần ban tặng với thái độ nhân hậu, cởi mở, ngay thẳng và ôn hòa thì thân tâm của con người và vạn vật có thể ngày càng hài hòa, tươi đẹp, càng dễ dàng thấu hiểu cảnh giới “thiên nhân hợp nhất”! 

An Nhiên (Theo Vision Times)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng