Sắc lệnh của Tập Cận Bình không ra khỏi Bắc Kinh, các địa phương vẫn trì hoãn trở lại làm việc

20/02/20, 08:07 Trung Quốc
BEIJING, CHINA - DECEMBER 23: China's President Xi Jinping talks to Japan's Prime Minister Shinzo Abe, (not pictured) during a meeting at the Great Hall of the People on December 23, 2019 in Beijing, China. (Photo by Noel Celis - Pool/ Getty Images)

Dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán đã lan rộng, nhưng để tránh nền kinh tế bị sụp đổ, Bắc Kinh vẫn kiên quyết ra sắc lệnh yêu cầu cả nước quay trở lại làm việc. Tuy nhiên, các quan chức ở nhiều nơi lo lắng rằng dịch bệnh mất kiểm soát sẽ phải “về vườn”, nên tiếp tục đẩy mạnh công tác đóng cửa thành phố, đồng thời đưa ra các chính sách khác nhau để ngụy trang nhằm ngăn chặn việc đi làm trở lại.

Sắc lệnh của Tập Cận Bình không ra khỏi Bắc Kinh, các địa phương đều trì hoãn quay lại làm việc
Sắc lệnh của Tập Cận Bình không ra khỏi Bắc Kinh, các địa phương đều trì hoãn quay lại làm việc. (Ảnh: Getty Images)

Trong những ngày gần đây, Bắc Kinh đã liên tiếp hạ lệnh đốc thúc đi làm trở lại. Vào tối ngày 16/2, bản tin truyền hình trực tuyến trong vòng 30 phút của CCTV đã mất 15 phút để đưa tin về tình hình quay trở lại làm việc ở các địa phương.

Các phương tiện truyền thông chính thức đã tuyên bố, phải giành được thắng lợi “kép” đó là “phòng ngừa kiểm soát dịch bệnh” và “phát triển kinh tế”. Đồng thời, Hội đồng Nhà nước tuyên bố giải phóng dần các nút giao thông bị chặn ở nhiều nơi khác nhau và bắt đầu từ 00:00 ngày 17/2, các tuyến đường trên toàn quốc sẽ không thu phí xe cộ. Động thái này rõ ràng là “mở đường” để toàn quốc quay trở lại làm việc.

Tuy nhiên, nhiều chính quyền địa phương lo lắng rằng khi các doanh nghiệp quay trở lại làm việc, một lượng lớn người “lưu động” và tập trung sẽ làm trầm trọng thêm sự lây lan của dịch bệnh, vì vậy chính quyền địa phương vẫn đang cố gắng ngăn chặn sự di chuyển của người dân.

Vào ngày 10/2 – ngày mà toàn Trung Quốc quay trở lại làm việc, cả Bắc Kinh và trung tâm kinh tế Thượng Hải tuyên bố rằng, họ sẽ áp dụng “quản lý khép kín” trong cộng đồng. Cho đến nay, hơn 80 thành phố bao gồm Bắc Kinh, Thiên Tân, Thượng Hải và Trùng Khánh đã tuyên bố “bán phong tỏa”, để đối phó với sự lây lan của dịch bệnh.

Bắc Kinh yêu cầu những người đi làm trở lại phải rời khỏi các khu vực dễ bị dịch trong vòng 14 ngày trước khi đến Bắc Kinh. Sau khi quay trở lại Bắc Kinh, họ “phải trải qua sự theo dõi y tế hoặc cách ly và quan sát tại nhà, nếu không sẽ phải chịu trách nhiệm theo luật pháp”.

Các tài liệu trực tuyến của chính phủ cho thấy, Thượng Hải đã ra lệnh tất cả người và phương tiện đến Thượng Hải (trở về Thượng Hải) từ các tỉnh và thành phố khác sẽ không được phép vào thành phố này từ 00:00 ngày 14/2.

Một số chính quyền địa phương đã ra lệnh, một khi quay trở lại làm việc mà xảy ra hiện tượng nhiễm bệnh viêm phổi mới, tất cả các chi phí phát sinh sẽ do chính các doanh nghiệp chịu.
Một số chính quyền địa phương đã ra lệnh, một khi quay trở lại làm việc mà xảy ra hiện tượng nhiễm bệnh viêm phổi mới, tất cả các chi phí phát sinh sẽ do chính các doanh nghiệp chịu. (Ảnh: Getty Images)

Vô Tích, Dương Châu và Thái Châu thuộc Giang Tô thông cáo rằng, nhân viên đến từ 7 tỉnh, bao gồm Hồ Bắc, Chiết Giang, Quảng Đông, Hà Nam, Hồ Nam, An Huy và Giang Tây, đều được khuyên nên quay trở về. Đông Quan và những nơi khác thậm chí còn khuyến khích nhân viên Hồ Bắc trì hoãn trở lại làm việc bằng cách phát tiền thưởng.

Reuters tiết lộ, ông Tập Cận Bình đã nói với các quan chức địa phương trong cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị vào ngày 3/2 rằng, một số biện pháp kiểm soát dịch bệnh đang gây tổn hại cho nền kinh tế và cảnh báo các quan chức địa phương tránh sử dụng thêm “các biện pháp hạn chế cứng rắn”.

Tuy nhiên, ngay sau bài phát biểu của Tập Cận Bình, nhiều địa phương đã tiếp tục thực hiện các biện pháp khác nhau để đóng cửa thành phố. Các quan chức ĐCSTQ cũng thừa nhận tại cuộc họp báo về cơ chế kiểm soát và phòng ngừa chung của Hội đồng Nhà nước rằng, một số nơi đặt ra các “điều kiện phê chuẩn” khi các công ty và nhân viên muốn quay trở lại làm việc, và thậm chí ở một số nơi đã bắt giữ người phụ trách khi công ty này quay trở lại hoạt động sớm.

Truyền thông Đại lục đưa tin, một số chính quyền địa phương đã ra lệnh, một khi quay trở lại làm việc mà xảy ra hiện tượng nhiễm bệnh viêm phổi mới, tất cả các chi phí phát sinh như cách ly và chẩn đoán cho tất cả nhân viên sẽ do chính các doanh nghiệp chịu.

Ngoài ra còn có các thành phố biết khéo léo “biến hoá”, thực hiện “trì hoãn mang tính nghệ thuật”. Ví dụ quy định nếu các công ty hoạt động trở lại bắt buộc phải chuẩn bị “phòng cách ly” ngay tại văn phòng.

Tiêu chuẩn cho phòng cách ly là một người mỗi phòng. Chẳng hạn, 10 nhân viên quay lại làm việc, phải chuẩn bị 10 phòng riêng biệt. Với điều kiện này, hầu hết các tòa nhà văn phòng đã trở thành phòng cách ly và không có cách nào để tiếp tục công việc.

Một số thành phố đã quy định rằng trước khi tiếp tục công việc, các doanh nghiệp được yêu cầu tăng cường chuẩn bị cho các vật tư để ứng phó với dịch bệnh như khẩu trang, nhiệt kế, thuốc khử trùng… và lượng vật tư dự trữ phải đủ dùng ít nhất trong 5 ngày. Trong tình hình khan hiếm “một chiếc khẩu trang cũng khó tìm”, nhiều công ty không thể đáp ứng các điều kiện để quay lại hoạt động.

Dịch bệnh tiếp tục lan rộng và hoạt động của chính phủ Trung Quốc có dấu hiệu vượt khỏi tầm kiểm soát. Trước đó, Tập Cận Bình và Hội đồng Nhà nước nhiều lần nhấn mạnh rằng công tác phòng chống dịch bệnh phải chấp nhận “thống nhất chỉ huy”, “thống nhất điều phối”, nhưng việc chính quyền địa phương “vào hùa” ngăn chặn các bệnh viện sử dụng vật tư y tế không còn là điều lạ lẫm, một số nơi thậm chí còn xuất hiện tình trạng cảnh sát vũ trang mặc áo giáp vận chuyển khẩu trang bị công an khu vực chặn đường rồi “cướp” tay trên.

Gia Hưng (Theo NTDTV)

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

    Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi