Viêm phổi Vũ Hán hoành hành, ít nhất 3 giáo sư và 6 viện sĩ TQ đã qua đời

19/02/20, 08:07 Trung Quốc

Kể từ khi dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) bùng phát trên khắp Trung Quốc, số người lây nhiễm và tử vong không ngừng tăng lên. Mấy ngày trước, Giáo sư Đoạn Chính Trừng, viện sĩ của Học viện Kỹ thuật Trung Quốc đã qua đời vì bị nhiễm COVID-19. Truyền thông Đại lục cho biết, trong hai tháng qua, có 6 viện sĩ trong hai học viện đã qua đời.

Viêm phổi Vũ Hán tiếp tục hoành hành, ít nhất 3 giáo sư và 6 viện sĩ đã qua đời (ảnh 1)
Truyền thông Đại lục đưa tin vào ngày 16, Đoạn Chính Trừng, viện sĩ của Học viện Kỹ thuật Trung Quốc đã qua đời ở tuổi 86 tại Vũ Hán vào ngày 15/2/2020. (Ảnh: Nownews)

Truyền thông Đại lục đưa tin vào ngày 16/2, Đoạn Chính Trừng, viện sĩ của Học viện Kỹ thuật Trung Quốc, giáo sư Trường Khoa học Cơ khí và Kỹ thuật – Đại học Khoa học và Kỹ thuật Hoa Trung, một nhà khoa học của Trung tâm Nghiên cứu Kỹ thuật Quốc gia về Thiết bị Kỹ thuật số, và là một chuyên gia về Sản xuất Cơ khí và Tự động hóa, ông đã qua đời ở tuổi 86 tại Vũ Hán vào ngày 15/2/2020.

Đoạn Chính Trừng sinh ngày 15/6/1934 tại thành phố Trấn Giang, tỉnh Giang Tô. Ông tốt nghiệp Học viện Kỹ thuật Hoa Trung (nay là Đại học Khoa học và Kỹ thuật Hoa Trung) năm 1957, sau đó ở lại trường công tác, ông tham gia giảng dạy và nghiên cứu trong lĩnh vực sản xuất cơ khí và tự động hóa trong một thời gian dài.

Người dẫn chương trình của truyền thông nước ngoài, tác giả Cao Phạt Lâm đã đăng bài trên Twitter nói rằng, Đoạn Chính Trừng qua đời vì nhiễm COVID-19. Đây là học giả nổi tiếng thứ ba đã ngã xuống sau giáo sư Hồng Lăng và Giáo sư Lâm Chính Bân.

Trước đó, Tôn Nho Vịnh, một nhà sinh thái học nổi tiếng, người phát triển sinh lý và sinh thái động vật của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), viện sĩ của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, giáo sư tại Đại học Sư phạm Bắc Kinh, giáo sư tại Đại học Sư phạm Hoa Nam, đã qua đời ở tuổi 93 tại Quảng Châu.

Viện sĩ Tôn Nho Vịnh sinh ngày 12/6/1927 tại Ninh Ba, Chiết Giang, tốt nghiệp Khoa Sinh học của Đại học Sư phạm Bắc Kinh vào tháng 6/1951, gia nhập ĐCSTQ vào tháng 6/1952. Từ năm 1951 đến nay, ông đã giảng dạy tại Trường Khoa học Đời sống – Đại học Sư phạm Bắc Kinh. Năm 1993, ông được tuyển làm viện sĩ của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc. Năm 2002 được mời làm giáo sư và người hướng dẫn tiến sĩ tại Đại học Sư phạm Hoa Nam.

Truyền thông Đại lục cho biết, trong hai tháng ngắn ngủi đã có 6 viện sĩ trong 2 học viện qua đời.

Bốn người còn lại lần lượt là: Tưởng Hồng Đức, viện sĩ Học viện Kỹ thuật Trung Quốc, một chuyên gia nổi tiếng về máy móc và kỹ thuật điện, đã qua đời vào ngày 4/1; Trì Chí Cường, Viện sĩ của Học viện Kỹ thuật Trung Quốc, một học giả dược lý học và thần kinh học nổi tiếng, đã qua đời vào ngày 7/1; Phương Thủ Hiền, Viện sĩ của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, một nhà vật lý học gia tốc nổi tiếng, đã qua đời vào ngày 19/1; Lý Phương Hoa, Viện sĩ của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, một nhà vật lý học nổi tiếng, đã qua đời vào ngày 24/1. Bài báo không đề cập đến việc bọn họ qua đời vì viêm phổi virus Corona mới.

