Sự ứng nghiệm và biến đổi của những lời tiên tri trong “Kinh Thánh” và “Thôi Bối Đồ” (P.7)
Trong những phần trước, chúng ta đã dùng thiên tượng chính xác để triển hiện ra những tiên đoán bí ẩn trong ‘Kinh Thánh – Khải Huyền’ về “Xứ nữ sinh con”, “Satan bị thương” và giải mã bí ẩn về diễn biến của “rồng, thú, đầu và sừng”, chỉ ra những sai lầm và khôi phục lại diện mạo chân chính của lịch sử, vốn dĩ ‘Kinh Thánh – Cựu Ước’ đã tiên tri về đấng Messiah là 69 lần 7, được chỉ chính xác vào năm 1999. Những lời tiên tri này cùng với những tác phẩm tiên tri kinh điển như ‘Thôi bối đồ’ đều đi đến cùng một đích như trăm sông đổ về một biển: Đều tập trung chỉ về Trung Quốc ngày nay.
Xem đầy đủ các bài viết tại đây
19. ‘Cựu ước’ bảy bảy, Cứu Thế Chủ duy nhất
19.1 Ẩn đố số, hoán đổi và giải mã
‘Sách Daniel’ có ghi “7 lần 7” và “62 lần 7”, muốn phá giải bí ẩn này thì cần phải đảo lộn trình tự một chút, vì 62 lần 7 là 434 năm, nhưng cuộc đời của Cứu Thế Chủ trong hình hài “con người” không thể dài như vậy, cho nên cần đổi vị trí để phá giải câu đố, lấy “7 lần 7” là 49 năm làm hai điểm thời gian mấu chốt xác định Đấng Messiah.
Phép hoán đổi vị trí rất phổ biến trong việc giải mã các lời tiên tri, ví như “hai bốn tám, ba bảy chín” trong lời tiên tri ‘Kim Lăng tháp bi văn’ ở phần trước, được hiểu là “sáu tám” và “ba chín bảy”, ba số 9 và một số 7, đề cập đến tháng 7/1999. Theo Hán lịch là mùng 8/6, đối ứng với dương lịch là ngày 20/7/1999, trên nhân gian đúng hạn ứng nghiệm.
19.2 Bí ẩn “7 lần 7” trong ‘Cựu ước’
Việc giải khai thiên cơ “69 lần 7” ở trên chỉ là phần mở đầu để phá giải câu đố. ‘Cựu Ước – Sách Daniel’: “Dan 9:25 khi ngươi biết, khi ngươi minh bạch, từ lệnh xây dựng lại Jerusalem, cho đến khi vị cứu tinh vĩ đại Messiah xuất hiện, thì phải có 7 lần 7 và 62 lần 7.”
Vậy “7 lần 7” là có ý gì? Nó chỉ năm mà Đấng Messiah được sinh ra. Như đã giải thích trong phần trước, lời tiên tri của Sách Daniel bắt đầu với việc tái thiết thành Jerusalem (năm 1517), 69 lần 7 là năm 1999, thời điểm đấng Messiah và đoàn thể tu luyện của ngài gặp đại kiếp nạn. Còn vế phía trước 7 lần 7, năm thứ 49, là vào năm 1951, Đấng Messiah được sinh ra trên trái đất.
19.3 Tiên đoán trong ‘Thôi bối đồ’ và ‘Cựu ước’ kết hợp
‘Kinh thánh’ tiên đoán rằng Đấng Messiah ra đời vào năm 1951, và hình thứ 48 trong Kim phê bản ‘Thôi bối đồ’ là khớp với nhau.
“Thủy hỏa ký tế nhân dân khổ”: Quẻ tên “thủy hỏa ký tế”, trên nước dưới lửa thì gọi là “ký tế”, có nghĩa là được cả danh và lợi, nhưng những ngày tháng tốt đẹp không kéo dài. Cuộc bức hại Pháp Luân Công chính là ứng với lời tiên tri này, rất nhiều người coi cuộc vận động này như con đường tắt để thăng quan phát tài, nhìn bề ngoài thì tỏ ra rất thành công, ví như lấy Chu Vĩnh Khang và Bạc Hy Lai làm đại diện cho băng đảng tham nhũng độc tài của Giang Trạch Dân, họ đều dựa vào cuộc bức hại Pháp Luân Công, và trung thành với Giang Trạch Dân mà leo lên nấc thang quyền lực một cách nhanh chóng. Nhưng cuối cùng đều bị thanh trừng, đó là do quả báo.
“Thủ trì kim qua bất sát tặc” (Tay cầm lưỡi mác không giết tặc): Công an, kiểm sát, tư pháp, quân đội là những cơ quan đặc biết nắm giữ bàn tay sắt của quốc gia nhưng không đi bắt người xấu, tham quan, mà lại chuyên môn đi hãm hại những người dân lương thiện tu luyện Pháp Luân Công.
“Ngũ thập niên trung nhất tương thần” (Năm mươi năm bên trong một tướng thần): “Ngũ thập niên trung nhất” (Năm mươi năm bên trong một) là đố chữ, 50+1=51, chỉ năm 1951 xuất hiện một người có lực lượng ngưng tụ khá lớn, ý chỉ Thánh Nhân nghìn năm chờ đợi, sinh vào năm 1951.
Nhắc lại hình 41 trong ‘Thôi bối đồ’ Kim phê bản có viết: “Cửu thập cửu niên thành đại thác” (năm 99 thành sai lầm lớn), ý chỉ năm 1999, và “Ngũ thập niên trung nhất” ở trên là chỉ năm 1951, trước sau khớp với nhau, đều chỉ thời gian của dương lịch.
“Thanh thanh thảo tự điền gian xuất” (xanh xanh cỏ từ đồng ruộng ra): Phần trước đã có nói qua “thảo” (cỏ) là chỉ quần chúng học Pháp Luân Công, ngụ ý những người này đang phản lại cuộc bức hại, truyền rộng chân tướng, bản thân việc đó chính là cứu thế nhân vào ngày tận kiếp.
Quẻ “đồng nhân”, là chỉ hai người đồng tâm hợp tác ăn ý với nhau. Hình ảnh mô tả con rồng và con rắn, hai con này đang bí mật thỏa thuận với nhau, chứ không phải đánh nhau. Hình ảnh này trùng khớp với rồng và rắn được tiên đoán trong ‘Tân ước’ dưới đây.
20. Đại kiếp năm 1999 trong ‘Tân ước – Khải huyền’
20.1 Rồng rắn là một
Bên trong ‘Kinh Thánh – Tân ước – Khải huyền’ tiên đoán:
“Rev12:3 Trên trời lại hiện ra dị tượng, có một con rồng lớn màu đỏ có bảy đầu và mười sừng, trên bảy đầu có bảy vương miện.”
“Rev12:4 Đuôi của nó kéo theo một phần ba ngôi sao trên bầu trời rơi xuống đất. Con rồng đứng trước mặt người phụ nữ sắp sinh, nó đợi sau khi cô ấy sinh ra, nó sẽ nuốt chửng đứa con của cô ấy ”.
“Rev12:9 Con rồng lớn chính là con rắn cổ đại, tên của nó là ma quỷ, và Satan, kẻ gây mê hoặc khắp thiên hạ. Nó bị ném xuống đất, sứ giả của nó cũng bị ném xuống cùng với nó.”
Có thể thấy, con rồng và rắn là một, chính là con rồng đỏ hung ác trên trời, bị đánh bại trong trận chiến Thượng giới, rơi xuống đất xưng vương xưng bá, biến thành con rắn cổ hại người. Căn cứ vào việc giải mã các dự ngôn ở phần trước như “Xứ nữ sinh con”, “Rồng Thú sừng đầu” thì rồng và rắn đều chỉ ĐCSTQ.
20.2 ‘Cựu ước’ và ‘Tân ước’ nhất trí với nhau
‘Tân ước – Khải huyền’: “Rev13: 1 Ta lại thấy một con thú khác từ biển bay lên. Nó có bảy đầu và mười sừng. Trên mười sừng, nó đội mười vương miện. Trên bảy đầu có một tên khinh nhờn.” (Phần 5 đã giải mã).
“Rev13: 2 Con thú mà ta thấy có hình dạng giống con báo, chân nó giống gấu và miệng nó giống sư tử. Con rồng đã ban cho nó sức mạnh, chỗ ngồi và quyền hành to lớn của nó.”
Trong phần 5 đã phân tích dị tượng bốn con thú “sư tử, gấu, báo và con thú có 10 sừng” trong ‘Cựu Ước-sách Daniel’. “Con thú có 10 sừng” trong ‘Tân ước’ kết hợp sự tàn bạo của ba con thú phía trước trong ‘Cựu ước’ (miệng sư tử, chân gấu và thân báo) chính là đề cập đến cuộc đàn áp của bè lũ Giang Trạch Dân, là hậu quả của tội ác lịch sử.
20.3 Bức hại năm 1999, ba 6 bước lên vũ đài
“Rev13:16 Nó lại gọi chúng dân, vô luận lớn nhỏ giàu nghèo, tự chủ hay nô lệ, đều nhận được một ấn ký trên tay phải hoặc trên trán của họ.”
Cuộc bức hại của ĐCSTQ là dựa trên kinh nghiệm của các cuộc đấu tranh chính trị trước đây, mục đích là để thanh tẩy: “Người người tỏ thái độ, từng cá nhân vượt quan”.
ĐCSTQ muốn điều khiển mọi người trong các cơ quan thể chế khác nhau trong hệ thống, và tất cả họ phải công khai ủng hộ việc đàn áp. Hễ người ta giơ tay ủng hộ thì ở không gian khác liền bị Satan đánh lên người một ấn ký. Người tuyên thệ gia nhập đảng, đoàn, đội của ĐCSTQ , thì lúc giờ tay tuyên thệ cũng bị ấn ký thú. Công an, kiểm sát, tư pháp, quân đội, trên đầu đội mũ có huy hiệu thì trên trán cũng có ấn ký thú của nó. Sự duy trì ủng hộ của những người này đã tạo thành một cơ sở cường đại vững chắc cho ĐCSTQ.
“Rev13: 17 Ngoại trừ ấn ký thì bất cứ ai có tên của con thú hoặc số của tên con thú sẽ không được mua bán.”
Những ai không tán thành với cuộc bức hại của ĐCSTQ thì liền bị tạm thời cách chức, gạch tên, cắt đứt nguồn kinh tế. Chính sách của ĐCSTQ đối với Pháp Luân Công là “vắt kiệt tài chính, bôi xấu danh dự (dùng phương thức tung tin đồn thất thiệt), hủy hoại thân thể (giam cầm, bỏ tù, cực hình, sau đó thì hành hạ đến chết)”.
“Rev13: 18 Ở đây có trí tuệ. Phàm là người có trí tuệ đều có thể đếm được số lượng thú, bởi vì đây là số lượng người. Số lượng của nó là 666.”
“666”: chữ “共” (cộng) trong từ 共产党 (cộng sản đảng) có 6 nét bút; chữ “產” (sản) giản thể là “产” (sản) có 6 nét bút; kẻ thủ ác thao túng ĐCSTQ là Giang Trạch Dân (江泽民), chữ “江” (Giang) cũng có 6 nét bút.
21. Biểu hiện tại nhân gian mê hoặc con người
Bên trên đã nói, rằng mọi việc đều là định số của trời cao, nhân gian chỉ là thuận theo định số này mà diễn nghĩa lịch sử. Thiên nhân hợp nhất, biểu hiện tại nhân gian cũng phải phù hợp với nhân quả của nhân gian.
21.1 Bình định lập lại trật tự, khí công trải đường, chính Pháp truyền ra
ĐCSTQ thực hiện “Cách mạng Văn hóa”, phá tứ cựu, lấy vô Thần luận để tiêu diệt các tôn giáo nhân gian và tín ngưỡng đối với Thần, nhưng thực tế thì đã hoàn toàn thất bại. Kết thúc cách mạng văn hóa, Đặng Tiểu Bình định lập lại trật tự, buông lỏng đối với việc khống chế tín ngưỡng, cùng với việc các tôn giáo nhân gian khôi phục thì khí công rèn luyện sức khỏe đã trở nên phổ biến ở Trung Quốc Đại Lục. Lúc ấy các khí công sư chính đạo đã biểu thị rằng khí công truyền ra là để trải đường cho Đại Đạo Chính Pháp.
Năm 1992, Pháp Luân Đại Pháp (Pháp Luân Công) lấy hình thức khí công để truyền ra, nhanh chóng truyền khắp Trung Hoa, năm bộ công pháp đơn giản dễ học, tín ngưỡng “Chân, Thiện, Nhẫn” đi sâu vào lòng người.
Người tu luyện chẳng những cấp tốc khôi phục thân thể khỏe mạnh, mà đạo đức cũng theo đó thăng hoa lên, thể xác tinh thần đều được tịnh hóa. Người tốt việc tốt liên tiếp xuất hiện, lúc ấy rất nhiều phương tiện truyền thông ở Đại Lục đều có những báo cáo chính diện, tích cực.
21.2 ĐCSTQ sợ hãi, khủng bố trấn áp
Bởi vì hiệu quả trị bệnh khỏe thân phi thường rõ, nên tốc độ phát triển của Pháp Luân Công trong nước rất nhanh, ảnh hưởng ngày càng mở rộng. Tháng 3/1995 Pháp Luân Công bắt đầu truyền ra hải ngoại. Năm 1998, theo báo cáo của báo chí thì trong nước có hơn 100 triệu người đang luyện Pháp Luân Công.
ĐCSTQ tà ác chính là sợ quần chúng có nhiều người nhân tâm ngay chính, sợ nhân dân có tín ngưỡng, nguy hiểm đến sự thống trị của chúng.
Năm 1997, La Cán – bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương, đã ra lệnh cho Bộ Công an tiến hành một cuộc điều tra nội bộ về Pháp Luân Công, và thu thập bằng chứng phạm tội của Pháp Luân Công. Kết quả điều tra của công an chẳng những không có phát hiện bất cứ vấn đề gì, mà rất nhiều công an và gia đình của họ còn bắt đầu học Pháp Luân Công.
Năm 1998, Kiều Thạch – cựu Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn Quốc đã nghỉ hưu, cũng viết một báo cáo điều tra gửi đến trung ương Đảng nói rằng: “Pháp Luân Công đối với đất nước có trăm điều lợi mà không có một điều hại nào.” Phó Chủ tịch đương nhiệm Hồ Cẩm Đào, Thủ tướng Chu Dung Cơ, Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Ngụy Kiến Hưng, và Chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc Lý Thụy Hoàn cũng đều ủng hộ Pháp Luân Công.
La Cán tại sao phải tìm cách hãm hại Pháp Luân Công? Nếu không làm được việc lớn để chứng tỏ giá trị của mình, ông ta sẽ không thể đứng vào hàng ngũ lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ (ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, đến tuổi nghỉ hưu muộn) và ông ta sẽ phải nghỉ hưu. Cho nên ông ta muốn làm một việc lớn để tiếp tục leo lên trên.
Năm 1998, La Cán trong Bộ Công an đã vu khống cho Pháp Luân Công là một “tà giáo”, và ra lệnh vơ vét chứng cứ một lần nữa. Kết quả là, cảnh sát ở một số khu vực bắt đầu phá hủy các điểm luyện công của Pháp Luân Công, giải tán các học viên, và thậm chí phạt tiền, thanh tra và tịch thu tài sản, sự việc trở nên ngày càng nghiêm trọng.
Đến ngày 23/4/1999, chính quyền thành phố Thiên Tân đã giải tán và bắt giữ các học viên Pháp Luân Công, sau đó chỉ điểm cho học viên Pháp Luân Công đến chính quyền trung ương để phản ánh vấn đề.
Vào sáng sớm ngày 25/4, La Cán bày mưu đặt kế cho cảnh sát dẫn dắt quần chúng thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công đứng thành nửa vòng tròn xung quanh Trung Nam Hải, vu khống rằng “Pháp Luân Công bao vây tấn công chính quyền trung ương”, chủ ý làm Giang Trạch Dân nổi giận.
Sáng ngày 25/4, Giang Trạch Dân không biết chút nào về sự tình này đã thực sự sửng sốt. La Cán muốn thông qua việc làm lớn sự tình này để “tăng giá trị” bản thân, Giang Trạch Dân cảm thấy vương vị khó giữ, nên muốn thông qua vận động chính trị, bồi dưỡng vây cánh để nắm chắc quyền lực, dựng nên “tấm bia to” với lý do cứu vãn ĐCSTQ, cả hai ăn nhịp với nhau.
Sau đó, Giang đã triệu tập ủy ban thường ủy để kêu gọi bài trừ Pháp Luân Công, thì nhận được kết quả bỏ phiếu của bảy ủy ban thường ủy như sau: Chu Dung Cơ, Hồ Cẩm Đào, Lý Thụy Hoàn, Ủy Kiện Hành, Lý Lam Thanh phản đối, Lý Bằng bỏ phiếu trắng. Giang Trạch Dân mất hết thể diện, liền qua mặt Ban Thường ủy, tự mình bắt Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương phục tùng, đồng thời phân phát “Thư gửi Bộ Chính trị’” cho các cấp tổ chức đảng trên toàn quốc, buộc phải học tập, quán triệt ý chí bài trừ Pháp Luân Công.
Lúc này La Cán xuất chiêu dở trò. Ông ta xúi giục Triệu Trí Chân, giám đốc Đài truyền hình Vũ Hán, quay một bộ phim truyền hình có nội dung ác ý vu oan cho Pháp Luân Công (gọi tắt là “Vũ Hán đài triệu phiến”), sử dụng các môn khí công khác, môn phái mê tín, phản động, thậm chí là bệnh tâm thần và các sự kiện ác tính khác trong xã hội, đều vu oan cho học viên Pháp Luân Công.
Bộ phim liệt kê một cách điên dại về các chứng cứ giả kéo dài đến 6 giờ. “Vũ Hán đài triệu phiến” được chiếu tại cuộc họp lãnh đạo trung ương, có vai trò quyết định, mê hoặc tất cả mọi người, khiến các thành viên ban thường ủy ủng hộ Pháp Luân Công không dám phát biểu. Có như vậy, ý nguyện hãm hại độc tài của Giang Trạch Dân mới có thể quán triệt áp dụng.
Trên làm dưới theo, cả nước các nơi đều có người góp gió, đem các sai lầm của các đoàn thể khí công khác, những bản án tàn ác khác không có chút nào liên quan đến, các ca bệnh, điều vu oan cho Pháp Luân Công, tạo thành cái gọi là “1400 trường hợp Pháp Luân Công”.
Trong các cuộc vận động chính trị trước đây của ĐCSTQ, cấp dưới đều thành tâm cống hiến sức lực theo cách này để được thăng quan tiến chức, cấp trên cũng dùng cách này để bức hại người dân, tấn công những người bất đồng chính kiến và tạo vây cánh.
Năm 2003, khi Giang Trạch Dân mở rộng nhiệm kỳ tiếp theo của Ban Thường ủy lên 9 người, ông ta cũng cài La Cán vào, chủ chốt là người của ông ta, còn ông ta trở thành hoàng đế có thực quyền ở hậu trường. Sự việc này ứng nghiệm giai đoạn mười sừng và mười vị vua (9 ủy viên Ban Thường vụ cộng với 1 đại vương Giang) được tiên tri tại ‘Cựu ước’, ‘Tân ước’ trong ’Kinh thánh’.
Tử Vi
Theo epochtimes.com