Sự thật về Huawei ở Trung Á: ‘Thành phố thông minh’ hay công nghệ theo dõi?

11/09/19, 17:21 Trung Quốc

Từ năm 2014, khoảng 500 thành phố ở Trung Quốc đã bắt đầu chuyển đổi sang “thành phố thông minh” với kết nối hoàn toàn bằng Internet nhằm tăng cường giám sát người dân. Không những thế, giờ đây công nghệ này còn đang được phổ biến sang các nước Trung Á. 

Hệ thống thành phố thông minh của Huawei được trưng bày tại phòng trưng bày ở thành phố Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc, ngày 6/3/2019. (Ảnh: AP Photo)
Hệ thống thành phố thông minh của Huawei được trưng bày tại phòng trưng bày ở thành phố Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc, ngày 6/3/2019. (Ảnh: AP Photo)

Hệ thống công nghệ của gã khổng lồ Huawei gần đây đang dần được chuyển giao sang các nước ở Trung Á. Trong tháng 4/2019 vừa qua, Huawei đã chốt hợp đồng 1 tỷ đô với chính phủ Uzbekistan để triển khai công nghệ giám sát ở quốc gia này.

Hầu hết các chính phủ, gồm cả Vương quốc Anh và Hoa Kỳ, gọi dự án này là “thành phố thông minh”, một thuật ngữ về cách dùng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) nhằm cung cấp những dịch vụ và an ninh tốt hơn ở các khu vực đô thị. Tại hội chợ triển lãm quốc tế về thành phố thông minh 2019 được tổ chức ở Thượng Hải, Trung Quốc đã mời các đại diện đến từ Nhật Bản, Singapore, Bồ Đào Nha, Pháp và tập đoàn Facebook để chia sẻ các hoạt động của mình.

Dự án Thành phố thông minh đầu tiên của tập đoàn IBM được triển khai tại Dublin (Ireland) vào năm 2010. Theo Giáo sư Bành Địch Vân của Đại Học Nam Xương, Trung Quốc thực sự coi trọng tầm nhìn của IBM và đang trên đà tạo ra các phiên bản cho riêng mình.

Ban đầu, chính phủ Trung Quốc gọi chúng là “những thành phố an toàn”. Nhưng chỉ một thời gian sau, thứ được gọi là “hệ thống giám sát an ninh tức thời” đã biến thành một công cụ chính trị, với khả năng nhận diện hàng loạt khuôn mặt và hành vi của người dân ở khắp mọi nơi tại Trung Quốc. Điển hình tại Tân Cương, nơi hàng triệu hệ thống camera của CCTV đang theo dõi nhà ở, nơi làm việc và vô số hành động khác của người dân. Song song đó, chính phủ sử dụng hệ thống tín dụng xã hội (hệ thống tích điểm dựa trên hành vi của đối tượng được kiểm soát) hoàn toàn có thể khống chế việc đi lại của người dân ngay lập tức.

Công nghệ giám sát khiến người dân Trung Quốc bị theo dõi 24/24 giờ. (Ảnh cắt từ Youtube)

Công nghệ số hóa của Trung Quốc đang tập trung tất cả dữ liệu riêng tư của người dân để tự động hóa toàn bộ hệ thống tư pháp, không chỉ dừng lại ở việc mua bán trực tuyến hay giao dịch Wechat.

Tại một cuộc họp an ninh vào tháng 5/2019, chính phủ Uzbekistan đã chia sẻ thành tựu về “thành phố an toàn” của họ với các đại diện đến từ Azerbaijan, Armenia, Belarus, Kazakhstan, Nga, Tajikistan, Kyrgyzstan và Turkmenistan. Ở Tashkent – thủ đô Uzbekistan, chính phủ đã trang bị hệ thống giám sát bằng video giúp ghi lại và phân tích tình trạng giao thông, đồng thời tự động báo cáo các vi phạm trên đường như vượt quá tốc độ.

Chính phủ tại thủ đô Tashkent đã tiến thêm một bước nhằm tiếp nhận hậu thuẫn từ Huawei, đã cải tiến một vài trong tổng số 883 camera giám sát thành “công cụ quản lý các vấn đề chính trị quốc gia”. Trong năm 2008, Huawei đã ký hợp đồng trị giá 21 triệu USD nhằm hiện đại hóa toàn bộ mạng viễn thông của Uzbekistan. Đến năm 2011, Huawei lại bán thêm công nghệ trị giá 18 triệu USD. Cả hai hợp đồng đều sử dụng các khoản vay do Ngân hàng Phát triển Trung Quốc cung cấp. Hiện tại, với sự hợp tác của địa phương, 5G của Huawei đang được kết hợp với Uzmobile và Ucel ở Uzbekistan, bất chấp sự phản đối của Mỹ.

Tương tự, tại Nur-Sultan – thủ đô Kazakhstan, cũng có tới có hơn 2.000 camera, nơi Huawei làm việc với mạng lưới truyền thông quốc gia bao gồm KazakhstanTelecom, Kcell, Beeline và Tele2. Bất chấp nợ nần, vào năm 2013, chính phủ Tajik đã chi 22 triệu USD để thực hiện hệ thống “thành phố an toàn” do Huawei cung cấp tại thủ đô Dushanbe. Bên cạnh việc giám sát giao thông, hơn 800 camera Trung Quốc đang theo dõi các không gian công cộng như tượng đài và công viên. Trên hết, Trung Quốc đã sở hữu TK mobile, một trong năm nhà mạng viễn thông chủ yếu ở Tajikistan. Tương tự, Huawei cung cấp 90% công nghệ cho Sky Mobile và 70% công nghệ cho Alfa Telecom – những nhà cung cấp viễn thông hàng đầu tại quốc gia Kyrgyzstan.

Không còn nghi ngờ gì nữa, công nghệ viễn thông Trung Quốc đã thống trị Trung Á, nhưng không phải tất cả hợp đồng đều diễn ra thuận lợi.

Vào tháng 3/2018, chính phủ Kyrgyz đã từ chối dự án “thành phố an toàn”, trị giá 60 triệu USD của Huawei, thay vào đó, họ đã thuê một công ty của Nga, Vega, với mức giá 34 triệu USD  để bắt đầu triển khai hệ thống giám sát giao thông “thành phố an toàn” trong tháng 9 năm 2018. Dường như tạo tiền đề tốt cho Huawei, vào tháng 7/2019, các camera nhận dạng khuôn mặt của Vega đang thực hiện phân loại chuyển động của cá nhân, các nhóm người và định vị ô tô một cách hiệu quả.

Nhiều công ty sở hữu công nghệ giám sát của Trung Quốc đang được chính phủ động viên nhằm lấy cắp thông tin dữ liệu – vốn là tài sản vô giá trong thế giới ngày nay – dọc theo lộ tuyến của Sáng kiến Vành đai và Con đường. Tập đoàn Trung Quốc IZP từng được “bật đèn xanh” để quản lý toàn bộ cơ sở dữ liệu tại các trung tâm dữ liệu trên mọi châu lục, bao gồm một trung tâm giám sát Trung Á đặt tại Kyrgyzstan. Mưu đồ của họ là tạo ra một chuỗi cung ứng quốc tế cực kỳ nhanh chóng và chính xác nhằm giúp các công ty Trung Quốc có khả năng cạnh tranh trên thế giới. Chỉ thông qua dữ liệu từ việc theo dõi hành vi mua hàng và quảng cáo, tình báo về nước có thể cho nhà quản lý biết mọi thông tin về nhu cầu khách hàng, đồng thời vận hành logistics để tạo ra năng suất thương mại cực kỳ hiệu quả.

Nhiều công ty sở hữu công nghệ giám sát của Trung Quốc đang được chính phủ động viên nhằm lấy cắp thông tin dữ liệu. (Ảnh qua hubculture.com)
Nhiều công ty sở hữu công nghệ giám sát của Trung Quốc đang được chính phủ động viên nhằm lấy cắp thông tin dữ liệu. (Ảnh qua hubculture.com)

IZP Group, một công ty trẻ được thành lập năm 2008, đã được chọn để dẫn đầu mảng kỹ thuật số của Sáng kiến Vành đai và Con đường. Sau khi đã đạt được thỏa thuận độc quyền về công nghệ tài chính với hơn 104 chính phủ nước khác, công ty này đã im lặng vào năm 2017 sau khi Tôn Chính Tài, một chính trị gia cấp cao của Trung Quốc, từng ngồi trên Văn phòng Chính trị Trung ương uy tín của Đảng Cộng sản Trung Quốc, bị điều tra vì tham nhũng. Chứng khoán của Tập đoàn IZP đã giảm đáng kể khi tin tức về lệnh bắt giữ Tôn được công khai; công ty đã rời khỏi Trùng Khánh, nơi Tôn từng phục vụ.

Mặc dù IZP không thực hiện các kế hoạch mờ ám của mình do tội tham nhũng bị bại lộ, nhưng các công ty giám sát khác lại tiến hành âm mưu đó. Kể từ tháng 5/2019, các báo cáo đồng loạt đưa tin việc Washington đang xem xét danh sách đen ít nhất 5 công ty công nghệ Trung Quốc mua linh kiện hoặc phần mềm của Mỹ, tất cả đều có quan hệ chặt chẽ với các quan chức chính phủ. Các công ty đó đều đang kinh doanh toàn cầu như: Công ty Công nghệ kỹ thuật số Hàng Châu Hikvision hoạt động ở châu Âu, Hoa Kỳ, Úc và Ấn Độ; Công ty Công nghệ Chiết Giang Dahua đang lên kế hoạch theo dõi cuộc họp G-20 năm 2020 tại Ả Rập Saudi; Công ty Megvii đang giám sát Hành lang kinh tế Trung Quốc-Pakistan tại Pakistan; Công ty thông tin Hạ Môn Meiya Pico đã đào tạo lực lượng cảnh sát ở Philippines; và đồ chơi thông minh của Iflytek Co., đều liên thông chặt chẽ với chức năng dịch thuật tiếng Trung, chắc chắn có nguy cơ bị theo dõi rất cao.

Những nhà kỹ trị ở các nước nằm trên Vành đai và Con đường đã thiếu phán đoán từ trước nhằm bảo vệ dữ liệu cá nhân cho người dân – điều này có thể trở thành một bất lợi không nhỏ trong vài năm sắp tới. Trung Quốc đã kêu gọi chính phủ các nước khác cùng chia sẻ thông tin để hiện thực hóa “Con đường tơ lụa hiện đại hóa” của mình, như được nhấn mạnh trong Sách Trắng 2015 về Sáng kiến Vành đai và Con đường. Trong nước, các chính trị gia Trung Quốc hiện đã có quyền truy cập từ xa vào thông tin mật như giao dịch chuyển tiền, trạm kiểm soát an ninh, tình trạng giao thông v.v. tại bất cứ thành phố thông minh nào. Trên phạm vi toàn cầu, thật không quá khó để hình dung cả một hệ thống giám sát quốc tế đã nằm gọn trong tay tình báo rồi. Rốt cuộc, như tổng báo cáo của New York Times đã chỉ ra, rất nhiều quốc gia Nam Mỹ hiện nay đang nằm dưới tầm theo dõi của Trung Quốc.

Nhằm bảo vệ tốt hơn các dữ liệu cá nhân không bị sử dụng bất hợp pháp, Liên minh châu Âu đã ban hành Quy định bảo vệ dữ liệu toàn cầu 2018 (GDPR). Thật không may, thỏa thuận chính trị này không theo kịp về phương Đông. Tại Uzbekistan, Kyrgyzstan và Kazakhstan, luật “Dữ liệu cá nhân” đã lần lượt được ban hành vào năm 2003, 2008 và 2013. Nhằm đuổi kịp GDPR của EU, trong năm 2017 tại Turkmenistan và năm 2018 tại Tajikistan năm 2018, chính phủ đã thông qua các chính sách mới, nhưng đâu đó vẫn còn nhiều bất cập trong thực thi.

Trung Quốc chính thức công khai tham vọng về công nghệ – kỹ thuật số của mình ở Trung Á trong sự kiện Huawei’s Innovation Day vào tháng 11/2017, được tổ chức tại thủ đô của Kazakhstan, một tháng trước khi giải quyết các thỏa thuận với Lào, Ả Rập Saudi, Serbia, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Họ nhận thức rằng khi khủng bố quốc tế vẫn còn tồn tại, thì việc bị giám sát xuyên biên giới bằng tín dụng xã hội vẫn có thể áp dụng, đặc biệt là trong các chính sách bất minh giữa Trung Quốc và các quốc gia Vành đai Con đường. 

Tại Trung Á, nơi bài diễn văn khủng bố kéo dài hàng thập kỷ chống lại “phe ly khai” Duy Ngô Nhĩ đang dần trở thành chương trình nghị sự quan trọng giữa các quan chức Trung Quốc và các quốc gia Trung Á, có lẽ hệ thống giám sát như vậy nghe cũng có vẻ hợp lý. Zhang Zhisheng từ văn phòng đối ngoại các trại cải tạo ở Tân Cương cho biết: “Người ta luôn có khả năng giết người trước khi họ thực sự gây án. Vậy chúng ta nên chờ họ phạm tội hay ngăn chặn nó xảy ra?” 

Vì thế giải quyết các mối đe dọa từ khủng bố đã trở thành cái cớ để đưa công nghệ giám sát người dân vào các thành phố, và các công ty Trung Quốc đã tiên phong trong việc biến điều đó trở thành hiện thực.

Minh Trí (Theo The Diplomat)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng