Nguồn gốc “hoàng tộc” của câu ca dao: “Gió đưa cây cải về trời, rau răm ở lại chịu lời đắng cay”

24/04/17, 09:20 Tri thức

“Gió đưa cây cải về trời. Rau răm ở lại chịu lời đắng cay”. Đây là một câu ca dao hay cả về ý lẫn lời, có tính triết lí rất cao và cho thấy quan điểm sống của cả giai đoạn dài. Tuy nhiên, hiện nay lại lưu truyền nhiều giải thích khác nhau, vậy ý nghĩa thực sự của câu ca dao này là gì.

“Gió đưa cây cải về trời. Rau răm ở lại chịu lời đắng cay”. (Ảnh: Vitalk)

Câu chuyện lịch sử gắn liền với câu ca dao?

Khi hỏi về nguồn gốc và xuất xứ của hai câu ca dao trên, người ta hay kể về 1 câu chuyện được cho là từng xảy ra ở Côn Đảo, với chứng tích là 1 ngôi miếu mà các hướng dẫn viên du lịch ở đây nói rằng nó được xây để thờ một người vợ của vua Gia Long, người phụ nữ có tên Lê Thị Răm.

Đó là vào năm 1783, sau khi bị quân Tây Sơn truy đuổi gắt gao, Nguyễn Ánh mang cả vợ con và đoàn tùy tùng của mình chạy ra đảo Côn Sơn (Côn Đảo). Để chống trả Tây Sơn, Nguyễn Ánh dự định gửi con cả là Hoàng tử Cảnh sang Pháp cầu viện thông qua Giám mục Bá Đa Lộc. Bà khuyên Nguyễn Ánh không nên làm việc “cõng rắn cắn gà nhà” này.

Nguyễn Ánh chẳng những không nghe lời khuyên của bà mà còn tức giận, nghi bà thông đồng với Tây Sơn, nên định giết bà. Nhưng nhờ quân sĩ can xin, nên Nguyễn Ánh nhốt bà vào một hang đá trên đảo. Ít lâu sau Nguyễn Ánh rời Côn Sơn, có một hoàng tử tên là Cải, còn có tên là hoàng tử Hội An, con của bà Răm, lúc đó mới 4 tuổi, đòi mẹ đi theo cùng.

Trong cơn tức giận, cho rằng con trai mình cũng là dòng phản phúc, Nguyễn Ánh đã ném con xuống biển. Xác hoàng tử trôi dạt vào bãi biển Cỏ Ông, được dân làng mang chôn cất tử tế. Bà Phi Yến sau đó được một con vượn và một con hổ cứu ra khỏi hang, và về chung sống với dân làng. Một lần, sau khi bị kẻ xấu xúc phạm, bà đã tự tử để thủ tiết với chồng…

Tuy nhiên, một số người cho rằng câu chuyện này có nhiều chi tiết không hợp lý. Như  tác giả Lê Thanh Long cho biết, theo sách Nguyễn Phúc Tộc thế phả, Nguyễn Ánh có tất cả 21 bà vợ,18 hoàng tử và 18 hoàng nữ, nhưng không thấy có ai là Răm hay Cải (Hội An). Trong thời gian bôn tẩu, Nguyễn Ánh chưa ban tên thụy cho một ai, vì lý do đơn giản là ông chưa phải là vua, vì thế không thể có chuyện ông ban tên thụy là Phi Yến cho bà Răm được.

Một điều quan trong nữa là, tác giả Đinh Văn Hạnh, Giám đốc Sở Văn hóa Thông tin – Bà Rịa Vũng Tàu, trên một bài viết đã chứng minh rằng: Nguyễn Ánh chưa bao giờ đặt chân đến Côn Đảo, mặc dù sự kiện Nguyễn Ánh đến tá túc tại Côn Đảo đã được các nhà viết sử nhà Nguyễn chép lại, nhưng lại ghi thêm là “chỉ nghe kể chép lại”.

“…Sự nhầm lẫn của các sử gia triều Nguyễn, chép lại quá trình bôn ba của Nguyễn Ánh đã được sử gia người Pháp Ch. Maybon đính chính rất rõ ràng trong cuốn Histoire moderne du d’ Annam, 1582 – 1820 (Pái. Plon, 1919), rằng đảo Côn Lôn vốn chỉ được “nghe kể chép lại” trong “Đại Nam thực lục” chính là đảo Cổ Long (Koh Kong), một hòn đảo nhỏ nằm phía biển Campuchia, gần vùng biển Hà Tiên – Phú Quốc, chứ không phải đảo Côn Lôn – Côn Đảo, mà mọi người đã biết.

Đây chỉ là sự lầm lẫn, khi chuyển chữ Koh Kong sang Hán tự. Trong gần 10 năm bị Tây Sơn truy lùng gắt gao nhất, Nguyễn Ánh chưa từng và cũng không đủ sức chạy ra Côn Đảo. Nguyễn Ánh lên làm vua và cho đến khi qua đời mà chưa một lần đến Côn Đảo”, bài viết cho biết.

Như vậy, Nguyễn Ánh không có ai là vợ tên Lê Thị Răm, cũng không có con là hoàng tử Cải, quan trọng nhất là ông chưa từng đặt chân đến Côn Đảo. Câu chuyện có liên quan đến sự kiện lịch sử ở trên có thể là không có thật. Đền thờ bà Phi Yến, tương truyền là đền thờ một vị thần của Côn Đảo, được dựng và thờ phụng từ nhiều năm trước đó. Những năm gần đây, người ta vẫn cho rằng nơi đó là đền thờ bà Phi Yến và quên đi giá trị thật của ngôi đền.

Cũng theo ông Lê Thanh Phong, câu ca dao: “Gió đưa cây cải về trời. Rau răm ở lại chịu lời đắng cay” chỉ là bản thứ hai, sau này mới có. Câu ca dao nguyên bản là câu:

“Gió đưa cây cải về trời
Rau răm ở lại chịu đời đắng cay”.

Hai câu chỉ khác nhau mỗi một từ là “lời” và “đời”, nhưng khác hẳn nhau về ý nghĩa. Vậy cái triết lí ở đằng sau câu ca dao này là gì? Ông cha ta muốn gửi gắm vào câu ca dao này quan điểm, nhân sinh quan gì đây?

2. Tính triết lý và ý nghĩa sâu xa của câu ca dao

Người xưa quan niệm rằng, sống ở đời là khổ, chỉ khi về với Cõi Trời hay Thiên đàng thì mới được giải thoát. (Ảnh: YouTube)

Rau “cải” là món ăn dân dã, có vị “đắng” khi xào hay luộc, và có vị “cay” khi ăn sống. Rau “răm” cũng là món rau gia vị vừa “cay”, vừa “đắng”, không thể thiếu trong nhiều món ăn như trứng vịt lộn, canh hến, canh ngao, canh cá… Hai rau này, tuy khác loại, nhưng đều có vị “đắng” và “cay”.

Trong câu ca dao trên, “cây cải” và “rau răm” tượng trưng cho con người trong xã hội, đều có cùng cảnh ngộ.

Đạo Phật quan niệm rằng, sau khi chết linh hồn con người lương thiện sẽ được về Cõi Cực Lạc, cõi Niết Bàn, vĩnh viễn ở đó không còn phải khổ. Cõi Cực Lạc của Đạo Phật cũng giống như Thiên đàng của Đạo Thiên Chúa, đều chỉ thế giới bên kia không có khổ đau, chỉ toàn phúc lành, an lạc.

Thế nên “Gió đưa cây cải về trời” là chỉ người đã chết và tạm thời rời khỏi trần thế. Người xưa cho rằng, trong hai vợ chồng hay hai người bạn, một người chết, coi như là được giải thoát khỏi kiếp người, giải thoát khỏi bể khổ, và hy vọng được trở về với cõi vĩnh hằng, Cõi Trời, Thiên Đàng. Còn người ở lại – “Rau răm” thì vẫn phải sống một cuộc đời khổ cực, “đắng cay” như xưa, vậy nên mới nói “Rau răm ở lại chịu đời đắng cay”.

Người ta phân biệt sự khác nhau giữa tục ngữ và ca dao ở chỗ: Tục ngữ thiên về lí trí, cung cấp cho người nghe những triết lí, tri thức dân gian, ca dao thiên về tình cảm, có nội dung trữ tình dân gian. Riêng câu ca dao này lại có tính triết lí sâu xa thể hiện quan điểm sống của người xưa trong cả một giai đoạn dài: 

Cõi đời là cõi tạm”, con người sẽ phải trả lại cho trần gian tất cả những gì đã tạm vay mượn lúc sinh thời: tiền bạc, công danh, phú quý cùng mọi vui buồn, sướng khổ, và điều duy nhất ta có thể mang theo cũng chính là những gì ta đã mang vào đời lúc được sinh ra, đó là đức và nghiệp.

Hai thứ đức và nghiệp này ràng buộc nhân duyên cá nhân với toàn thể loài người, toàn thể sinh vật. Có đức thì được hưởng chút ít quả ngọt trong đời, còn nợ nghiệp thì phải hoàn trả, nhiều mối nhân duyên trong đời này chính là đến để đòi nợ. Trả nghiệp sẽ có thống khổ, cũng chính là đắng cay mà ta cảm nhận được. Khi nợ nghiệp đã trả hết thì có thể “gió sẽ đưa ta về trời”.

Cũng nói thêm, tự sát chính là tự mình trốn tránh việc trả nợ, vậy nên nợ chưa trả hết thì trầm luân vẫn đeo bên người, luân hồi chuyển thế mà tiếp tục trả cho hết món nợ. Đó cũng chính là thân phận của “rau răm”, ở lại trần thế mà tiếp tục “đời đắng cay”.

Thời đại chúng ta giờ đây, với lối sống ngày càng coi trọng theo đuổi cuộc sống vật chất và danh vọng nên không không tin vào nợ nghiệp, không tin vào thiện ác luân báo. Đối với họ, tất cả phải được dùng khoa học thực nghiệm chứng minh, phải có bằng chứng, mắt thấy, tai nghe, sờ mó được, đạt được như thế thì mới tin.

Nhân tiện cũng nói thêm 1 chút về quan điểm này, thoạt đầu nghe có vẻ hợp lý, nhưng xét kỹ lại, nó dùng để bao biện cho một số nhược điểm trong bản tính con người. Bởi dùng lý mà xét sẽ thấy rằng trình độ phát triển của khoa học là có sự thăng tiến theo thời gian, đến 1 giai đoạn nhất định thì khoa học cũng sẽ chỉ đạt được 1 cấp độ nhất định, vậy nên sẽ có những thứ tồn tại ngoài khả năng nhận thức của khoa học. Tin tưởng tuyệt đối vào khoa học chẳng khác nào tự mình trói buộc mình.  

Mặt khác, đợi khi thấy mới tin thì lúc đó đã muộn rồi chăng. Nếu điều ta tin có thể giúp ta hướng thiện, sống 1 cuộc đời thanh thản, tự tại thì chẳng phải sẽ tốt hơn việc đón nhận hậu quả do cố chấp mà nên.

Nói đi cũng phải nói lại, nếu tin vào khoa học và chịu khó tìm hiểu thì cũng sẽ phát hiện ra những nhà khoa học thẳng thắn công khai những nghiên cứu và hiện tượng cho thấy sự tồn tại của linh hồn, kiếp luân hồi, hay không gian khác so với thế giới mà chúng ta đang sống.

Einstein, Newton là những nhà khoa học lỗi lạc tin vào sự tồn tại của Đấng Tối cao. Ông Tiến sĩ Ian Stevenson bỏ ra cả cuộc đời để đi tìm bằng chứng chứng minh sự tồn tại của luân hồi, kết quả là ông cho ra đời hàng loạt tác phẩm ghi chép lại các trường hợp chuyển thế. Nếu nói rằng tin vào khoa học thì thật sự cũng là tin chưa đến nơi đến chốn.

>>> Giả thuyết về cấu tạo vũ trụ của Einstein được chứng minh sau 100 năm

>>> Isaac Newton: Cả vũ trụ này đều do Thần tạo nên và không có gì là ngẫu nhiên

Trở lại câu chuyện cải và rau răm, chúng ta không bàn đến tính chính xác của giai đoạn lịch sử này, bởi lịch sử ghi chép và truyền miệng là mối tơ vò đan xen giữa quan điểm người viết sử và người nghiên cứu sử. Tuy nhiên, sự tồn tại của một câu ca dao phổ biến này là không ngẫu nhiên, và là điều đáng để chúng ta suy ngẫm về kiếp người.

Tham khảo: Lê Thanh Phong

TinhHoa tổng hợp

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng