Nội hàm của “sinh mệnh” theo nhìn nhận của Trung y
Rốt cuộc nội hàm của “sinh mệnh” là gì? Đây cũng là vấn đề căn bản của sinh mệnh con người. Chúng ta liệu có nên hoàn toàn tin vào y học hiện đại phương Tây hay không? Hay là cần nhận thức lại mới về Trung y và các truyền thuyết cổ đại? Điều này rất đáng để chúng ta nghiên cứu và suy ngẫm.
Chúng ta có lẽ đã nghe nhiều về thành ngữ “thần hồn điên đảo”, “hồn bay phách lạc”, nhưng mà y học tây phương chưa từng nói qua rốt cuộc vì sao cổ nhân lại nói về thần, hồn, phách, là căn cứ vào đâu mà nói như vậy?
Từ xưa nay chúng ta đều biết rằng, bản thân mình là được hình thành từ dạ con của người mẹ, nhờ mẹ mang nặng để đau 9 tháng 10 ngày, rồi mới được sinh hạ. Trong “Hoàng Đế nội kinh” – cuốn sách kinh điển của Đông y Trung Quốc có nói, con người là “thiên địa hợp khí” mà sinh ra. Vậy con người làm sao mà từ trời và đất hợp khí mà sinh ra đây?
Người là “Thiên địa hợp khí ” mà sinh ra
“Hoàng đế nội kinh” nói: “Phu nhân sinh vu địa, huyền mệnh vu thiên, thiên địa hợp khí, mệnh chi viết nhân”. Ý tứ là nói rằng, con người dẫu sinh ra ở “đất” (địa cầu), nhưng nguồn gốc sinh mệnh con người lại bắt nguồn từ “trời” (thiên đường), hơn nữa con người là do tác dụng của “thiên địa hợp khí” mà hình thành, tức con người là sản vật dưới tác dụng đồng thời của cả “trời” và “đất”.
Con người là do “thiên địa hợp khí” sản sinh, do đó cấu thành con người cũng bao hàm hai bộ phận lớn: “thành phần của trời” và “thành phần của đất”. “Trời” thuộc về vô hình, “đất” thuộc về hữu hình; bởi vậy sinh mệnh con người không chỉ gồm nhân thể “hữu hình”, mà còn ẩn tàng thành phần sinh mệnh “vô hình” (thần, hồn, phách, v.v.). “Hữu hình” và “vô hình” này được lấy con mắt nhìn mà phán đoán. “Hữu hình” là mắt có thể nhìn thấy được, còn “vô hình” là mắt thường không nhìn thấy được.
Thành phần thân thể “hữu hình” ở người được sinh ra là giống như Tây y đã nói, chúng chính là lục phủ, ngũ tạng, tứ chi… mà mắt thường có thể quan sát thấy được. Còn thành phần “vô hình” được sinh ra từ “trời”, là những bộ phận mà Tây y không thể nghiên cứu, chính là thần, hồn, phách…, mắt thường không nhìn thấy. (Chú ý: Thần trí từ thiên đường, nhưng hồn, phách thì không phải).
Thần, hồn, phách là thành phần thiết yếu của con người
Con người ngoài thân thể “hữu hình” nhất định cần phải có thành phần “vô hình” mới có thể trở thành một con người hoàn chỉnh.
“Hoàng Đế nội kinh” còn nói, con người là lấy tinh cha và huyết mẹ làm cơ sở, mà để hình thành một con người hoàn chỉnh, ngoại trừ khí huyết hòa thuận, trong ngoài thông suốt, ngũ tạng sinh thành ra, còn ắt phải có “thần” ngụ ở tim, “hồn” và “phách” mới có thể đầy đủ kiện toàn.
“Nguyên thần” là chủ thể chân chính của con người
“Hoàng đế nội kinh” giảng “Thần”, chính là “nguyên thần mà Đạo gia nói đến. Cả Trung y và Đạo gia đều nhìn nhận “tinh”, “khí”, “thần” là “tam bảo” của sinh mệnh con người; trong đó, “nguyên thần” là trọng yếu nhất, là chủ thể chân chính của con người.
“Hoàng Đế nội kinh” nói: “Thất thần giả tử, đắc thần giả sinh dã”, nghĩa là người mất thần thì chết, có thần thì sống; “nguyên thần” là thứ ắt phải có trong cấu thành hoàn chỉnh sinh mệnh con người. Ngoài ra đáng chú ý là “nguyên thần” có năng lực hộ vệ sinh mệnh lớn nhất, là “pháp bảo” tốt nhất để nhân thể chống lại bệnh tật.
Trung y là y học “Thần truyền”
Nhìn nhận của Trung y và Tây y đối với “sinh mệnh” có sự khác biệt rất lớn. Y học hiện đại ưa thích dùng khoa học thực chứng để kiểm tra Trung y cổ đại, cho rằng thành phần “vô hình” của sinh mệnh mà Trung y giảng không có căn cứ khoa học. Trên thực tế, bộ phận “vô hình” mà Trung y giảng đã siêu xuất khỏi phạm vi năng lực của khoa học phương Tây. Vì sao “Hoàng Đế nội kinh” của Trung y đã giảng rõ về bộ phận “vô hình” mà mắt người nhìn không thấy, nhưng Tây y không có cách nào nghiên cứu nó? Ấy là bởi bản chất bất đồng của hai phương thức y học này.
Tây y thuộc về “y học thực chứng”, phần lớn dùng mắt thịt để nghiên cứu nhân thể “hữu hình”, dẫu rằng một số máy móc thiết bị có thể thăm dò bộ phận “vô hình”, thế nhưng vẫn còn rất hữu hạn. Tuy nhiên, Trung y thuộc về “y học Thần truyền”, là do Thần truyền xuống, chẳng hạn Hoàng Đế, ngoài ra các “thần y” như Biển Thước, Hoa Đà… đều có công năng “thiên mục”, trang bị năng lực thấu thị nhân thể, vì vậy có thể nhìn thấy bộ phận “vô hình” mà người bình thường không thể thấy, ví như hướng đi của khí, tồn tại của kinh lạc, thần, hồn, phách, mệnh môn, v.v…
Đây cũng là nguyên nhân vì sao y học phương Tây có nghiên cứu thế nào cũng không thể rõ, lại còn cho rằng Trung y là mê tín, không khoa học.
Con người có thể tu luyện thành “Thần”
Trong “Đạo đức kinh” Lão Tử có giảng về một trong “vũ trụ tứ đại”. Lão Tử nói: “Cố đạo đại, thiên đại, địa đại, nhân diệc đại. Vực trung hữu tứ đại, nhi nhân cư kỳ nhất yên”. Ý rằng, Đạo lớn, trời lớn, đất lớn, người cũng lớn; trong thiên hạ có bốn thứ lớn, mà người là một. Vì sao Lão Tử lại nói “người”, Đạo, trời, đất cùng đặt song song là “tứ đại” đây?
Điều này muốn nói rằng con người vốn dĩ là có địa vị cao quý, vượt xa động vật, là anh linh của vạn vật; bởi vì là từ thế giới thánh khiết tốt đẹp của “Thần” chuyển sinh xuống, chính là “Thiên địa hợp khí, mệnh chi viết nhân”.
Tu luyện chính là “phản bổn quy chân”, tống khứ đi những tư tưởng không tốt, trở về với bản tính thuần chân, thiện lương của “nguyên thần”, trở về thiên đường nơi sinh ra “nguyên thần”. Đây mới chính là ý nghĩa nhân sinh chân chính của con người.
Theo Epoch Times/Chánh Kiến Net