Sáng tạo sinh mệnh: Điều khoa học không bao giờ làm được

15/02/20, 08:52 Khám phá sinh mệnh

Đối với nguồn gốc sinh mệnh, khoa học vẫn chưa có những lý giải thấu đáo. Nhưng có một điều chắc chắn rằng: Khoa học không tạo ra sinh mệnh.

Sáng tạo sinh mệnh: Điều khoa học không bao giờ làm được - ảnh 1
Khoa học không thể tạo ra và tái tạo sinh mệnh. (Ảnh: Pinterest)

Trong cuốn sách “Vận mệnh của nhân loại”, Tiến sĩ Dune có nói: “Ở trên lập trường khoa học mà chứng minh, chỉ dựa vào cơ hội thì không thể giải quyết được vấn đề phát sinh trong cuộc sống. Nguyên tử bất luận hoạt động nhanh thế nào, tự do kết hợp ra sao, dựa vào quy luật của xác suất, tuy rằng có rất nhiều chất trong vũ trụ, tuy rằng tuổi thọ của Trái Đất rất lâu nhưng cũng không đủ cơ hội để tạo thành protein”.

Sinh mệnh là một trong những bí mật lớn nhất trong tự nhiên. Nếu bạn hỏi sinh mệnh là gì? Thì không ai có thể trả lời cho bạn được. Trong vườn có một viên đá nhỏ, ta đem chôn nó xuống đất, đợi mấy ngày, nó cũng vẫn là một viên đá, không có động tĩnh gì. Ta lại đem một hạt đậu nhỏ đem trồng xuống đất, hai ngày sau, hạt đậu nhỏ bắt đầu nảy mầm sinh trưởng, sau đó là ra hoa, có thể di truyền lại cho sau này.

Sáng tạo sinh mệnh: Điều khoa học không bao giờ làm được - ảnh 2
Hạt đậu không giống như hòn đá, đem trồng xuất đất có thể nảy mầm. (Ảnh: medium)

Ai có thể hiểu được điều này? Chúng ta nhìn thấy sự vĩ đại của bầu trời và rất nhiều ngôi sao, thì sẽ thấy rất cảm động. Bây giờ nếu như chúng ta dùng kính hiển vi để xem một một giọt nước, chúng ta sẽ thấy được vô số những vi sinh vật trong đó, nhất định sẽ phải ngạc nhiên mà nói rằng: “Thần trong những vi sinh vật này cũng thể hiện ra vinh diệu của mình”.

Sau khi bạn lấy một hạt lúa mạch quan sát, bạn sẽ kinh ngạc: Một hạt lúa nhỏ bé trồng dưới đất, nó sẽ nảy mầm, phát triển, hình thành rễ và đồng thời thân cây cứ thế phát triển lên, rễ mọc xuống. Một hạt lúa mạch làm sao biết được là thân cây hướng lên, có thể hấp thụ ánh sáng mặt trời và hấp thụ khí carbon, còn rễ thì có thể hấp thụ đất và nước? Làm thế nào để nó biết rằng thân cây được chia thành đoạn và còn có thể tăng cường sức đề kháng? Một hạt lúa mì, không có suy nghĩ, không có ý chí, không có bàn tay và bàn chân – nó lại có thể có hoạt động tuyệt vời như vậy! Là ai an bài tất cả những điều này?

Khoa học không thể tạo ra sinh mệnh

Con người đã tạo ra rất nhiều điều kỳ diệu, ví như những chiếc máy bay bay trên không, những chiếc xe chạy trên mặt đất, những chiếc tàu ngầm dưới đáy biển, những vệ tinh trong vũ trụ, không phải rất tuyệt sao? Có thể thấy con người càng ngày càng thông minh, vậy tương lai còn điều gì chúng ta không thể làm được? Từ đó xuất hiện những câu nói như “khoa học là vạn năng”, “nhân định thắng thiên” v.v.

Nhưng xin hỏi rằng: Nhà khoa học có thể tạo ra sinh mệnh không? Có thể biết được sinh mệnh từ đâu đến không? Những gì mà con người tạo ra đều là không có mang sinh mệnh. Con người có thể tạo ra máy bay, nhưng không thể tạo ra một con bướm. Con người có thể tạo ra một chiếc xe hơi nhưng không thể tạo ra được một con kiến. Con người có thể tạo ra tàu ngầm nhưng không thể tạo ra được một con tép.

Con người tuy có thể tạo ra được trứng gà, hình dáng màu sắc, hương vị thành phần đều giống với quả trứng thật, nhưng không thể ấp quả trứng đó thành những chú gà con được. Con người có thể tạo ra một loại hạt giống, nhưng khi đem trồng xuống đất thì chúng không thể hấp thụ chất dinh dưỡng trong đất, chúng không thể phát triển, ngược lại còn bị đất hấp thụ lại.

Các nhà khoa học không những không thể tạo ra sinh mệnh, mà còn không thể thay đổi được sinh mệnh, không thể biến chó thành mèo, lại càng không thể biến mèo thành gà được. Phát minh khoa học mới nhất của con người là thụ tinh nhân tạo, nhưng cũng chỉ truyền tải sự sống chứ nó không tạo ra sự sống. Khoa học cho đến bây giờ không chỉ không thể tạo ra một tế bào, ngay cả nguyên liệu của tế bào, một phân tử protein vẫn không thể làm được!

Sáng tạo sinh mệnh: Điều khoa học không bao giờ làm được - ảnh 3
Khoa học tạo ra tàu ngầm, máy bay, nhưng liệu có thể tạo ra những chú gấu như thế này? (Ảnh: Caters News Agency)

Xác suất không thể tạo ra sinh mệnh

Trong cuốn sách “Vận mệnh của nhân loại” tiến sĩ Dune có nói: “Ở trên lập trường khoa học mà chứng minh, chỉ dựa vào thời cơ thì không thể giải quyết được vấn đề phát sinh trong cuộc sống. Nguyên tử bất luận hoạt động thế nào, kết hợp tự do ra sao, dựa vào quy luật của xác suất, tuy rằng có rất nhiều chất trong vũ trụ, tuy rằng tuổi thọ của Trái Đất rất lâu nhưng cũng không đủ cơ hội để tạo thành protein”.

Protein chỉ là vật liệu cấu thành tế bào sinh vật mà thôi, protein đã không cách nào tổ hợp mà thành, vậy sinh vật làm sao có thể trùng hợp mà tạo thành được? Protein sản sinh ra sinh mệnh càng cần một sự can thiệp của sức mạnh siêu nhiên thì mới có thể.

Điều kỳ diệu của sinh mệnh

Sinh mệnh là gì? Không ai biết được, nó không có trọng lượng, nó không thể nói dài bao nhiêu, màu gì, mùi vị của nó như thế nào, nhưng nó có sức mạnh rất to lớn. Một cái rễ đang lúc phát triển có thể làm nứt cả đá, sinh mệnh đã chinh phục nước, đất và không khí, có thể gọi đó là vật chất phân hủy, và cũng có thể gọi là chất tổng hợp.

Sinh mệnh tạo ra những sinh vật hình dạng không giống nhau, thiết kế những chiếc lá khác nhau, tô lên mỗi đóa hoa màu sắc bất đồng. Sinh mệnh đã dạy cho mỗi chú chim hót một bài mà chúng thích, dạy côn trùng hàng ngàn loại âm thanh, cùng nhau hợp xướng, tạo thành một nhạc khúc. Sinh mệnh đã mang lại nhiều hương vị khác nhau cho trái cây, và hương thơm khác nhau được trao cho hoa cỏ. Sinh mệnh biến nước và axit cacbonic thành đường và gỗ, và khi làm như vậy, oxy được giải phóng, và động vật có thể dựa vào chúng để tồn tại.

Mỗi sinh vật đều có yếu tố di truyền riêng của nó, mỗi nhân tố được tạo thành từ hàng triệu nguyên tử tạo thành, phải dùng siêu kính hiển vi thì mới có thể thấy được, phát hiện này (lúc Darwin chưa được biết đến) càng cho thấy được sự kỳ diệu của tạo hóa. Nếu như tất cả các yếu tố di truyền của con người trên thế giới được đặt lại với nhau, sợ rằng vẫn không có đầu kim nào to như vậy! Nhưng nó có thể mang đặc điểm của tổ tiên, và duy trì đặc điểm tâm lý của mỗi người, và thống trị tất cả các sinh vật. Quả là một ví dụ rất thú vị, để giải thích cho quy luật này này, ngoài sự thông minh của tạo hóa, thì không còn giả thuyết nào có thể giải thích được.

Nhà sinh vật học Pasteur tin rằng tất cả các loài sinh vật đều có tổ tiên của chúng, không tin vào việc cỏ sau khi bị mục nát thì hóa thành đom đóm. Ông tin trong những đám cỏ bị mục nát, thì tất có trứng của đom đóm. Bởi vì trong những đám cỏ mục nát ấy, đó là điều kiện thích hợp để đom đóm đẻ trứng, cho nên từ đó có đom đóm sinh ra, chứ không phải là bản thân những đám cỏ ấy có thể tự hóa thành đom đóm được.

Ông ấy đã dùng phương pháp thí nghiệm để chứng minh cho lý luận của chính mình. Trước tiên ông lấy một đám cỏ, dùng hơi nóng để diệt khuẩn, sau đó giết hết tất cả các hạt giống ấu trùng trên nó, kế đến dùng một cái lồng kính đậy chặt lại, cuối cùng quan sát xem cỏ bị mục nát cuối cùng có có thể hóa thành đom đóm không? Sau khi trải qua thí nghiệm, đã chứng minh được cỏ bị mục nát không thể biến thành đom đóm. Giống như lọ thuốc tiêm, sau khi được khử trùng, nó được niêm phong trong một ống thủy tinh và không bao giờ mọc vi khuẩn.

Bản thân thế giới chưa từng sinh ra một vật có sự sống, tất cả đều sớm đã có trên thế giới này rồi, hơn nữa đều là do tổ tiên của chúng truyền lại. Tuy chỉ là một con cá nhỏ sống trong khe nước nhưng nó có cha mẹ, nó có tổ tiên của nó. Thời đại tổ tiên của nó chắc cũng là cùng thời đại với tổ tiên Adam của chúng ta. Một bụi cỏ cũng là đã có mặt từ rất lâu trên thế giới này rồi. Giống như trong Kinh Thánh viết: “Chúa tạo ra vạn vật, tất cả mọi thứ”. Những điều này không phải là ngày nay mới thành. Đúc kết từ tất cả, không thể không thừa nhận chủ nghĩa sáng tạo.

Sáng tạo sinh mệnh: Điều khoa học không bao giờ làm được - ảnh 4
Đơn giản là một chú cá nhỏ ở khe nước cũng phải có cha mẹ, có tổ tiên của nó. (Ảnh: Pinterest)

Thần đã tạo ra sinh mệnh, cũng nhất định tạo ra môi trường để nuôi dưỡng sinh mệnh. Tất cả những sinh vật sống trên Trái Đất đều cần nhiều điều kiện sống để phát triển tốt. Quá nóng sẽ gây khô héo mà chết, quá lạnh sẽ đóng băng mà tử vong. Không có nước không thể tồn tại, không có ánh sáng Mặt Trời không thể phát triển.

Nếu tốc độ quay của Trái Đất không phải là 1000 dặm một giờ, mà là 100 dặm trên giờ thì ngày và đêm của chúng ta sẽ kéo dài gấp 10 lần. Nếu là thế, thì Mặt Trời chiếu nắng nóng vào ban ngày, tiếp tục chiếu nắng lên thực vật, sau 10 ngày tất cả cây cối đều sẽ bị thiêu hủy; hơn nữa ban đêm kéo dài thì tất cả những chồi non đều sẽ bị lạnh cóng.

Hơn nữa, khoảng cách giữa Mặt Trời và Trái Đất là 93.000.000 dặm, như vậy mới có thể để cho Mặt Trời có độ nóng là 12.000 Fahrenheit, đối với Trái Đất thì như thế mới không quá nóng và cũng không quá lạnh. Nếu như khoảng cách của Trái Đất và Mặt Trời giảm một phần mười, thì sức nóng của Mặt Trời chắc chắn sẽ đốt cháy sinh vật, nếu nó hơi xa hơn một chút, hoặc nếu sức nóng của Mặt Trời chỉ bằng một nửa, thì mọi sinh vật sẽ đóng băng mà chết.

Nhìn vào vòng quay của Trái Đất quanh Mặt Trời, nó phải nghiêng 23 độ để tạo ra mùa xuân, mùa hạ, mùa thu và mùa đông. Nếu như không có độ nghiêng này thì sẽ không có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Hơn nữa hơi nóng của đại dương sẽ di chuyển về phía hai cực Nam, Bắc, sẽ tạo ra một lục địa băng.

Nếu khoảng cách của Mặt Trăng cách mặt đất là 50.000 dặm mà không phải là 230.000 dặm như hiện tại, như vậy thì toàn bộ nước biển được hấp thụ bởi lực hút của Mặt Trăng, sẽ lấn át Trái Đất, ngay cả những ngọn núi cao cũng sẽ bị cuốn trôi. Nếu lớp vỏ Trái Đất dày thêm 10 thước, thì oxy trong không khí đều sẽ bị sử dụng để làm vỏ Trái Đất và sẽ không có oxy trong không khí, hoàn toàn không có khả năng tồn tại cho sinh vật sống.

Nếu đại dương sâu hơn 9 thước, carbon và oxy trong không khí được biển hấp thụ, và động vật thực vật không thể tồn tại. Hoặc lớp không khí chỉ mỏng hơn một chút so với bây giờ, thì hàng triệu thiên thể rơi vào trái đất bị phá hủy mỗi ngày sẽ không bị đốt cháy và biến mất trong không khí, thay vào đó, chúng sẽ tấn công mọi thành phố trên thế giới và gây hỏa hoạn khắp nơi.

Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng đều có sự liên hệ mật thiết với sự tồn tại sinh vật. Nhiệt độ Mặt Trời quá thấp cũng không được, quá cao cũng không được. Khoảng cách giữa trời và đất, gần quá cũng không được, xa quá cũng không được. Trái Đất không xoay không được, mà xoay chậm quá cũng không được. Mặt Trăng cách mặt đất gần quá cũng không được, xa quá cũng không được.

Thử hỏi tại sao những yêu cầu phức tạp này, mỗi điều kiện đều có thể vừa vặn phù hợp với yêu cầu tồn tại của sinh vật? Trong thế giới luôn thay đổi này, nếu có một chút khác biệt, liệu sinh vật có thể tồn tại trên thế giới được không? Cũng giống như bánh mì nướng, nhất định phải có người nắm rõ nhiệt độ cao thấp, để cho nó cách lò lửa một khoảng cách hợp lý, mới không bị cháy xém. Lẽ nào những nhân tố phức tạp của sinh vật có thể là trùng hợp? Một lần thì có thể gọi là trùng hợp, hai lần cũng có thể gọi là ngẫu nhiên, còn nhiều lần mà nói là trùng hợp, vậy thì không hợp lý rồi.

Sáng tạo sinh mệnh: Điều khoa học không bao giờ làm được - ảnh 5
Các hành tinh được vận hành cân bằng và nhịp nhàng. (Ảnh: Pinterest)

Nếu bạn không tin, hãy thử cầm hai đồng xu, một cái dán màu xanh lá, một cái dán màu đỏ, rồi đặt vào trong túi. Ngẫu nhiên lấy ra một cái, sau đó lại đặt vào trong túi, rồi lại lấy ra. Đầu tiên có thể lấy trúng màu đỏ, lần thứ hai cũng có thể là màu đỏ, lần thứ ba cũng có lẽ lại lấy ra màu đỏ,… Nếu bạn tiếp tục làm 100 lần như vậy, kết quả số lần lấy ra của hai màu đều tương đương nhau, tuyệt đối không có việc 100 lần ngẫu nhiên lấy ra đều là màu đỏ, hoặc đều là màu xanh. Nó không phải là tự nhiên, cũng không phải ngẫu nhiên.

Tiểu Minh (dịch)

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

    Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

    Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!