Viêm phổi Vũ Hán tiếp tục hoành hành, ít nhất 3 giáo sư và 6 viện sĩ đã qua đời (ảnh 2)
Nhân viên y tế đang chuyển một bệnh nhân đến khu vực cách ly tại một bệnh viện ở Vũ Hán ngày 6/2. (Ảnh: AP)

Ngoài 6 học giả được đề cập ở trên, các giáo sư và giám đốc của các bệnh viện lớn ở Trung Quốc cũng báo tin qua đời. Ngày 18/2, đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) đưa tin, bác sĩ Lưu Trí Minh, 51 tuổi, Giám đốc bệnh viện Vũ Xương, thành phố Vũ Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc qua đời lúc lúc 10h30 sáng cùng ngày, trở thành giám đốc bệnh viện đầu tiên tử vong do nhiễm ‘viêm phổi Vũ Hán’ (COVID-19) kể từ khi dịch bệnh này bùng phát đến nay.

Ngoài ra còn có Liễu Phàm, một y tá trong phòng tiêm của bệnh viện Vũ Xương, ngày mùng 2 tết còn đi làm bình thường, lúc đó không mặc quần áo bảo hộ, kết quả là cả gia đình bị lây nhiễm, bố mẹ qua đời, Liễu Phàm qua đời trong ngày lễ tình nhân 14/2, cả nhà chỉ còn lại em trai đang cấp cứu tại ICU…

Vào ngày 13/2, bà Mã, một người về hưu, nói với “Đài Á Châu Tự Do” (RFA) rằng, gần một tháng qua, nhiều nhân viên y tế của bệnh viện Hiệp Hòa, Bệnh viện Trung Ương và nhiều bệnh viện khác đã bị lây nhiễm COVID-19, một số là giáo sư, một số là giám đốc, sau khi bị lây nhiễm, một số người đều đã qua đời, cho nên họ cần sự giúp đỡ từ các tỉnh khác.

Trong hơn một tháng qua, có rất nhiều thông tin cầu cứu của một số lượng lớn bệnh nhân, trong vòng 4 giờ vào sáng ngày 12/2, trên Weibo, có hơn 200 bài đăng cầu cứu của bệnh nhân bị COVID-19, cho thấy số lượng bệnh nhân mắc COVID-19 vẫn đang tăng vọt.

Trước đó, vào ngày 8/2, Học viện Kỹ thuật và Học viện khoa học đời sống của Đại học Khoa học và Kỹ thuật Hoa Trung đã đưa ra một cáo phó nói rằng, giáo sư Hồng Lăng của học viện đã qua đời tại Bệnh viện Hiệp Hòa vào ngày 7/2/2020 vì chữa trị vô hiệu, hưởng dương 54 tuổi.

Cáo phó không đề cập đến việc giáo sư Hồng Lăng qua đời vì bệnh gì. Theo tin tức Bắc Kinh và các phương tiện truyền thông khác, các nhân viên có liên quan tại Đại học Khoa học và Kỹ thuật Hoa Trung, giáo sư này qua đời vì nhiễm COVID-19.

Vào sáng ngày 10/2, Lâm Chính Bân, giáo sư khoa cấy ghép nội tạng tại Bệnh viện Đồng Tế trực thuộc Đại học Khoa học và Kỹ thuật Hoa Trung, bị nhiễm COVID-19, đã qua đời vì cứu chữa vô hiệu. Theo một bác sĩ của Bệnh viện Đồng Tế, tình trạng của ông Lâm kể từ khi nhiễm COVID-19 không tốt lắm, ông đã được điều trị tại ICU, trong quá trình điều trị còn bị viêm cơ tim cấp tính.

Viêm phổi Vũ Hán tiếp tục hoành hành, ít nhất 3 giáo sư và 6 viện sĩ đã qua đời (ảnh 3)
Ông Lâm Chính Bân (phải) có tên trong danh sách nghi phạm tham gia mổ cướp nội tạng tại Trung Quốc. (Ảnh: Trithucvn)

Lâm Chính Bân đã thực hiện hàng ngàn ca ghép thận trong suốt cuộc đời của mình. Tên ông nằm trong “Danh sách các nhân viên y tế bị nghi ngờ thu hoạch nội tạng của học viên Pháp Luân Công từ các tổ chức y tế trong Hệ thống phi quân sự của tỉnh Hồ Bắc” do Tổ chức quốc tế điều tra bức hại Pháp Luân Công ở nước ngoài công bố.

Các bác sĩ và y tá ở Đồng Tế đã thừa nhận một cách rõ ràng rằng, họ đã sử dụng nội tạng của các học viên Pháp Luân Công. Ôn Uông Chí Viễn, người đứng đầu “Tổ chức quốc tế điều tra bức hại Pháp Luân Công” và là cựu nghiên cứu viên y khoa của Harvard cho biết họ có chứng cứ ghi âm để chứng minh.

Minh Huy (Theo NTDTV)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng